Ca bin cứu nạn trên máy bay: Khi hệ thống cứu nạn trở thành yếu tố gây rủi ro

Kỹ sư Vladimir Tatarenko người Ukraina đã ba năm trời tìm cách tiếp tục giảm rủi ro tai nạn hng không bằng việc nghiên cứu phát triển ca bin cứu nạn lắp trên máy bay.

Khi gặp nạn khoang tách ra khỏi phần còn lại của máy bay và rớt xuống mặt đất hoặc mặt nước nhờ có dù. Các phương tiện truyền thông coi ca bin thoát hiểm của kỹ sư Tatarenko là một sự đột phá về kỹ thuật, tuy nhiên các chuyên gia lại tỏ ra nghi ngờ về khả năng những cabin cứu nạn sẽ được lắp đặt trong máy bay trong tương lai. “Về kỹ thuật thì có thể tạo cabin cứu nạn trên máy bay” Andreas Bardenhagen, một trưởng ban thuộc Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Berlin, cho hay. “Tuy nhiên cái khoang này sẽ tạo ra một loạt vấn đề và cực kỳ tốn kém.”

Theo ông, trọng lượng máy bay sẽ tăng khoảng 15% khi lắp cabin so với trước đó. Cũng vì trọng lượng tăng nên tiêu hao nhiên liệu của máy bay cũng tăng từ 10 đến 15%, đồng thời để thiết kế, lắp đặt khoang cứu nạn  nhà chế tạo máy bay phải phát triển một loại máy bay hoàn toàn mới – cho đến nay khi triển khai một loại máy bay mới có thể  mất khoảng 10 năm. “Chi phí để cho ra đời một mẫu máy bay mới cỡ bạc tỷ USD” chuyên gia này cho hay. Khoản chi phí này tất nhiên sẽ phải tính vào giá vé máy bay.

Ngoài ra, việc kỹ sư Tatarenko dự định dùng thuốc nổ để tách ca bin cứu nạn ra khỏi máy bay  – đây là điều không được phép vì sẽ trở thành yếu tố rủi ra đối với hệ thống an toàn bay. Vì vậy vị chuyên gia này cho rằng, ý tưởng về một khoang cứu nạn có thể bật, tách  khỏi máy bay là không thực tế. Theo ông “cần phải ý thức rằng, với chi phí vừa phải vẫn có thể tăng đáng kể các tiêu chuẩn về an toàn bay và từ đó cứu được nhiều sinh mạng hơn.”

Xuân Hoài dịch “Tuần kinh tế” 25.1.2016

Tác giả