Các nhà virus học khám phá viêm gan C giành giải Nobel y sinh 2020

Harvey Alter, Michael Houghton và Charles Rice đã cùng chia sẻ giải thưởng cho nghiên cứu về một loại bệnh là nguyên nhân dẫn đến hàng trăm nghìn cái chết mỗi năm.

Bộ ba các nhà khoa học, những người đã nhận diện và xác định được đặc điểm của virus hepatitis dẫn đến nhiều trường hợp mắc bệnh gan — Virus viêm gan C — là chủ nhân của giải Nobel y sinh 2020.

Những người thắng giải là Harvey Alter, làm việc tại Viện Y học Mỹ ở Bethesda, Maryland; Michael Houghton, hiện tại làm việc tại trường đại học Alberta ở Canada, và Charles Rice, hiện làm việc tại trường đại học Rockefeller ở New York. Những công trình nghiên cứu của họ về virus viêm gan C đã dẫn đến những điều trị hiệu quả chống lại sự lây nhiễm tại gan.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính, 71 triệu người trên toàn thế giới đã bị lây nhiễm viêm gan C mãn tính, đây vốn là nguyên nhân dẫn đến gần 400.000 cái chết mỗi năm, phần lớn là bệnh xơ gan và ung thư gan.

Giải thưởng năm nay vô cùng xứng đáng, Ellie Barnes – nhà nghiên cứu về thuốc điều trị gan và miễn dịch học tại trường đại học Oxford, Anh, nhận xét. “Nó nổi bật như một thành quả khoa học lớn lao. Chúng ta có một điểm tựa để điều trị cho những người bị nhiễm bệnh”, bà nói.

Mầm bệnh từ máu

Trong những năm 1970, Alter nghiên cứu về sự lây truyền virus hepatitis là kết quả của việc truyền máu. Các công trình trước đó đã nhận diện được các virus hepatitis A và B nhưng Alter đã phát hiện được một loại thứ ba, cũng gây bệnh qua đường máu – có thể làm lây nhiễm bệnh cho các con tinh tinh.

Houghton, sau đó làm việc tại Chiron Corporation ở Emeryville, California và đồng nghiệp đã nhận diện được con virus nhờ vào nghiên cứu vật liệu di truyền từ những con tinh tinh bị nhiễm, chứng tỏ đó là một dạng mới của RNA trong virus thuộc về họ Flavivirus. Chúng có tên là virus hepatitis C.

Một nhóm nghiên cứu do Rice dẫn dắt tại trường đại học Washington ở St. Louis, Missouri đã sử dụng các kỹ thuật di truyền để phân định đặc điểm phân chia của hệ gene hepatitis C, vốn có vai trò sao chép virus, làm thấy rõ vai trò của nó trong việc gây ra bệnh gan.

Trong thập kỷ qua, những phương pháp điều trị virus này kém hiệu quả đã được thay thế bằng những loại thuốc hiệu quả trong việc trực tiếp kiềm chế nó. Các loại thuốc này có hiệu quả trong việc chữa trị phần lớn trường hợp lây nhiễm virus viêm gan C nhưng chi phí cao khiến chưa thể áp dụng rộng rãi những loại thuốc này tại nhiều quốc gia thu thập thấp và trung bình.

Điều trị đòi hỏi cần có một phác đồ thuốc trong vòng 8 đến 12 tuần, Barnes cho biết. 

Virus viêm gan C virus qua kính hiển vi điện tử. Nguồn: Cavallini James/BSIP/SPL

Những khó khăn về vaccine

WHO đã đề ra một mục tiêu để loại trừ virus viêm gan C vào năm 2030, điều mà theo Barnes thì có thể đạt được. Nhưng để thành hiện thực, bà cho biết thêm là có thể cần một loại vaccine.

Quá trình phát triển một vaccine rất chậm chạp, một phần do nỗ lực này ít nhận được đầu tư và cũng do bản chất phức tạp của loài virus này. Di truyền của mỗi dòng virus viêm gan C khác nhau một cách kỳ lạ: Barnes ước tính, virus viêm gan C có sự đa dạng gấp 10 lần HIV, và “tăng vô hạn” hơn nhiều so với coronavirus SARS-CoV-2. Và thật khó để trông nom các ca điều trị lâm sàng trong số đông người bị nhiễm virus viêm gan C virus nặng nhất.

Không vấn đề nào là không thể vượt qua, Barnes lưu ý. “Con virus này đã được khám phá 30 năm trước và chúng ta vẫn chưa có được vaccine,” bà nói. “Chúng ta vẫn có những người bị lây nhiễm và chết vì viêm gan C. Từ góc nhìn này, có thể thấy là câu chuyện vẫn chưa kết thúc.”

Anh Vũ dịch

Nguồnhttps://www.nature.com/articles/d41586-020-02763-x

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)