Ấn Độ đầu tư vào các trường đại học trọng điểm

Sau nhiều tháng bàn thảo, Ấn Độ đã ra quyết định giảm bớt số lượng các trường đại học và viện nghiên cứu trong Sáng kiến Các Viện nghiên cứu trọng điểm (Institutes of Eminence) – một chính sách nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của quốc gia này tới tầm quốc tế, tuy nhiên vẫn còn lo ngại về khả năng chính phủ Ấn Độ không đủ kinh phí hỗ trợ.


Viện nghiên cứu khoa học Ấn Độ, một trong các viện nghiên cứu trọng điểm của Ấn Độ. Ảnh: thehindu.com

Sáng kiến “Đại học trọng điểm” nhằm tạo ra một cơ cấu pháp lý cho phép chính phủ lựa chọn các trường đại học xuất sắc của quốc gia để tập trung đầu tư thành các học viện nghiên cứu và đào tạo ở tầm quốc tế. Trước đó, Chính phủ đã thông báo kế hoạch đầu tư, theo đó, mỗi trường đại học công lập sẽ nhận được 10 tỷ ruppee (110 triệu bảng) trong vòng 5 năm.

Dự kiến, chính phủ Ấn Độ sẽ chọn 20 trường đại học vào danh sách Đại học trọng điểm (10 trường công và 10 trường tư), tuy vậy danh sách đề xuất ban đầu đã bị loại bỏ vì các chỉ số được sử dụng để lựa chọn không chính xác. Hiện tại họ rút danh sách xuống còn 6 trường đại học (3 trường công và 3 trường tư).

N. Gopalaswami, người đứng đầu Ủy ban chuyên gia được trao quyền (Empowered Expert Committee) – bộ phận phụ trách tuyển chọn trường cho Sáng kiến này, đã trả lời CNN-News 18 là “không thể tìm đủ con số 20” trường đại học phù hợp, nguyên nhân là do nền tảng chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của Ấn Độ còn thấp. Theo nhiều nguồn tin mới thì Ủy ban này đã đưa thêm 5 trường đại học công khác nhưng không được Bộ phát triển Nguồn nhân lực công nhận. Trong một cuộc phỏng vấn khác với The Hindu, ông Gopalaswaki cho rằng các trường không được chọn trong vòng này có thể nộp đơn xin lại.

Alan Ruby, học giả cao cấp tại Liên minh Giáo dục Đại học và Dân chủ ở Đại học Pennsylvania, người đã gợi ý cho Chính phủ Ấn Độ về sáng kiến này, khẳng định rằng đây là “một quyết định hợp lý để tập trung” nguồn lực đầu tư và “chọn những trường đã sẵn sàng” để trở thành trường đẳng cấp quốc tế.

Ông cũng chia sẻ: “Một lời khuyên mà chúng tôi đưa ra cho Bộ về ‘đủ tiêu chuẩn 20’. Không nhất thiết cần phải có đủ 20 trường, quan trọng là phải sử dụng các nguồn lực vào những trường có tiềm năng thành công”. Nhìn chung, đây thực sự là một quyết định sáng suốt. Không cần phải đáp ứng đủ các hạn ngạch chỉ để ‘đủ tiêu chuẩn 20’ hoặc vì ai đó bảo ‘sẽ có 10 trường công lập và 10 trường tư’. Bộ không nên chấp thuận các trường đại học không đủ tiêu chuẩn”.

Nhưng Antara Senguta, một nghiên cứu viên chuyên về giáo dục đại học ở Observer Research Foundation, một think tank độc lập có trụ sở ở Ấn Độ, thắc mắc về quyết định này rằng “tại sao không để số lượng các úng viên trường Đại học trọng điểm tối thiểu là 11”. Bà cũng cho biết thêm: “Với ngân sách hàng năm là 10 crore rupees (110 triệu bảng Anh) cho 10 Đại học trọng điểm, mức tiền này có thể  hỗ trợ cho nhiều trường đại học công hơn để giúp họ chuẩn bị cho quá trình cải thiện chất lượng lên xuất sắc, thậm chí là có thể đạt vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng toàn cầu. Tương tự như vậy, Chính phủ không thực hiện bất kỳ cam kết tài chính nào với các trường đại học tư nhân, nhưng vẫn cần phải có một số hướng dẫn cụ thể để tư vấn và khuyến khích họ thực hiện”.

Ngoài ra, bà nhấn mạnh: “Nếu được thực hiện có chiến lược, đầu tư vào giáo dục không bao giờ là lãng phí đối với sự phát triển của đất nước”.

Thanh An dịch
Nguồn: https://www.timeshighereducation.com/news/indias-slimmer-excellence-initiative-intelligent-approach

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)