Xây dựng cộng đồng mentor

Sáu năm trước, tôi bắt đầu nhận thức một cách rõ ràng rằng nền tảng của bất kì hoạt động, chương trình hay tổ chức khởi nghiệp nào cũng là sự liên kết giữa những doanh nhân khởi nghiệp trẻ tuổi với những doanh nhân và nhà khởi nghiệp giàu kinh nghiệm hơn.


Vườn ươm khởi nghiệp iStart X trong Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TP HCM đang kết hợp với SECO EP để xây dựng cộng đồng mentor hỗ trợ khởi nghiệp. Ảnh: iStart X.

Mối quan hệ này tồn tại trong rất nhiều hoạt động khởi nghiệp từ những sự kiện pitching nơi các doanh nhân giàu kinh nghiệm phản biện kế hoạch kinh doanh của những startup trẻ trong vài phút, từ những vườn ươm khởi nghiệp kèm cặp các startup thường xuyên cho đến các khóa tăng tốc khởi nghiệp xây dựng mối quan hệ hỗ trợ dài lâu với các startup để thúc đẩy họ sớm tung ra các sản phẩm mới. Có nhiều cách để các chương trình khởi nghiệp thiết kế sự tương tác giữa các mentor và doanh nhân khởi nghiệp nhưng nếu không xây dựng được một cộng đồng những doanh nhân thành công, giàu kinh nghiệm thì những hoạt động này sẽ không mấy có giá trị. Các chương trình khởi nghiệp tôi hỗ trợ đều hiểu điều đó, nhưng lại không biết làm thế nào để xây dựng và duy trì một cộng đồng mentor. Đây là năm gợi ý mà tôi thường đưa ra:

Cứ làm đi: Rất nhiều người tôi gặp vật lộn với việc bước ra ngoài nhờ vả những doanh nhân hỗ trợ họ. Nói thẳng ra là họ sợ làm việc đó. Nhưng trên thực tế, điều đó không khó khăn như họ tưởng tượng, hỗ trợ và giúp đỡ người khác là mong muốn tự nhiên của con người và hầu hết các doanh nhân đều muốn làm nếu họ có thể, vậy nên cứ hỏi thôi.

Tận dụng mạng lưới quan hệ cá nhân của bạn: Xây dựng một mạng lưới mentor cũng giống như thực hiện một chiến dịch gọi vốn cộng đồng (crowdfunding). Nếu bạn muốn thành công thì bạn phải tìm đến những mối quan hệ trong mạng lưới cá nhân của bạn trước. Người quản lý hay người lãnh đạo các chương trình khởi nghiệp cần xem xét danh sách bạn bè, người quen trong mạng xã hội của họ và bắt đầu liên lạc với những doanh nhân thành công mà họ quen biết.

Tuyển những doanh nhân khởi nghiệp nghiêm túc vào chương trình của bạn.

Những mentor muốn làm việc với những doanh nhân khởi nghiệp thật sự nghiêm túc trong việc tạo lập công ty. Họ không hứng thú với việc phí hoài thời gian với những đứa trẻ đưa ra nhiều ý tưởng nhưng hóa ra mục tiêu thực sự mà chúng hướng đến là một công việc ổn định. Đảm bảo những người sáng lập trong chương trình của bạn sẵn sàng vượt qua rất nhiều chông gai để xây dựng công ty, những mentor sẽ có động lực để làm việc với những người như vậy.

Đối xử với những mentor như những anh hùng: Nếu những mentor tình nguyện dành thời gian của họ để hỗ trợ những doanh nhân khởi nghiệp của bạn, bạn cần thể hiện sự biết ơn và chia sẻ thành công với họ. Thi thoảng tôi lại gặp những chương trình khởi nghiệp tranh hết sự khen ngợi từ báo chí hay những lãnh đạo nhà nước cho những hoạt động hỗ trợ mà cả họ và các mentor cùng làm. Tôi cho rằng những chương trình khởi nghiệp thực sự thành công đảm bảo rằng những mentor nhận được sự ghi nhận xứng đáng.

Tạo mọi điều kiện cho mentor: Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cần phải thiết kế quy trình đơn giản nhất có thể để những mentor có thể dễ dàng kết nối với các doanh nhân khởi nghiệp. Họ cũng cần phải thiết lập những yêu cầu, mục tiêu muốn đạt được đối với cả doanh nhân khởi nghiệp và mentor để hai bên biết rằng họ có thể giúp đỡ nhau như thế nào. Và cuối cùng là phải liên tục nhắc nhở và liên lạc với những mentor về các lịch hẹn bởi vì họ rất bận rộn.
            
Hảo Linh dịch

Bản nguyên gốc Tiếng Anh mà Mike Ducker gửi cho Tia Sáng:

Developing Mentor Communities
6 Years ago it started to become apparent to me what the core factor of ever entrepreneurship activity, program or organization was the interaction between young entrepreneurs with a more experienced business people / entrepreneurs. I would see this relationship in many entrepreneurship activities from the traditional pitch event which has experienced business people giving feedback to young entrepreneurs plans to an incubator that offer “office hours” with local lawyer or an accelerator that establish more long term mentor relationship that push startups to launch their business. The core of what they were doing was designing knowledge and experience exchanged with experienced business people. There are several ways for entrepreneurship programs to design the interaction between entrepreneurs and mentors but without having a community of experienced / successful business people these activities are difficult to make impactful. Most entrepreneurship programs I have been working with, see the value, but have a lot of questions on how to build and maintain a mentor community of business people. Here are my top five suggestions I typical give:
1. Just do it: Many programs I have worked with struggle to just start and going out and asking business people to support their program. To be frank they seem to be afraid to do it. But in fact its not hard, It’s human nature for people to support each other and most business people want to if they can, so entrepreneurship programs need to go out and ask.
2. Utilize your own network first: Building a mentor network is like a crowd funding campaign if you want to be successful you need to work the relationships with your personal network first. These relationships are built on personal trust so the mangers and leaders of entrepreneurship programs need to look at their rolodex and LinkedIn networks and start contacting successful business people who they have relationships with.
3. Recruit serious founders in your program: Mentors want to work with entrepreneurs who are serious about building a business. They are not interested in wasting their time with kids with ideas who really are more interested in a stable job. Ensure the founders in your program will run through walls to build their business, mentors will be motivated to work with entrepreneurs like this.
4. Treat Mentors like Heroes: If mentors volunteer their time to support your entrepreneurs they deserve to be shown appreciation and share in the glory for success. Sometimes I come across entrepreneurship programs that want to take all the glory that comes from the media and public officials for their and the mentors work. I find the entrepreneurship programs that are really successful ensure the mentors get the appreciation they deserve.
5. Make it easy for mentors: Entrepreneurship programs need to make the process as simple as possible for them to engage with the entrepreneurs. They also need to set up expectations between the entrepreneur and mentor so both parties know how they can help each other. And lastly they need to over communicate to business people about expectations and logistics because they are busy.

———
Tác giả là chuyên gia của chương trình SECO EP (Thụy Sỹ) hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)