Tranh cãi về nghiên cứu cấy tế bào người vào phôi động vật

Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu là chỉ phát triển tế bào của người ở nội tạng, nhưng các nhà đạo đức sinh học lo lắng về khả năng các tế bào của người có thể "đi lạc", không chỉ phát triển ở cơ quan đích, mà có thể di chuyển đến não động vật - đang trong quá trình hình thành và có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của não bộ động vật.


Phôi chuột có chứa tế bào của người. 

Hiromitsu Nakauchi, đứng đầu nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học ở Đại học Tokyo (Nhật) và Stanford (Mỹ) đã được chính phủ Nhật đồng ý cho thực hiện nghiên cứu tạo ra phôi thai động vật có chứa tế bào của người.

Nakauchi cho biết mục tiêu của họ là tạo ra động vật mang nội tạng được hình thành từ tế bào của người, từ đó có thể dùng để cấy ghép cho người.

Tuy nhiên, điều này đang làm dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề đạo đức. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu là chỉ phát triển tế bào của người ở nội tạng, nhưng các nhà đạo đức sinh học lo lắng về khả năng các tế bào của người có thể “đi lạc”, không chỉ phát triển ở cơ quan đích, mà có thể di chuyển đến não động vật – đang trong quá trình hình thành và có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của não bộ động vật.

Nakauchi cho biết nhóm nghiên cứu đã tính toán tới vấn đề này và thiết kế để tế bào người chỉ đi đến tuyến tụy. Nhóm của ông sẽ tạo ra phôi thai động vật thiếu gene sản sinh cơ quan nội tạng. Sau khi được tiêm tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) của người, phôi thai sẽ sử dụng tế bào này để hình thành nội tạng.

Trước đây, Nhật Bản đã từng cấm thực hiện những thí nghiệm như trên do lo ngại khả năng ra đời loài pha trộn gene người và động vật. Tuy nhiên, chính phủ Nhật đã dỡ bỏ lệnh cấm vào tháng 3 vừa qua và đã đưa ra quy định hướng dẫn mới.

Về mặt kỹ thuật, để các tế bào của con người phát triển ở một loài khác là rất khó. Nakauchi và các đồng nghiệp đã công bố tại một hội nghị của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ năm 2018 về việc họ đã đưa tế bào iPS của con người vào phôi cừu nhưng phôi lai, được nuôi trong 28 ngày, chứa rất ít tế bào người và không có chút gì giống như nội tạng. Có thể là khoảng cách di truyền giữa người và cừu quá xa. 

Bảo Như lược dịch
Nguồn tin: https://www.nature.com/articles/d41586-019-02275-3

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)