Tại sao tôi sẽ không bao giờ khen con mình thông minh
Qua những nghiên cứu tỉ mẩn về cách nghĩ đối với việc học (learning mindsets) cũng như kinh nghiệm với con trai mình, tôi tin tưởng hơn bao giờ hết rằng thái độ về việc học quan trọng hơn bất cứ thứ gì ta dạy.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng não bộ cũng giống như cơ bắp vậy; càng sử dụng, càng phát triển. Họ đã phát hiện ra rằng những kết nối thần kinh hình thành và được gia cố ở mức cao nhất khi ta mắc lỗi trong việc khó, chứ không phải khi lặp đi lặp lại thành công trong những việc dễ.
Điều này có nghĩa là trí tuệ của ta không cố định, và cách tốt nhất để phát triển trí tuệ là nắm lấy cơ hội làm những việc có thể khiến ta phải vật lộn và thất bại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thấy điều này.Tiến sĩ Carol Dweck tại Đại học Stanford nghiên cứu cách suy nghĩ về học tập đến nay đã mấy chục năm. Bà thấy rằng đa số mọi người khư khư một trong hai cách nghĩ: cố định hoặc phát triển. Lối nghĩ cố định nhầm tưởng rằng trên đời, con người ta chỉ có thông minh hoặc không thông minh, và trí tuệ đã được định đoạt bởi gene. Những người có lối suy nghĩ phát triển sáng suốt nhận ra rằng năng lực và trí tuệ có thể phát triển nhờ nỗ lực, vật lộn và thất bại. Tiến sĩ Dweck nhận thấy những người với lối suy nghĩ cố định có xu hướng chỉ tập trung nỗ lực vào những việc mình có cơ hội thành công và lẩn tránh những việc có thể khiến mình phải vật lộn. Điều này giới hạn việc học hỏi của họ. Trái lại, những người có lối suy nghĩ phát triển thích ôm vào những thách thức và hiểu rằng sự ngoan cường cũng như nỗ lực có thể thay đổi kết quả học tập của mình.
Nếu cả xã hội bắt đầu biết thích vật lộn trong học hỏi, thì những tiềm năng cho nhân loại toàn cầu sẽ là vô tận! |
Tin vui là cách nghĩ có thể được dạy và uốn nắn. Điều rất thú vị là Tiến sĩ Dweck và các cộng sự đã phát triển những kỹ thuật mà họ gọi là “những can thiệp cho lối suy nghĩ phát triển”. Những kỹ thuật này đã cho thấy là thậm chí những thay đổi nho nhỏ trong giao tiếp hay những lời bình luận tưởng chừng như vô thưởng vô phạt cũng có thể mang đến những hệ quả lâu dài đối với cách nghĩ của con người. Ví dụ, khen ngợi tiến trình của một người (“Tôi rất thích cách em vật lộn với bài học”) thay vì khen một tính trạng vốn có hay một năng khiếu (“Em thông minh thật!”) là một cách gia cố lối suy nghĩ phát triển trong một người. Sự khen ngợi nỗ lực sẽ trân trọng và khuyến khích những cố gắng; còn sự khen ngợi năng khiếu sẽ củng cố quan niệm cho rằng người ta thành công hay không là bởi một đặc tính cố định. Chúng ta đã chứng kiến điều này ở Khan Academy: các học viên dành nhiều thời gian với chúng tôi hơn sau khi nhận được những tin nhắn khen ngợi nỗ lực dẻo dai và bền bỉ của họ cũng như nhấn mạnh rằng não bộ cũng giống như cơ bắp vậy.
Internet là một giấc mơ đối với người có lối suy nghĩ phát triển. Với Khan Academy, MOOCs và những mạng giáo dục khác, các bạn sở hữu cơ hội tiếp cận chưa từng có với nguồn học liệu vô tận giúp mình phát triển trí óc. Tuy nhiên, xã hội sẽ chẳng biết tận dụng điều này nếu lối suy nghĩ phát triển không thắng thế. Vậy, nếu chúng ta chủ động thay đổi hiện trạng này thì sao? Hình dung xem sẽ thế nào nếu chúng ta bắt đầu sử dụng bất cứ phương tiện nào mình có để kích thích lối suy nghĩ phát triển cho tất cả những người mình quan tâm? Điều này không chỉ bó hẹp trong Khan Academy hay môn đại số – nó được áp dụng vào cách bạn giao tiếp với con cái, cách quản lý nhân viên nơi làm việc, cách học một ngôn ngữ hay một nhạc cụ mới. Nếu cả xã hội bắt đầu biết thích vật lộn trong học hỏi, thì những tiềm năng cho nhân loại toàn cầu sẽ là vô tận!
Và đây là một bất ngờ dành cho các bạn. Đọc bài viết này, bạn đã bắt đầu trải nghiệm nửa thứ nhất của quá trình kích thích lối suy nghĩ phát triển. Nghiên cứu của Tiến sĩ Dweck cho thấy, đơn thuần việc được tiếp cận với bản thân nghiên cứu này đã có thể thay đổi lối suy nghĩ của một người. Nửa còn lại của quá trình can thiệp là trao đổi nghiên cứu này với những người khác. Chúng tôi đã làm một video tán dương những vật lộn trong học tập để giúp các bạn làm điều này. Rốt lại vì lẽ đó, nếu con trai tôi hay bất cứ ai, hỏi về chuyện học thì tôi chỉ mong họ biết một điều: miễn là bền bỉ, kiên trì vật lộn và vấp váp, cái gì rồi họ cũng có thể học được hết!
Salman Khan, 37 tuổi, là một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ gốc Bangladesh. Tốt nghiệp Đại học MIT ngành Toán học, Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, sau đó nhận bằng MBA tại Harvard, anh nguyên là nhà phân tích tài chính – một công việc mơ ước của bao người. Tuy nhiên, vì đam mê giáo dục, anh đã từ bỏ tất cả để chuyên tâm xây dựng và điều hành Khan Academy, trang giáo dục trực tuyến đi lên từ những video đơn giản, do tự Khan làm, trên mạng Youtube. Khan Academy ngày nay là trang giáo dục phi lợi nhuận, hoạt động với sứ mệnh: mang các bài giảng thú vị, dễ hiểu, theo tiêu chuẩn thế giới đến cho người học. Khan làm công việc này với niềm tin là ai cũng được và nên học, và có thể học bất cứ cái gì. Những bài viết của anh rất truyền cảm, có khả năng thay đổi cách nghĩ thông thường của con người về dạy và học, từ đó gặt hái được nhiều thành công hơn trong cuộc |