S&P hạ bậc tín nhiệm tài chính của Italy

 S&P đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của Italy xuống mức A/A-1 và tiếp tục đánh giá triển vọng tín nhiệm nước nàyS&P đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm của Italy xuống mức A/A-1 và tiếp tục đánh giá triển vọng tín nhiệm nước này ở mức tiêu cực . Động thái này là một bất ngờ, đe dọa làm gia tăng quan ngại về sự lây lan của áp lực nợ trong khối Châu Âu.

“Theo quan điểm của chúng tôi, các biện pháp và kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch cải tổ quốc gia của Italy sẽ không có nhiều tác dụng trong việc thúc đẩy tình hình nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh những diễn biến của điều kiện tài chính thắt chặt và chương trình tài khóa thắt lưng buộc bụng của chính phủ”, S&P nhận định.
Động thái của S&P là một bất ngờ bởi thị trường trước đó đã nghĩ rằng khả năng Italy bị Moody’s – cùng với S&P và Fitch là 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín nhất trên Thế giới – hạ bậc tín nhiệm là cao hơn. Moody’s hồi tuần trước cho biết sẽ cần 1 tháng nữa trước khi đưa ra quyết định về hành động của mình.
Việc giảm điểm xảy ra trong bối cảnh quốc gia láng giềng là Hi Lạp đang phải vật lộn để đáp ứng yêu cầu từ các chủ nợ đòi hỏi phải tiến hành nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng hơn nữa.
 “Lại thêm một tin tức bi quan nữa. Chỉ càng làm tăng nguy cơ lan truyền rủi ro ở Hi Lạp và khuyến khích sự tháo chạy tìm tới các thị trường an toàn”. Stephen Roberts, chuyên gia kinh tế gia cao cấp của tổ chức tài chính Nomura ở Sydney, nhận định.

[1] Triển vọng tín nhiệm của một quốc gia bị xếp ở mức tiêu cực nghĩa là mức tín nhiệm của quốc gia này vẫn có nguy cơ bị tổ chức xếp hạng tiếp tục hạ bậc.

 

Hi Lạp bị dồn đến chân tường

Trong bối cảnh Italy bị S&P hạ bậc tín nhiệm thì Hi Lạp đang phải khẩn trương đàm phán xin hỗ trợ từ các quốc gia Châu Âu khác để tránh nguy cơ không trả được nợ, chấp nhận những yêu cầu của các nước này đòi hỏi những biện pháp thắt lưng buộc bụng hơn nữa để đổi lấy những gói cứu trợ giúp thanh toán nợ.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng Hi Lạp sẽ vỡ nợ là thực tế không tránh khỏi – và điều này thực ra có thể là lựa chọn tốt hơn cho Hi Lạp, dù rằng sẽ có những cơn sốc ngắn hạn lên thị trường, và có lẽ sẽ tác động lên toàn bộ Châu Âu.
Chấp nhận vỡ nợ sẽ giải thoát Hi Lạp khỏi thanh toán một núi nợ nần mà quốc gia này không thể nào trả nổi dù nỗ lực tới đâu trong việc cắt giảm chi tiêu ngân sách, mà thực tế là chính sách thắt lưng buộc bụng hiện đã làm cho nền kinh tế Hi Lạp bị suy thoái.
Nhưng mặt khác, người ta lo sợ về một tác động lan truyền vượt ra khỏi biên giới Hi Lạp. Tổ chức tài chính Merrill Lynch ước tính rằng cơn sốc tác động lên mực tăng trưởng kinh tế của Châu Âu, dù không nghiêm trọng như hồi khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng vẫn đáng kể, với mức tăng trưởng GDP bị hạ xuống còn -1,3% vào năm 2012.
Tuy trong quá khứ gần đây một số nước đã tuyên bố vỡ nợ công mà không gây ảnh hưởng lớn lên toàn khu vực, nhưng các chuyên gia phân tích chỉ ra một thực tế rằng quy mô nợ của Hi Lạp trong trường hợp này là quá lớn, khiến ảnh hưởng của nó sẽ rất nghiêm trọng.
Tổng mức nợ công của Hi Lạp là 370 tỷ Euro, tương đương 500 tỷ USD. Để thấy tương quan so sánh, mức nợ của Argentina khi tuyên bố vỡ nợ vào năm 2001 là 82 tỷ USD; Nga tuyên bố vỡ nợ năm 1998 khi có mức nợ là 79 tỷ USD.  

Theo New York Times
http://www.nytimes.com/2011/09/20/business/global/as-greece-struggles-the-world-imagines-a-default.html?hp

 

 

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)