Đại học Pháp đối diện trước quyền tự chủ
Tiếp theo những cuộc đình công làm tê liệt hệ thống giao thông công cộng ở những thành phố lớn liên quan đến chế độ lương bổng và đãi ngộ của những ngành nghề đặc biệt, đầu tháng 11, nước Pháp lại bị rung động bởi những cuộc bãi khóa và chiếm đóng trường đại học của giới sinh viên ở nhiều thành phố lớn như Paris, Rouen, Tours, Toulouse, Lille, Rennes... chống lại luật về quyền tự chủ đại học mang tên Bộ trưởng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học Valéry Pécresse. Từ trước đến nay, các đại học ở Pháp vốn vẫn có quyền tự chủ. Vậy, tại sao lần này cụm từ này lại làm cho giới sinh viên lo ngại đến vậy?
Đạo luật này là một trong những chương trình xã hội quan trọng của tân chính phủ Pháp. Những bước chuẩn bị cho nó đã được khởi động từ cuối tháng 5.2007, ngay sau khi nội các mới được thành lâp. Tinh thần của nó có thể tóm gọn trong quan niệm của Thủ tướng Francois Fillon, đó là tạo nên những trường đại học có quyền tự chủ trong việc xây dựng cơ cấu, trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực, trong việc tổ chức đào tạo, trong việc kí kết các thỏa thuận với các đơn vị nghiên cứu, những trường lớn, những doanh nghiệp mà không cần đến sự phê chuẩn của các cấp giám hộ. Dự luật này chạm đến hệ thống bằng cấp truyền thống của đại học Pháp, đưa việc đào tạo nghề vào trung tâm của quá trình giảng dạy; chấp thuận cho các đại học tự chủ trong việc tuyển sinh vào trường mình; cho phép giới chủ và lãnh đạo doanh nghiệp được quyền tham gia vào việc hoạch định việc tổ chức giảng dạy và nghiên cứu của các đại học; trao cho các vị lãnh đạo của các trường đại học quyền tự chủ trong việc tuyển dụng giáo viên và tuyển sinh, quyền tự chủ giống như là một vị chủ doanh nghiệp. Có thể nói, đạo luật này là một sự áp dụng tinh thần của chủ nghĩa tân tự do vào giáo dục đại học mà theo đó, đại học sẽ phải “tự bơi”, phải tự quyết định số phận chính mình, phải chấp nhận những quy luật của thị trường và bị ném vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa. Tóm lại, trong con mắt nhiều người Pháp, đạo luật này chính là một sự rập khuôn hệ thống giáo dục đại học hiện hành của người Mĩ. Điều này có thể thấy rõ qua bộ hồ sơ liên quan đến quyền tự chủ đại học của tờ Le Monde thực hiện hồi tháng chín với tiêu đề “đại học đối diện với mô hình Mĩ”1.
Vấn đề là tại sao một hệ thống đại học đã sản sinh ra những “trường đại học trong mơ” như Havard, Yale, Stanford, MIT… những trường đại học với nguồn lực tài chính gần như vô tận (số vốn của trường Stanford tính đến năm 2007 là khoảng 14 tỉ USD và trường này vừa tiến hành một chiến dịch để bổ sung thêm 4,3 tỉ USD vào tài sản khổng lồ đó2), với đội ngũ giảng sư danh giá gồm toàn những người có uy tín khoa học lẫy lừng, với những điều kiện dạy và học tuyệt hảo, những thư viện khổng lồ và những phòng thí nghiệm tân kì lại khiến người ta phải lo lắng đến như vậy?
Theo GS. Christopher Newfield của trường đại học Californie Santa Barbara, tác giả cuốn Đại học thời hậu công nghiệp: Chiến tranh văn hóa và sự phá hủy tầng lớp trung lưu Mĩ, 1980 – 20053, sự phát triển đột biến của Đại học Mĩ sau Thế chiến II dựa trên một loạt các yếu tố: niềm khát khao tiếp cận với sự hiểu biết cho mọi người, quyền tự chủ về quản lí, giá trị của các đầu tư công cộng, tính mở về phía các phong trào xã hội (đại học Mĩ đã từng là tổ ấm của các phong trào chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh Việt Nam), sự kết hợp hài hòa nghiên cứu mũi nhọn và giáo dục công cộng. Điều này là sản phẩm của một loạt các chính sách liên quan đến giáo dục được hình thành trong thời chiến tranh lạnh: tăng đầu tư cho giáo dục đai học và nghiên cứu khoa học; tín dụng giáo dục tạo điều kiện cho các tầng lớp bình dân vào đại học; đại học trở thành nơi kết hợp nghiên cứu và giảng dạy; tinh thần dấn thân chính trị xuất hiện trong môi trường đại học; tính tự trị đại học dần dần được khẳng định, đại học được tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Nhưng từ đầu thập niên 80, khi cánh hữu lên nắm quyền ở Mĩ, những chính sách này dần dần bị cắt bỏ. Ngân sách dành cho đại học bị cắt giảm, các đại học bị buộc phải tự chủ, tự chịu trách nghiệm, bị buộc phải gắn chặt với thị trường lao động và giới tư bản. Nói trắng ra, đại học bị tư hữu hóa (hoặc gần như thế). Ngay cả các đại học công lập cũng phải tuân theo lôgích này. Họ cũng phải tăng học phí, phải thu hút tài chính từ các Mạnh thường quân và các hợp đồng đào tạo lao động, phải tái cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Và thế là những mặt trái của tấm huân chương vốn đã tiềm tàng càng ngày càng bộc lộ rõ: giáo dục chất lượng dành cho người giàu, đầu tư đòi hỏi thu lợi tức thời tập trung vào chỉ một số chuyên ngành của đại học và đe dọa xóa sổ một số chuyên ngành, sự cạnh tranh dẫn đến chi phí giáo dục quá cao, tập trung các nguồn lợi vô tận vào đỉnh hình tháp giáo dục cho một số trường đại học tinh hoa.
Mặt trái quan trọng nhất của nền giáo dục đại học ở Mĩ chính là sự bất bình đẳng, giữa các trường đại học cũng như về khả năng vào đại học của các tầng lớp cư dân. Theo một bản báo cáo được công bố tại Mĩ của Walter Benn Michaels, tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục đại học của Mĩ là hết sức sâu sắc. Trong khi 2/3 số thanh niên Mĩ thuộc một phần tư giàu của dân số được đi đại học thì chỉ có 14% thanh niên thuộc các gia đình nằm trong số 1/4 nghèo nhất là được trải qua bậc học này. Trong 146 trường tuyển chọn gắt gao nhất thì con số này lại còn có ý nghĩa hơn nữa: 74% sinh viên thuộc thành phần giàu có và 3% sinh viên thuộc loại nghèo… Người ta cũng biết rằng khi các trường quan trọng công bố tỉ lệ sinh viên thuộc các nhóm thiểu số (người gốc Phi, gốc Á, gốc Mĩ Latinh…) – 31% ở Princeton, 32% ở Yale, 37% ở Harvar…- họ không quan tâm đến thu nhập của sinh viên bằng quan tâm đến chủng tộc của sinh viên. Và đó là hậu quả của việc tăng học phí để bảo đàm nguồn lực cho đại học. Hơn nữa, cái gì cũng có giá của nó. Đơn giản, muốn có việc làm tốt sau khi ra trường, người ta phải trả nhiều tiền. Một ví dụ, chi phí này là 69.840USD một năm ở trường kinh doanh của Havard, xếp thứ 2 thế giới, bảo dảm lương cao nhất sau khi ra trường: 152.733 USD. Nói cách khác, hai năm học sẽ được bù bằng một năm lương. Vấn đề là người nghèo sẽ lấy đâu ra tiền?
Dự luật Valéry Pécresse vừa được thông qua về tự chủ đại học thực chất là một bước tiến lại gần mô hình Mĩ về đại học. Tinh thần của nó là: đại học bị ném vào cuộc cạnh tranh khốc liệt có tính toàn cầu. Người ta phải tự xoay sở để tồn tại và vươn lên. Tình thế này có những mặt tích cực. Như chính cô Julie Coudry, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên Pháp công nhận, đạo luật đã đưa việc hướng nghiệp trở thành một trong những sứ mạng chủ yếu của đại học bên cạnh đào tạo và nghiên cứu. Có điều, người Pháp lo ngại rằng dự luật đó sẽ trở thành một tác nhân làm đậm thêm sự bất bình đẳng xã hội hay không và liệu có thể dẫn đến một thứ chủ nghĩa duy kinh tế, đặt những mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và tiêu diệt tính nhân văn của đại học? Có lẽ, đó mới chính là điều bản chất nhất của cuộc đấu tranh này bên cạnh những yêu sách hết sức cụ thể về tính dân chủ của đại học (số lượng đại diện sinh viên trong hội đồng nhà trường), về các cơ chế tuyển sinh…
Bài học về dự luật cải tổ đại học của người Pháp cũng đáng để người Việt Nam suy nghĩ khi mà, như một bài bình luận của nhà báo Danh Đức chỉ rõ, nhiều nhà hoạch định chiến lược giáo dục ở Việt Nam đang rất say mê với “mô hình Mĩ”4.
——–
1http://www.monde-diplomatique.fr/carnet/2007-11-08-Protestations-etudiantes-en-France
2 http://www.monde-diplomatique.fr/2007/09/NEWFIELD/15109
3 http://www.monde-diplomatique.fr/2007/09/NEWFIELD/15109
4 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=226309&ChannelID=119
Vấn đề là tại sao một hệ thống đại học đã sản sinh ra những “trường đại học trong mơ” như Havard, Yale, Stanford, MIT… những trường đại học với nguồn lực tài chính gần như vô tận (số vốn của trường Stanford tính đến năm 2007 là khoảng 14 tỉ USD và trường này vừa tiến hành một chiến dịch để bổ sung thêm 4,3 tỉ USD vào tài sản khổng lồ đó2), với đội ngũ giảng sư danh giá gồm toàn những người có uy tín khoa học lẫy lừng, với những điều kiện dạy và học tuyệt hảo, những thư viện khổng lồ và những phòng thí nghiệm tân kì lại khiến người ta phải lo lắng đến như vậy?
Theo GS. Christopher Newfield của trường đại học Californie Santa Barbara, tác giả cuốn Đại học thời hậu công nghiệp: Chiến tranh văn hóa và sự phá hủy tầng lớp trung lưu Mĩ, 1980 – 20053, sự phát triển đột biến của Đại học Mĩ sau Thế chiến II dựa trên một loạt các yếu tố: niềm khát khao tiếp cận với sự hiểu biết cho mọi người, quyền tự chủ về quản lí, giá trị của các đầu tư công cộng, tính mở về phía các phong trào xã hội (đại học Mĩ đã từng là tổ ấm của các phong trào chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh Việt Nam), sự kết hợp hài hòa nghiên cứu mũi nhọn và giáo dục công cộng. Điều này là sản phẩm của một loạt các chính sách liên quan đến giáo dục được hình thành trong thời chiến tranh lạnh: tăng đầu tư cho giáo dục đai học và nghiên cứu khoa học; tín dụng giáo dục tạo điều kiện cho các tầng lớp bình dân vào đại học; đại học trở thành nơi kết hợp nghiên cứu và giảng dạy; tinh thần dấn thân chính trị xuất hiện trong môi trường đại học; tính tự trị đại học dần dần được khẳng định, đại học được tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Nhưng từ đầu thập niên 80, khi cánh hữu lên nắm quyền ở Mĩ, những chính sách này dần dần bị cắt bỏ. Ngân sách dành cho đại học bị cắt giảm, các đại học bị buộc phải tự chủ, tự chịu trách nghiệm, bị buộc phải gắn chặt với thị trường lao động và giới tư bản. Nói trắng ra, đại học bị tư hữu hóa (hoặc gần như thế). Ngay cả các đại học công lập cũng phải tuân theo lôgích này. Họ cũng phải tăng học phí, phải thu hút tài chính từ các Mạnh thường quân và các hợp đồng đào tạo lao động, phải tái cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Và thế là những mặt trái của tấm huân chương vốn đã tiềm tàng càng ngày càng bộc lộ rõ: giáo dục chất lượng dành cho người giàu, đầu tư đòi hỏi thu lợi tức thời tập trung vào chỉ một số chuyên ngành của đại học và đe dọa xóa sổ một số chuyên ngành, sự cạnh tranh dẫn đến chi phí giáo dục quá cao, tập trung các nguồn lợi vô tận vào đỉnh hình tháp giáo dục cho một số trường đại học tinh hoa.
Mặt trái quan trọng nhất của nền giáo dục đại học ở Mĩ chính là sự bất bình đẳng, giữa các trường đại học cũng như về khả năng vào đại học của các tầng lớp cư dân. Theo một bản báo cáo được công bố tại Mĩ của Walter Benn Michaels, tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục đại học của Mĩ là hết sức sâu sắc. Trong khi 2/3 số thanh niên Mĩ thuộc một phần tư giàu của dân số được đi đại học thì chỉ có 14% thanh niên thuộc các gia đình nằm trong số 1/4 nghèo nhất là được trải qua bậc học này. Trong 146 trường tuyển chọn gắt gao nhất thì con số này lại còn có ý nghĩa hơn nữa: 74% sinh viên thuộc thành phần giàu có và 3% sinh viên thuộc loại nghèo… Người ta cũng biết rằng khi các trường quan trọng công bố tỉ lệ sinh viên thuộc các nhóm thiểu số (người gốc Phi, gốc Á, gốc Mĩ Latinh…) – 31% ở Princeton, 32% ở Yale, 37% ở Harvar…- họ không quan tâm đến thu nhập của sinh viên bằng quan tâm đến chủng tộc của sinh viên. Và đó là hậu quả của việc tăng học phí để bảo đàm nguồn lực cho đại học. Hơn nữa, cái gì cũng có giá của nó. Đơn giản, muốn có việc làm tốt sau khi ra trường, người ta phải trả nhiều tiền. Một ví dụ, chi phí này là 69.840USD một năm ở trường kinh doanh của Havard, xếp thứ 2 thế giới, bảo dảm lương cao nhất sau khi ra trường: 152.733 USD. Nói cách khác, hai năm học sẽ được bù bằng một năm lương. Vấn đề là người nghèo sẽ lấy đâu ra tiền?
Dự luật Valéry Pécresse vừa được thông qua về tự chủ đại học thực chất là một bước tiến lại gần mô hình Mĩ về đại học. Tinh thần của nó là: đại học bị ném vào cuộc cạnh tranh khốc liệt có tính toàn cầu. Người ta phải tự xoay sở để tồn tại và vươn lên. Tình thế này có những mặt tích cực. Như chính cô Julie Coudry, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên Pháp công nhận, đạo luật đã đưa việc hướng nghiệp trở thành một trong những sứ mạng chủ yếu của đại học bên cạnh đào tạo và nghiên cứu. Có điều, người Pháp lo ngại rằng dự luật đó sẽ trở thành một tác nhân làm đậm thêm sự bất bình đẳng xã hội hay không và liệu có thể dẫn đến một thứ chủ nghĩa duy kinh tế, đặt những mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và tiêu diệt tính nhân văn của đại học? Có lẽ, đó mới chính là điều bản chất nhất của cuộc đấu tranh này bên cạnh những yêu sách hết sức cụ thể về tính dân chủ của đại học (số lượng đại diện sinh viên trong hội đồng nhà trường), về các cơ chế tuyển sinh…
Bài học về dự luật cải tổ đại học của người Pháp cũng đáng để người Việt Nam suy nghĩ khi mà, như một bài bình luận của nhà báo Danh Đức chỉ rõ, nhiều nhà hoạch định chiến lược giáo dục ở Việt Nam đang rất say mê với “mô hình Mĩ”4.
——–
1http://www.monde-diplomatique.fr/carnet/2007-11-08-Protestations-etudiantes-en-France
2 http://www.monde-diplomatique.fr/2007/09/NEWFIELD/15109
3 http://www.monde-diplomatique.fr/2007/09/NEWFIELD/15109
4 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=226309&ChannelID=119
Anh 1: Đại học Sorbonne
Anh 2: Một cuộc biểu tình của sinh viên Pháp
Lương Xuân Hà
(Visited 1 times, 1 visits today)