Siemens rút khỏi ngành công nghiệp hạt nhân

Tập đoàn kĩ thuật và công nghiệp Đức Siemens sẽ rút hoàn toàn khỏi ngành công nghiệp hạt nhân.

Động thái này là sự đáp lại thảm họa hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản hồi tháng 3, Giám đốc điều hành Peter Loescher cho biết.

Ông nói với tờ Spiegel đây là câu trả lời cho “quan điểm rõ ràng của xã hội và chính giới Đức về việc rút khỏi năng lượng hạt nhân”.

“Một thời kỳ của chúng tôi đã kết thúc”, ông nói, tuyên bố rằng tập đoàn sẽ không xây thêm các nhà máy điện hạt nhân nữa.

Một kết hoạch đầu tư liên kết dài hạn với tập đoàn hạt nhân của Nga Rosatom cũng sẽ bị hủy, mặc dù ông Loescher nói rằng sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội làm việc với đối tác này trong “những lĩnh vực khác”.

Cho tới nay, tất cả 17 nhà máy điện nguyên tử đang hiện hữu của Đức đều được xây dựng bởi Siemens.

Gần đây, tập đoàn đã giới hạn hoạt động ở việc chỉ cung cấp những bộ phận phi hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng bởi những công ty khác, bao gồm những dự án hiện tại ở Trung Quốc và Phần Lan.

Nhưng quyết định mới nhất về việc rút lui hoàn toàn khỏi ngành điện hạt nhân dường như ngụ ý một bước lùi sâu hơn nữa ra khỏi hoạt động xây lắp những máy móc thiết bị phi hạt nhân trong các nhà máy điện hạt nhân – một mảng mà lâu nay Siemens vẫn còn tích cực tham gia.

Tuy nhiên, ông Loescher cũng nói rằng Siemens sẽ tiếp tục làm các cấu phần, như tuốc-bin hơi- vốn, được sử dụng trong ngành công nghiệp điện phi hạt nhân, nhưng cũng có thể dùng trong nhà máy hạt nhân.

Bước ngoặt

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố vào cuối tháng 5 rằng tất cả 17 nhà máy điện hạt nhân của Đức sẽ bị đóng cửa trước năm 2022

Ông cũng ủng hộ việc chuyển hướng của chính phủ Đức sang các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Ông gọi đó là “dự án của thế kỉ” và cho rằng mục tiêu của Berlin đạt 35% năng lượng có thể tái tạo trước năm 2020 là trong tầm tay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố vào cuối tháng 5 rằng tất cả 17 nhà máy điện hạt nhân của Đức sẽ bị đóng cửa trước năm 2022.

Trước thàm  họa Fukushima, điện hạt nhân chiếm 23% sản lượng điện sản xuất ở Đức
Quyết định của chính phủ Đức đánh dấu một bước chuyển ngoặt của thủ tướng, khi mới tháng 9 năm 2010 bà còn tuyên bố những nhà máy hạt nhân hiện thời sẽ tiếp tục được kéo dài tuổi đời vận hành trung bình thêm 12 năm.

Động thái của Siemen hôm thứ Bảy vừa rồi cũng là một bước ngoặt 180 độ.

Năm 2009, tập đoàn đã rút khỏi dự án hợp tác đầu tư kéo dài 8 năm với công ty năng lượng Avera của Pháp, ngay trước khi tuyên bố kế hoạch hợp tác với Rosatom.

Khi đó, ông Loescher đã từng nói: “Xét đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nhu cầu điện ngày càng tăng trên thế giới, năng lượng hạt nhân đối với chúng tôi vẫn là một phần trọng yếu trong tổ hợp các nguồn năng lượng bền vững”.

 

Tác giả