Hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
TÓM TẮT: Từ khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được bình thường hóa đến nay, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học giữa hai Chính phủ và các Trường Đại học, Cao đẳng của hai nước diễn ra mạnh mẽ và phong phú. Việc hợp tác này đã mang lại cơ hội học tập, nâng cao trình độ cho nhân dân hai nước, đặc biệt là đối với Việt Nam, góp phần cho sự phát triển ổn định, toàn diện và lâu dài của mối quan hệ Việt - Trung. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc hợp tác này cũng đặt ra những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong tương lai. Bài viết sẽ trình bày về thực trạng hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc, phân tích những đóng góp, hạn chế của nó đối với Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1. Nhu cầu hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc
Giáo dục đại học của Trung Quốc kể từ khi cải cách, mở cửa đến nay phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Xét về số lượng, tính đến nay Trung Quốc có khoảng hơn 1150 trường đại học; về chất lượng đào tạo của các trường đại học ở Trung Quốc cũng đã bước đầu được khẳng định và vươn ra tầm thế giới. Theo bảng xếp hạng của Trường Đại học giao thông Thượng Hải năm 2008, Trung Quốc đã có 18 trường được xếp vào nhóm 500 trường đại học hàng đầu của thể giới và nhóm 100 trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bảng 1: Tổng hợp thứ hạng của 10 trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc năm 2008 (không bao gồm Hồng Kông và Đài Loan)
STT |
World Rank |
Institution |
Region |
Regional Rank |
Country |
National Rank |
1 |
201-302 |
|
Asia/Pac |
23-41 |
|
1-6 |
2 |
201-302 |
|
Asia/Pac |
23-41 |
|
1-6 |
3 |
201-302 |
Shanghai Jiao Tong Univ |
Asia/Pac |
23-41 |
|
1-6 |
4 |
201-302 |
Tsinghua Univ |
Asia/Pac |
23-41 |
|
1-6 |
5 |
201-302 |
Univ Sci & Tech |
Asia/Pac |
23-41 |
|
1-6 |
6 |
201-302 |
|
Asia/Pac |
23-41 |
|
1-6 |
7 |
303-401 |
Fudan Univ |
Asia/Pac |
42-68 |
|
7 |
8 |
402-503 |
|
Asia/Pac |
69-100 |
|
8-18 |
9 |
402-503 |
|
Asia/Pac |
69-100 |
|
8-18 |
10 |
402-503 |
|
Asia/Pac |
69-100 |
|
8-18 |
Qua bảng tổng hợp trên, 6 trường Đại học nổi tiếng nhất của Trung Quốc gồm: Đại học Nam Kinh, Đại học Bắc Kinh, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Thanh Hoa, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Đại học Triết Giang đang ở nhóm các trường đại học có thứ hạng từ 23 đến 40 của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thứ hạng từ 201 đến 302 của thế giới; Trường Đại học Phúc Đán đứng thứ 7 của Trung Quốc được xếp ở nhóm có thứ hạng từ 41 đến 68 của khu vực và nhóm có thứ hạng từ 303 đến 401 của thế giới,… Tuy chưa có các trường đại học đứng hàng đầu thế giới, nhưng Trung Quốc đang có một khoảng cách khá xa cả về chất lượng lẫn trình độ đào tạo so với hệ thống giáo dục đại học của Việt
Đối với Việt
Sự phát triển của Việt
Tuy chất lượng đào tạo đại học của Trung Quốc không bằng các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, nhưng với lợi thế chi phí học tập và sinh hoạt rẻ, đi lại thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người dân Việt Nam, nên nhu cầu du học tại Trung Quốc của học sinh Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
Chính phủ Việt
2. Hợp tác đào tạo đại học giữa Việt
2.1. Hoạt động hợp tác giữa Chính phủ hai nước
Từ khi chính thức bình thường hóa đến nay, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt
Tiếp sau đó, ngành giáo dục hai nước lần lượt kí kết các văn kiện hợp tác cho từng giai đoạn: “Biên bản hội đàm về hợp tác giáo dục từ 1994 đến 1996”(12/1993); thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo giữa hai nước trong giai đoạn 1997 – 2000 (27/9/1996); “Thỏa thuận về giao lưu và hợp tác giáo dục giữa hai nước trong giai đoạn 2001 – 2004” (18/4/2000); “Chương trình hợp tác và giao lưu giáo dục Việt – Trung giai đoạn 2005 – 2010”(2005),….
Nội dung của các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm: “trao đổi đoàn đại biểu, trao đổi giáo viên, trao đổi lưu học sinh, hợp tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động học thuật, khuyến khích hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở nghiên cứu giáo dục và các trường học của hai nước”1. Đặc biệt trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (25/4 – 01/5/2009), hai bên nhất trí tăng cường hợp tác về giáo dục đại học và sau đại học, Trung Quốc giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sĩ từ năm 2009 đến 2020 và hỗ trợ Việt Nam kiểm định chất lượng giáo dục bậc đại học. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Chu Tế đã ký Hiệp định Công nhận tương đương bằng cấp giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Trên cơ sở những thỏa thuận trên, từ năm 1993 đến nay, hoạt động hợp tác giáo dục giữa Chính phủ hai nước đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc đã có những hỗ trợ cho một số trường đại học của Việt
Thứ hai, chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi thực tập sinh giữa hai nước bắt đầu được triển khai và đi vào ổn định. Trong giai đoạn từ năm học 1995 – 1996 đến năm học 2004 – 2005, Chính phủ Trung Quốc đã cấp học bổng cho 425 lưu học sinh Việt Nam sang du học tại Trung Quốc và ngược lại, số lưu học sinh Trung Quốc sang du học ở Việt Nam theo chương trình này là 92 người2. Năm 2002 và 2003, Trung Quốc cấp thêm 40 suất học bổng/năm ngoài kế hoạch và từ năm 2004 tăng lên 60 suất/năm để bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên dạy tiếng Trung Quốc trong dịp hè tại Trung Quốc.
Thứ ba, bên cạnh số du học sinh được đài thọ bằng nguồn học bổng viện trợ của Chính phủ hai nước, còn có nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học tự túc và bằng ngân sách Nhà nước (theo Đề án 322) tại các trường đại học của Trung Quốc. Tính đến năm 2006, có khoảng 10.000 lưu học sinh Việt
Những kết quả trên cho thấy, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay không ngừng phát triển, không chỉ hợp tác đào tạo ngôn ngữ của hai nước mà còn cả các ngành thể thao, văn hóa, khoa học – kĩ thuật,…dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.2. Hoạt động hợp tác trực tiếp giữa các trường đại học
Bên cạnh hoạt động hợp tác cấp Nhà nước, các trường đại học ở Việt Nam và Trung Quốc đã trực tiếp hợp tác đào tạo trình độ đại học chính quy và liên thông với nhiều ngành đào tạo khác nhau với hình thức chủ yếu là tổ chức các chương trình du học tại chỗ ở Việt Nam với nhiều mô hình như:
Hợp tác đào tạo theo mô hình 2+2
Mô hình này thường được áp dụng cho các ngành kinh tế, khoa học – công nghệ. Sinh viên có hai năm học ngoại ngữ và các môn cơ sở ở trong nước để đạt một khối lượng kiến thức cơ bản vững chắc cho chuyên ngành, đồng thời giúp sinh viên giảm được rất nhiều chi phí học tập. Trong hai năm cuối, sinh viên học chuyên ngành, thực tập tại trường đại học ở Trung Quốc.
Hợp tác đào tạo theo mô hình 1+3
Mô hình này thường được áp dụng cho ngành ngôn ngữ Trung Quốc, nhằm giúp sinh viên có 1 năm học tiếng Trung Quốc hoặc Việt Nam ở trong nước. Trong ba năm cuối, sinh viên học chuyên ngành, thực tập tại trường đại học ở Trung Quốc.
Hợp tác đào tạo theo mô hình 1+4
Sinh viên sẽ có một năm học tiếng Trung Quốc ở trong nước để có thể đạt được trình độ Hán ngữ tương đương HSK cấp độ 3. Trong 4 năm còn lại, sinh viên học chuyên ngành, thực tập,… tại trường đại học ở Trung Quốc.
Ngoài ra, các trường đại học ở Việt Nam và Trung Quốc đào tạo ngành tiếng Trung Quốc và tiếng Việt còn có những chương trình hợp tác ngắn hạn dưới 1 năm dành cho sinh viên sang học tập và thực hành.
Theo thống kê của Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Giáo dục Đào tạo, tính đến năm 2006, có khoảng trên 30 trường đại học và cao đẳng Việt Nam có quan hệ giao lưu, hợp tác trực tiếp với trên 45 trường đại học và học viện của Trung Quốc và hơn 20 Khoa ở các Trường Đại học Việt Nam đào tạo ngành tiếng Trung Quốc hoặc văn hóa Trung Quốc 4 (xem bảng 2), đưa Trung Quốc trở thành nước có nhiều trường đại học đang hợp tác đào tạo với các trường đại học Việt Nam nhất.
Bảng 2: Các trường đại học của Trung Quốc có hợp tác đào tạo trực tiếp với các trường đại học của Việt
STT |
Trường Đại học |
STT |
Trường Đại học |
01 |
Trường Đại học Dân tộc Vân |
18 |
Trường Đại học Quảng Tây |
02 |
Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Quế Lâm |
19 |
Trường Đại học Tài chính Thượng Hải |
03 |
Trường Đại học Bách khoa Quế Lâm |
20 |
Học viện Dân tộc Quảng Tây |
04 |
Trường Đại học Sư phạm Quế Lâm |
21 |
Học viện Hồng Hà |
05 |
Trường Đại học Công nghệ Quế Lâm |
22 |
Trường Đai học Nông nghiệp Vân |
06 |
Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung |
23 |
Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây |
07 |
Trường Đại học Dầu khí Trung Quốc |
24 |
Học viện TDTT Quảng Châu |
08 |
Học viện Khoa học và Công nghệ Hoa Bắc |
25 |
Trường Đại học y dược Quảng Châu |
09 |
Trường Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc |
26 |
Trường Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh |
10 |
Trường Đại học Tây Bắc (Tây An) |
27 |
Trường Đại học Khoa học Vũ Hán |
11 |
Trường Đại học Sư phạm An Huy |
28 |
Trường Đại học Công nghệ Hoa |
12 |
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh |
29 |
Trường Đại học Công nghiệp Nam Kinh |
13 |
Trường Đại học Công nghiệp An Huy |
30 |
Trường Đại học Sư phạm Hoa |
14 |
Trường Đại học Điện lực Hoa Bắc |
31 |
Trường Đại học y An Huy |
15 |
Trường Đại học Công nghệ Liêu Ninh |
32 |
Học viện Bách Sắc |
16 |
Trường Đại học Sư Phạm Nam Kinh |
33 |
Trường Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông |
17 |
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Sơn Đông |
34 |
Trường Đại học Công nghệ Quảng Đông |
Nguồn: Số liệu do tác giả tổng hợp từ các trường đại học ở Việt
3. Một số nhận xét, đánh giá và đề xuất
Những tác động tích cực
Hoạt động hợp tác đào tạo đại học giữa chính phủ hai nước và giữa các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua diễn ra khá linh hoạt, đơn giản và hiệu quả, giúp người học có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo, tạo ra nhiều cơ hội học tập ở các trường đại học của Trung Quốc có chất lượng khá hơn ở Việt Nam cho nhiều học sinh Việt Nam. Việc hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và Trung Quốc trong đào tạo tiếng Việt và tiếng Trung cũng đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hai chuyên ngành này.
Kết quả của hoạt động hợp tác trên đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của mỗi nước, đặc biệt là đối với Việt Nam, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện, ổn định và lâu dài của quan hệ Việt – Trung. Trong thời gian tới, hoạt động hợp tác này sẽ có khả năng tiếp tục phát triển mạnh hơn.
Những hạn chế và thách thức đối với Việt
Thực trạng hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua cho thấy, các trường đại học của Trung Quốc đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam phần lớn là những trường có chất lượng chưa cao (không có trường nào nằm trong số các trường có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng 100 của khu vực và 500 của thế giới).
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, đều là thành viên của WTO, mặt bằng chất lượng đào tạo của các trường đại học Trung Quốc hiện nay hơn hẳn Việt Nam và đang thu hút mạnh mẽ lực lượng học sinh Việt Nam. Với tốc độ phát triển của nền giáo dục đại học Trung Quốc như hiện nay và thực hiện những cam kết trong giáo dục giữa Việt Nam với WTO trong thời gian tới, chắc chắn các trường đại học Việt Nam sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các trường đại học của Trung Quốc nói chung và đặc biệt các trường thuộc các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Một số ý kiến đề xuất đối với Việt Nam
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cần tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác giáo dục giữa hai nước, để đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, trong điều kiện hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng kịp. Tuy nhiên bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng cần công bố những thông tin cụ thể về chất lượng của các chương trình đào tạo liên kết và các trường liên kết của Trung Quốc để hạn chế các chương trình liên kết chất lượng thấp, gây lãng phí.
Thứ hai, Trung Quốc hiện nay (2008) đã có 18 trường đại học nằm trong nhóm từ 201 đến 500 trường nổi tiếng của thế giới và nhóm 100 của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể để khuyến khích, thu hút các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc này hợp tác với các trường đại học Việt Nam và đầu tư vào Việt Nam. Với sự phát triển của quan hệ Việt – Trung như hiện nay, Việt Nam cũng có thể thông qua kênh ngoại giao để thu hút một số trường đại học hàng đầu của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam như mô hình của Trường Đại học Việt – Đức, Việt – Pháp đang được triển khai gần đây.
Thứ ba, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam, tạo ra được những trường đại học có tầm cỡ khu vực và quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các trường đại học Trung Quốc trong tương lai.
——–
*ThS. Trường Đại học Đồng Tháp
1 Trung tâm KHXH & NV Quốc gia – Trung tâm NC Trung Quốc (2001), Quan hệ kinh tế văn hoá Việt
2 Theo thống kê của Vụ quan hệ quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo.
3 Bộ Ngoại giao Việt
4 Vũ Minh Tuấn (2005), “Giao lưu và hợp tác giáo dục Việt – Trung thực trạng và triển vọng nền giáo dục Trung Quốc”, Việt
—————-
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Ngoại giao Việt
2. Nian Cai Liu, “Các trường đại học nghiên cứu ở Trung Quốc, sự phân biệt, cách phân loại và vị trí, đẳng cấp thế giới trong tương lai”, Thông tin giáo dục quốc tế, Sô 4/2008, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Tp. HCM.
3. Trung tâm KHXH & NV Quốc gia – Trung tâm NC Trung Quốc (2001), Quan hệ kinh tế văn hoá Việt
4. Vũ Minh Tuấn (2005), “Giao lưu và hợp tác giáo dục Việt – Trung thực trạng và triển vọng nền giáo dục Trung Quốc”, Việt
5.http://www.moet.edu.vn và website của các trường đại học ở Việt