Sự thần kỳ kinh tế của Trung quốc đã đến hồi kết

Michael Pettis, 53 tuổi- người Mỹ là giáo sư về khoa học tài chính tại Guanghua School of Management thuộc đại học Đại học Bắc kinh. Ngoài ra vị giáo sư còn là nhà phân tích trưởng thuộc Shenyin Wanguo Securities ở Hồng Kông. Trong những năm 2002 đến 2004 ông giảng dạy tại trường đại học Thanh hoa ở Bắc Kinh. Ông từng là nhà quản lý của Wall-Street và giảng dạy tại Columbia University ở New York. Giáo sư Michael Pettis cho rằng, hồi kết của sự thần kỳ kinh tế TQ đã đến. Sau đây là cuộc trò chuyện của ông với báo Wiwo (Tuần kinh tế) của Đức.


Thưa giáo sư, ở Trung quốc có nhiều dấu hiệu sự tăng trưởng sẽ chững lại. Phải chăng chúng ta đang chứng kiến sự mở đầu của một  chuyến hạ cánh giữ giằn?

Michael Pettis: Trong tương lai gần sẽ không có một sự hạ cánh mạnh mẽ mà cũng chẳng có hạ cánh nhẹ nhàng của nền kinh tế TQ. Nhưng trong hai ba năm tới ở TQ sẽ bắt đầu kỷ nguyên tăng trưởng rất rất thấp.

Thưa ông vì sao?

Những điều đang diễn ra ở TQ xét về mặt lịch sử thì không có gì mới. Có khác chăng chỉ là với tầm vóc chưa từng có mà thôi. Tại nhiều nước đã từng diễn ra sự tăng trưởng mạnh mẽ  chủ yếu do các nhà đầu tư tạo nên. Thí dụ ở Đức vào những năm 30 thế kỷ trước. Nền kinh tế Liên xô từng phát triển nhanh chóng trong những năm 50 và 60.  Nền kinh tế Brazin vào những năm 60 và 70. Nhật bản trong những năm 70 và 80. Và cứ mỗi lần như vậy người ta lại nói những nước này sẽ thay thế nước Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới,

Thưa giáo sư trong những năm tới liệu TQ đạt mức tăng trưởng là bao nhiêu ?

Tăng trưởng kinh tế sẽ giao động ở mức 3 đến 5%, và nền kinh tế sẽ phải trải qua một quá trình thích nghi đầy khó khăn. Hẳn người ta còn nhớ Nhật bản trong 20 năm liền chỉ đạt mức tăng trưởng 0,5 %.

Thưa giáo sư  khó khăn chủ yếu đối với một nền kinh tế mà sự tăng trưởng chủ yếu dựa  vào đầu tư là gì?

Mô hình TQ hoạt động như: chính phủ dùng luật để hạn chế khả năng đầu tư, có nghĩa những khoản tiết kiệm của người dân dồn chủ yếu vào các ngân hàng và Nhà nước điều tiết  thành các dự án đầu tư với lý là khu vực tư nhân không có khả năng  đầu tư vào những dự án có ý nghĩa về kinh tế thì hãy để Nhà nước làm.  Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường nếu như người ta tìm ra được các dự án đầu tư có ý nghĩa. Và thật dễ dàng  khi đất nước mới bước vào sự phát triển kinh tế. Thí dụ cách đây 30 năm TQ hầu như không có hạ tầng cơ sở.

Rồi tiếp tục sao, thưa giáo sư?

Đến một lúc nào đó chính phủ TQ không còn có khả năng  xác định được dự án nào thực sự có ý nghĩa, thí dụ khi giá thành và giá cả  bị méo mó tới mức tiền vốn dường như cho không thì đương nhiên dẫn đến tình trạng đầu tư lấy được và nhất là  TQ lại không có cơ chế  để cảnh báo lúc nào cần phải ngừng lại để tránh gây thiệt hại.

Thưa giáo sư những sai lầm về đầu tư ở TQ lĩnh vực nào lớn nhất ? lĩnh vực bất động sản hay hạ tầng cơ sở?

Rõ ràng là lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Tại TQ dù một thành phố dù bé đến mấy đều có sân bay và tới đây sẽ xây tiếp  45 sân bay nữa. Cạnh đó những thành phố này đều muốn nối với mạng lưới đường sắt cao tốc thì ai sẽ đi máy bay ?  Nhưng TQ kích thích vậy.

Những thành quả tăng trưởng đạt được nhờ đầu tư  trước mắt rơi vào các nhà lãnh đạo có trách nhiệm ở địa phương như được đề bạt, trong khi những chi phí lại rải đều trong cả nước trong một thời gian dài. Trong cuộc chơi này các nhà lãnh đạo địa phương không bao giờ bị thua thiệt nên họ luôn lao vào cuộc để tiếp tục đầu tư.

Trong một thị trường vốn khép kín như ở TQ hiện nay thì chính phủ có thể dung dưỡng mô hình này trong một thời gian dài.

Về cơ bản Liên xô và Nhật từng có thị trường vốn khép kín, nhưng duy nền kinh tế Liên xô  bị sụp đổ.  Khi nào người ta bắt đầu vay tiền để đầu tư, và bị thua lỗ khi đó nợ nần không ngừng tăng và không thể kiểm soát nổi sự nợ nần. “

Khi “Các hộ tư nhân phải trả nợ” thì ĐCS TQ sẽ tái tư bản hóa các ngân hàng.

Chính phủ có thể đưa đẩy các khoản nợ, nhưng không thể làm biến mất. Dứt khoát có nợ thì phải trả. Hiện chính phủ TQ để mọi công dân trả nợ với lãi xuất thấp. Lãi xuất tiền gửi ngân hàng thấp hơn hẳn lãi xuất cho vay tín dụng. Chính phủ thu cao thuế thu nhập từ người giầu.  Vì vậy không ngạc nhiên khi tỷ trọng tiêu dùng tư nhân  so với năng lực của nền kinh tế trong 10 năm qua giảm từ 46% chỉ còn 34%. Một con số thấp đén như vậy thực sự là có một không hai trong lịch sử kinh tế.

Vậy nền kinh tế TQ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ xuất khẩu.

TQ đã đến lúc phải coi tiêu dùng tư nhân là một cột mốc để tạo nên tăng trưởng kinh tế, điều này thật khó khi các gia đình đang phải nai lưng trả toàn bộ số nợ. TQ không thể giải quyết nổi khó khăn này mà chỉ có thể trì hoãn, đưa đẩy các khoản nợ cho đến khi số nợ lớn đến mức người ta không còn tiền để cho vay.

Một khâu then chốt trong kế hoạch 5năm tới chính là khuyến khích tiêu dùng tư nhân.
Từ năm 2005 tiêu dùng tư nhân tương đương 40% tổng sản phẩm quốc nội mọi người hy vọng không thể giảm hơn được nữa, vậy nay tụt xuống chỉ còn 34%. Chính phủ sẽ phải xem sét lại khi  xây dựng mô hình này. Tiêu dùng ở TQ yếu vì thu nhập của người dân thấp. Và thu nhập thấp vì các hộ gia đình phải bao cấp cho các dự án đầu tư.

Dù sao thì gần đây các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đã tăng mạnh lương cho người lao động.

Đúng, nhưng mới tăng được một năm nay. Cần tiếp tục tăng lương. Ngoài ra TQ phải tăng lãi xuất  và phải nâng giá trị đồng Nhân dân tệ. Ngoài tiền lương ra cho đến nay không có một thích ứng thực sự nào đối với mô hình tăng trưởng cả.

“Các doạnh nghiệp không có tiếng nói về chính sách” Thưa giáo sư tại sao vậy?

Đây là vấn đề về chính sách. Nếu TQ nâng giá trị Nhân dân Tệ lên thì ngành công nghiệp xuất khẩu sẽ phản đối. Ngân hàng TW tăng mức lãi xuất thì các  doanh nghiệp Nhà nước  cần nhiều vốn cũng như chính quyền địa phương sẽ lập tức phản đối .  Lương tăng thì người đầu tiên gánh chịu phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ xử dụng nhiều lao động. Hậu quả hiện đã nhãn tiền. Tại miền đông TQ một loạt doanh nghiệp hạng vừa đang lâm vào tình trạng phá sản. Chính quyền vẫn thi hành chính sách tăng lương vì các doanh nghiệp nhỏ không có tiếng nói về chính sách.

Khi TQ tăng lãi xuất và lương và tăng giá trị đồng Nhân dân tệ sẽ nẩy sinh vấn đề. Nếu chính phủ không làm những việc đó  cũng nẩy sinh vấn đề. Vậy hướng giải quyết sẽ ra sao ?

Không còn giải pháp nào cả. Kinh tế TQ đã phát triển quá mạnh trong 15 năm qua. Vấn đề lúc này là phải giảm tăng trưởng xuống mức bình thường. Nợ của TQ lúc này đã là quá lớn sẽ phải trả. “Giá cả tăng vọt ở khắp TQ”.

Các ngân hàng của TQ thuộc loại khỏe nhất thế giới. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1% hoặc 2%.

Xét về kỹ thuật thì tỷ lệ nợ xấu có thể thấp vì nhà nước sòng phẳng, nhưng không có nghĩa là  đấy là các khoản nợ “tốt”.  Chính phủ đã chuyển các khoản nợ đó một  cách đơn giản sang các hộ gia đình. Để xác định được các khoản nợ xấu thực sự ngân hàng TW phải tăng lãi xuất.

Vậy thưa giáo sư mức lãi xuất chỉ đạo ở TQ  phải là bao nhiêu?

Bình quân 10 năm gần đây tăng trưởng kinh tế danh nghĩa hàng năm là 14% . Mức lãi xuất chỉ đạo bình quân là 6%.  Tại các nước đang phát triển lãi xuất tương đương với tỷ lệ tăng trưởng. Nếu Ngân hàng TW  TQ tăng lãi xuất thì các doanh nghiệp Nhà nước và chính quyền địa phương sẽ bị phá sản.

TQ có ý định từng bước làm cho đồng Nhân dân Tệ có khả năng chuyển đổi. Điều này có làm cho quá trình thích nghi dễ dàng hơn không?

Không. Việc quốc tế hóa đồng tiền sẽ làm tình hình phức tạp hơn nên Chính phủ không  muốn làm. Chừng nào chính phủ còn kiểm soát được tiền gửi ngân hàng thì chính phủ còn có thể gián tiếp cản trở sự sụp đổ của hệ thống tài chính . Những người có tiền ở TQ lúc này đầu tư vào mọi thứ, duy tiền mặt là không. Trong 5 nay TQ phải đúc gấp đôi năm ngoái loại tiền vàng gấu Panda, Ngọc, vang đỏ, nấm quý hay tranh…  Có thể nói giá cả TQ tăng ở mọi lĩnh vực. Nhiều người giầu ở TQ từ hè năm ngoái đã tuồn tiền của họ  ra nước ngoài.

Thưa giáo sư, liệu lạm phát ở TQ đã lên đến đỉnh?

Đã đến rồi. Điều tệ hại nhất của nạn lạm phát cũng đã trôi qua. Giá hàng tiêu dùng tăng chủ yếu do bị giá lương thực, thực phẩm đẩy lên. Nay giá lương thực, thực phẩm bắt đầu giảm. Nếu tôi dự đoán sai và giá cả tiếp tục tăng thì cuộc chơi của TQ không phải đến năm 2013 hoặc 2014 mới kết thúc  mà sẽ là ngay trong năm nay hoặc sang năm.

XH Theo Wiwo (Tuần kinh tế) 11.08.2011

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)