TPHCM: Xây dựng mô hình chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng

Viêm ruột thừa là bệnh khó phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Biến chứng của viêm ruột thừa thường bị vỡ dẫn đến áp-xe hay hoại tử, viêm tấy quanh ruột thừa, gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe bệnh nhân. Do đó, việc chẩn đoán sớm viêm ruột thừa có biến chứng, để có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân là rất quan trọng.Nhóm tác giả đang công tác tại Đại học Y Dược TPHCM và Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu những bệnh nhân đã phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Từ đó, xây dựng quy trình và các công cụ hỗ trợ sử dụng kỹ thuật máy học, hỗ trợ chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng.

Nhóm tác giả đang công tác tại Đại học Y Dược TPHCM và Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu những bệnh nhân đã phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Từ đó, xây dựng quy trình và các công cụ hỗ trợ sử dụng kỹ thuật máy học, hỗ trợ chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng.

Theo đó, 10 chỉ số chẩn đoán được nhóm thu thập dữ liệu của 4.242 bệnh nhân đã phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa gồm giới tính, tuổi, hình ảnh siêu âm ổ bụng (đường kính, vị trí ruột thừa, dịch ổ bụng và tình trạng thâm nhiễm xung quanh ruột thừa) và các xét nghiệm sinh hóa máu (tổng số lượng bạch cầu hạt, số lượng bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho và CRP). Dựa trên các dữ liệu này và sử dụng kỹ thuật máy học trên nền tảng ngôn ngữ Python, nhóm đưa ra mô hình chẩn đoán bệnh nhân có viêm ruột thừa có biến chứng hay không, và xác suất xảy ra biến chứng.

Mô hình chẩn đoán này được nhóm hoàn thiện và đưa lên trang điện tử trực tuyến www.viemruotthua.com, để bác sĩ có thể thao tác và nhập các chỉ số, đưa ra tiên đoán về tình trạng viêm ruột thừa biến chứng trên bệnh nhân. Giải pháp này có thể được tích hợp vào hệ thống dữ liệu bệnh viện và đề xuất khả năng viêm ruột thừa biến chứng, nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán trên bệnh nhân viêm ruột thừa cấp.

Theo PGS. TS Thái Thanh Trúc, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, dựa vào kết quả dự báo (với độ chính xác trên 80%), trong trường hợp khả năng viêm ruột thừa có biến chứng thấp thì có thể chọn các phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân như phẫu thuật nội soi ngay tại cơ sở khám chữa bệnh. Ngược lại, trong các trường hợp chẩn đoán bệnh nhân nhiều nguy cơ viêm ruột thừa có biến chứng, thì sẽ có thể xử lý sớm hơn, kịp thời hoặc chuyển tuyến bệnh viện nếu thấy cần thiết.

Mô hình chẩn đoán của nhóm tác giả, kết hợp với siêu âm, giúp xác định nguy cơ viêm ruột thừa có biến chứng để đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân một cách kịp thời và phù hợp.

Khúc Liên

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)