Xin lỗi, nàng Mona Lisa không ngắm bạn

Theo một nghiên cứu mới, đôi mắt của nàng Mona Lisa không dõi theo những người say mê trong phòng mà nhìn sang bên phải.

Các nhà nghiên cứu đã dùng thước để đo đạc. Nguồn: CITEC/ Bielefeld University

Có nhiều huyền thoại và bí ẩn về Mona Lisa- ví dụ đó là bức chân dung của Da Vinci, rằng nó ẩn chứa nhiều liên quan đến các tác phẩm văn học cổ xưa, rằng nhiều mật mã được dấu kín bằng các con số và chữ cái trong mắt. Một trong những ý tưởng tồn tại một cách bền bỉ nhất là hiệu ứng Mona Lisa. Trong khoa học, hiệu ứng Mona Lisa nhằm diễn tả ấn tượng mà đôi mắt của người được vẽ chân dung dường như theo sát những người xem như khi họ đi qua phía trước bức tranh.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm xuất sắc Công nghệ tương tác nhận thức (CITEC), trường đại học Bielefeld, mới đây đã đặt hiệu ứng Mona Lisa vào cuộc thí nghiệm của mình, đề nghị những người tham gia đặt một cái nhìn gần hơn vào bức tranh. Những gì họ thấy là hiệu ứng huyền thoại này là không có thật, ít nhất ở bức Mona Lisa.

Họ đã mời 24 người tham gia thí nghiệm của mình để nhìn thẳng vào kiệt tác của DaVinci trên một màn hình máy tính và đánh giá cái nhìn trực tiếp của Mona Lisa. Những người tham gia ngồi phía trước màn hình. Một thước gấp thợ mộc được đặt giữa họ và màn hình với nhiều khoảng cách khác nhau. Những người tham gia đánh dấu địa điểm nơi ánh mắt của Mona Lisa chạm đến cái thước. Để kiểm tra liệu các đặc điểm cá nhân của gương mặt Mona Lisa có ảnh hưởng đến nhận thức của những người xem tranh về cái nhìn của nàng hay không, các nhà nghiên cứu đã áp dụng tới 15 phần khác nhau từ bức chân dung – bắt đầu từ toàn bộ đầu nàng đến đôi mắt và mũi nàng. Mỗi bức ảnh đều được xem ba lần ngẫu nhiên. Về tổng thể, hai nhà nghiên cứu Horstmann và Loth đã thu thập được 2000 kết quả đo đạc bằng cách này – và hầu như mọi đánh giá đều hiển thị cái nhìn của Mona Lisa không chiếu thẳng mà lệch sang bên tay phải người xem.  “Những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi đều có ấn tượng là cái nhìn của Mona Lisa hướng đến phía tay phải họ. Đặc biệt hơn, cái nhìn đều lệch trung bình một góc 15,40”, GS.Gernot Horstmann nhận xét.

“Không nghi ngờ gì về sự tồn tại  của hiệu ứng Mona Lisa- nhưng nó chỉ không tình cờ xảy ra với chính Mona Lisa thôi”, nhóm nghiên cứu viết trong bài “Bức họa Mona Lisa – các nhà khoa học thấy cái nhìn của nàng vào họ, dẫu nàng không thế” xuất bản trên tạp chí i-Perception.

Vậy Mona Lisa có nhìn vào những người ngắm nàng hay không? GS. Gernot Horstmann (trái) và TS. Sebastian Loth đã theo đuổi câu hỏi này trong nghiên cứu mới của mình. Nguồn: CITEC/ Bielefeld University

Ngay cả khi kiệt tác của DaVinci không thể hiện đúng hiệu ứng mang tên mình nhưng có thể nhiều bức khác lại có điều đó. “Người ta có thể cảm nhận là họ đang được nhìn từ cả những bức tranh và bức ảnh- nếu ai đó được khắc họa với cái nhìn thẳng ra khỏi hình ảnh, nghĩa là ở góc nhìn 00″, GS. Gernot Horstmann cho biết trong một thông cáo báo chí. “Với một cái nhìn hơi nghiêng sang một bên, bạn có thể vẫn cảm thấy như bạn đang được nhìn ngắm. Điều này được cảm nhận như một người được miêu tả trong tranh/ảnh đang nhìn vào tai bạn, tương ứng với một góc 5 độ từ khoảng cách ngắm bình thường. nhưng nếu góc ngắm tăng lên, bạn có thể không có được ấn tượng là được nhìn ngắm”.

Có nhiều bức họa có hiệu ứng Mona Lisa, bao gồm cả cái nhìn chăm chú và ranh mãnh trong The Laughing Cavalier của Frans Hals, bức tranh giúp các nhà nghiên cứu hiểu về hiện tượng này. Nhưng tại sao nhiều người lại gán sức mạnh tương tự cho kiệt tác đang được treo ở bảo tàng Louvre của DaVinci? Giáo sư Horstmann giải thích trong thông cáo báo chí là ý nghĩ về bức họa nổi tiếng bậc nhất thế giới đang ngắm nhìn bạn chỉ là một phần của bản chất tự nhiên của con người. “Nó diễn tả khao khát mãnh liệt được nhìn ngắm và trở thành trung tâm chú ý của ai đó, có liên quan đến ai đó, ngay cả khi bạn không rõ người đó là ai”.

“Mọi người rất giỏi trong việc đo lường là liệu có hay không ai đó đang nhìn ngắm mình. Tâm lý học nhận thức đã từng miêu tả nó vào những năm 1960”, GS. Gernot Horstmann nói. Ông là thành viên của nhóm nghiên cứu Tâm lý học nhận thức – thần kinh tại khoa Tâm lý học và Trung tâm xuất sắc CITEC của trường, đồng thời là một chuyên gia về chuyển động mắt và chú ý.

Vì vậy nếu Mona Lisa đang nhìn qua vai bạn, nó cũng làm dấy lên một câu hỏi lớn – ai là người đứng đằng sau vai phải bạn và tại sao “nàng” lại rất hạnh phúc khi nhìn thấy người đó?

Thanh Nhàn tổng hợp

Nguồn: https://phys.org/news/2019-01-myth-mona-lisa-magical-debunked.html
https://www.smithsonianmag.com/smart-news/sorry-mona-lisa-not-looking-you-180971207/

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)