Tạo động lực mới trong nghiên cứu KH&CN (Kỳ cuối)

Khi thực hiện chuyển từ việc nghiên cứu theo yêu cầu của nhà nước, bằng tiền nhà nước và nộp sản phẩm cho Nhà nước sang nghiên cứu theo yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường thì mục tiêu, động lực nghiên cứu của các tổ chức khoa học và nhà khoa học cũng sẽ tự động chuyển hướng. Tài năng và nghiên cứu đích thực lúc này sẽ chủ yếu do thực tiễn kiểm nghiệm, sàng lọc

Tái cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực KHCN.

Một trong những bước đầu tiên để thực hiện tái cơ cấu đầu tư trong lĩnh vuewcj KH&CN là thu hẹp phạm vi đầu tư của Nhà nước. Nhà nước đầu tư những nhiệm vụ KH&CN mà sản phẩm có tính chất công ích, không hoặc không cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, không mua bán, chuyển nhượng. Đó là các nhiên cứu cơ bản, nghiên cứu trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, nghiên cứu phục vụ cho việc hoạch định của đảng và nhà nước về chủ trương, chính sách mang tính đột phá. (Loại nhiệm vụ này nhiều lắm cũng chỉ chiếm trên dưới 20% số lượng đề tài, dự án và kinh phí nhà nước đầu tư như lâu nay)

Những nhiệm vụ nhà nước đầu tư cũng cần được phân rõ làm hai dạng: dạng nghiên cứu mà sản phẩm cần được công bố khoa học trong nước và quốc tế; dạng không nhất thiết công bố nhưng được chuyển hóa thành chủ trương, cơ chế, chính sách và được cấp có thẩm quyền chấp nhận.

Trong những nhiệm vụ đó, lại phân rõ loại nhà nước đặt hàng, tuyển chọn, đầu tư hoàn toàn và loại nhà nước giao cho các tổ chức KH&CN công lập (Các viện nghiện nghiên cứu chiến lược và chính sách, Viện hàn lâm KHCN Việt Nam, Viện hàn lâm khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam…) tiến hành nghiên cứu theo chức năng của đơn vị.( Vì các đơn vị này được thụ hưởng quỹ lương, kinh phí chi bộ máy và kinh phí chuyên môn nghiệp vụ từ nguồn ngân sách nhà nước). Ở địa phương (cấp tỉnh, thành phố) có các cơ quan tham mưu của cấp ủy, cơ quan chuyên môn của HĐND, UBND. Không thể kéo dài tình trạng lạm dụng đầu tư đề tài, dự án, đề án khoa học trùng chéo với chức năng nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan chuyên môn.

Đối với đề tài, dự KH&CN do ngân sách nhà nước đầu tư thì cần điều chỉnh thang điểm đánh giá nghiệm thu cho  sản phẩm cuối cùng, đó là công bố khoa học và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Số điểm đánh giá phần này phải cao, nếu sản phẩm đầu ra không đáp ứng yêu cầu thì không đủ điểm để nghiệm thu. Làm như vậy, chắc hàng năm không còn chuyện người ta đua nhau đăng ký đề xuất đề tài dự án quá nhiều như lâu nay.

Bước thứ hai để thực hiện tái cơ cấu đầu tư KH&CN là xã hội hóa đầu tư nguồn lực theo phương thức xã hội đầu tư những nhiệm vụ KH&CN mà sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, được thương mại hóa, được mua bán, chuyển nhượng, chuyển giao ứng dụng vào sản xuất. Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng chủ yếu về số lượng ĐT và kinh phí. Các đề tài loại này do doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các nghiên cứu bằng nhiều hình thức.

Đổi mới hình thức đầu tư.

Chuyển đổi hình thức đầu tư trực tiếp nguồn ngân sách nhà nước. Chuyển đầu tư trực tiếp từ kênh tài chính( đề xuất, xác định, tuyển chọn, đầu tư, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học đồng loạt, khống chế thời hạn), sang kênh đầu tư của hệ thống Quỹ phát triển KH&CN( đề xuất, xác định, tuyển chọn, đầu tư, nghiệm thu kết quả nghiên  thường xuyên, liên tục).

Hệ thống Quỹ công lập (Quỹ quốc gia, Quỹ cấp tỉnh, thành phố), vừa đầu tư các nhiệm vụ nhà nước đặt hàng, vừa tài trợ, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, thậm chí góp vốn để ươm tạo công nghệ với các nhiệm vụ do doanh nghiệp, tổ chức KHCN và cá nhân đầu tư.

Lâu nay, ngân sách KH&CN chủ yếu đầu tư trực tiếp cho ĐT, dự án KH&CN, lại đầu tư  có phần dễ giải, nhất là cấp địa phương. Nhưng đầu tư cho đối tượng khác còn rất hạn chế, hoặc chưa có gì. Cần giảm đầu tư trực tiếp của ngân sách cho nghiên cứu, bù lại, tăng cướng khuyến khích bằng chính sách ưu đãi về tín dụng và thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, các phòng thí nghiệm, đào tạo nhân lực KH&CN trình độ cao, hỗ trợ công bố quốc tế, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài…Đặc biệt, cần rút gọn thời gian làm thủ tục đăng ký và cấp bằng sáng chế, có hình thức tư vấn công lập trong việc đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích; phòng chống làm nhái, ăn cắp bản quyền sáng chế. Làm như vậy sẽ có tác dụng khuyến khích gián tiếp nhưng có hiệu quả hơn, nhất là đối với doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tiết kiệm đầu tư  ngân sách nhà nước trực tiếp cho đề tài KH&CN thì thừa sức để đầu tư gián tiếp cho nghiên cứu KH và phát triển CN.

Trong điều kiện ở Việt Nam, khuyến khích các nhà khoa học bằng trả lương cao và có chính sách ưu đãi về nhà đất, công vụ chỉ có thể thực hiện được với một số đối tượng thực sự tài năng có cống hiến nổi bật. Mở rộng ra là vướng mắc, vì tiêu chí rất khó định lượng chuẩn xác, vả lại sẽ có sự tranh chấp, tỵ nạnh về mức độ quan trọng giữa lĩnh vực KH&CN và các lĩnh vực khác. Hơn nữa, cũng chỉ có thể áp dụng cho khu vực công lập, trong khi ta cần khuyến khích xã hội hóa.

Một trong những động lực quan trọng để phát huy đổi mới sáng tạo trong KH&CN là việc tôn vinh đóng góp và trao giải thưởng. Có một thực tế là giải thưởng của nhà nước còn rất thấp, cần được tăng lên gấp nhiều lần: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước hiện cũng chỉ trên dưới 100 triệu đồng; Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam 30-50 triệu đồng; Giải thưởng sáng tạo KHCN cấp tỉnh, thành phố 20 đến 30 triệu đồng, Giải thưởng Hội thi, Cuộc thi sáng tạo chỉ có 10-25 triệu đồng( tùy theo cấp địa phương hay Trung ương). Mức giải thưởng như vậy là quá thấp so với kinh phí đầu tư trực tiếp cho đề tài đang có xu hướng tăng khá nhanh: ở cấp tỉnh, bình quân đã lên 600 đến 700 triệu đồng, có nơi đã lên trên dưới một trỷ đồng/đề tài, dự án.. Nếu tiến hành cơ cấu lại kinh phí sự nghiệp KH&CN là hoàn toàn có nguồn để tăng các mức thưởng nói trên.

Triển vọng của mô hình chuyển đổi.

Bài học tạo động lực cho nền kinh tế có giá trị chung. Nền kinh tế nước ta từng có thời kỳ trì trệ kéo dài, thậm chí khủng hoảng. Chỉ đến khi đột phá vào quan hệ sản xuất, chuyển từ chế độ tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với khu vực, với thế giới, thì tình hình mới có sự chuyển biến cơ bản. Hiện nước ta cũng đang tiếp tục tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước bằng cách cổ phần hóa…

Vì vậy khi thực hiện chuyển từ việc nghiên cứu theo yêu cầu của nhà nước, bằng tiền nhà nước và nộp sản phẩm cho nhà nước sang nghiên cứu theo yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường thì mục tiêu, động lực của các tổ chức khoa học và nhà khoa học cũng sẽ tự động chuyển hướng. Tài năng và nghiên cứu đích thực lúc này sẽ chủ yếu do thực tiễn kiểm nghiệm, sàng lọc. Sự chuyển đổi sẽ làm phát sinh tình huống các nhà khoa học có thể làm việc trong khu vực công lập hoặc chuyển sang khu vực khác, kể cả khu vực nước ngoài tại Việt Nam, và ngược lại. Đó là chuyện bình thường. Hy vọng, các nhà khoa học thực tài, có công trình có giá trị trong khu vực công lập sẽ sống được bằng lương cao, bằng giải thưởng, thay vì chạy kiếm tìm thu nhập trong quá trình nghiên cứu đề tài, dự án KH&CN.

Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, việc chuyển đổi có thể làm cho KH&CN ở đâu đó bị trì trệ mất một thời gian do một bộ phận các tổ chức KH&CN và nhà khoa học chưa theo kịp, thậm chí có thể có phản ứng tiêu cực do muốn níu kéo cơ chế bao cấp. Nhưng bộ phận khác các tổ chức khoa học, doanh nghiệp khoa học và nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sẽ chấp nhận và ủng hộ chuyển đổi. Và việc chuyển đổi có khả năng sẽ sớm trở thành bình thường  như việc chuyển đổi nền kinh tế trong quá khứ.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)