Tăng cơ hội cho cả nhà nghiên cứu lẫn doanh nghiệp

<p align="justify" class="MsoNormal" style="margin:0in;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify; line-height:normal">Đầu tháng 8/2013, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ đã nghiệm thu công trình xây dựng Vườn ươm DN công nghệ TBI của Đại học Cần Thơ. PGS TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ cho biết: việc phát triển ý tưởng lập “vườn ươm doanh nghiệp” vào lúc này càng có ý nghĩa khi các doanh nghiệp gặp khó khăn đến mức “tồn tại hay không tồn tại’.

Hoạt động đào tạo chuyên ngành ở Đại học Cần thơ hiện có 14 khoa, số lượng  tiến sĩ làm việc tại trường có 235 vị, ngoài ra có 740 thạc sĩ. Trong đội ngũ đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, có 73,3% có trình độ sau đại học; đây là nguồn nhân lực được đào tạo đa ngành mà hiện vần duy trì mối liên hệ chặt với các nguồn đào tạo có tiếng trên thế giới chính là chỗ dựa vững chắc của vườn ươm.

TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, phó trưởng phòng Quản lý khoa học, đang phụ trách vườn ươm cho biết việc thiết kế vườn ươm   nhằm gia tăng các hình thức tương tác giữa nghiên cứu với các đơn vị sản xuất (doanh nghiệp hay các cơ sở SX nông nghiệp tại các địa phương); khích lệ ý tưởng sáng tạo của các nhà khoa học; dẫn dắt – thu hút ý tưởng sáng tạo trong sinh viên và  là nơi trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, chuyển giao, tác động tiến trình đổi mới công nghệ, quản trị; chia sẻ học thuật giúp cho thế hệ doanh nhân tương lai đủ bản lĩnh, năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Vườn ươm DN đã thảo luận đi đến chương trình hợp tác với Hội DN.HVNCLC, kết nối và thúc đẩy tiến trình đổi mới công nghệ, quản trị trong các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thực tế hoạt động nghiên cứu tại ĐH Cần Thơ khá mạnh nhưng vẫn vướng nhiều ách tắc: Nhà trường đầu tư chi phí cho nhiều công trình nghiên cứu khả dụng nhưng lại không có quảng bá,thực hiện giao dịch, không tìm được cơ chế nhượng quyền, mua-bán…nên nhiều công trình nghiên cứu bị bỏ quên hoặc ngược lại – vừa đưa ra khu vực hóa (trường hợp các  giống lúa) đã dễ dàng bị đánh cắp; lại có nhiều nhà khoa học phải nhận hợp đồng dịch vụ các địa phương theo cách được đặt hàng “từng gói “, thực hiện các công trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương (do địa phương trả chi phí) và việc thẩm định kết quả tùy theo tỷ lệ bỏ phiếu của …các ban ngành. Nhiều kết quả nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ, xây dựng quy trình sản xuất… từ các khoa thuộc trường đại học Cần Thơ thực sự có tố chất phát triển thành sản phẩm thương mại nhưng hiệu quả rất hẹp vì không được biết đến và lưu hành trên thị trường. Đặc biệt, có thể kể: Kỹ thuật phá quang kỳ, rút ngắn thời gian sinh trưởng các giống lúa bản địa nổi tiếng ngon cơm; ứng dụng kỹ thuật điện di tạo ra các giống lúa chịu phèn, mặn thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu; các kết quả nghiên cứu phân bón hữu cơ, các dòng nấm hữu ích, dòng sản phẩm Dasvila hỗ trợ  trồng lúa theo hướng hữu cơ, cây trái ngon lành; các công trình nghiên cứu hỗ trợ ngành nghề truyền thống như mắm, rượu, mứt, nước quả …

Các Phòng thí nghiệm ở trường đại học Cần Thơ  có trang thiết bị khá tốt và chuyên gia sâu nhưng cũng chưa được khai thác đúng mức.

“Vườn ươm từ nay sẽ giúp việc quản lý, khai thác các nghiên cứu được hợp lý hơn. Trước hết , các phòng thí nghiệm ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Vườn ươm sẽ sử dụng mọi lợi thế trong trường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh không vì mục tiêu lợi nhuận”, TS Khôi – nhà thiết kế và điều hành vườn ươm nói.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)