Cảnh báo về thay đổi khí hậu
Sự thay đổi khí hậu trên toàn cầu do việc tăng trưởng khí lồng kính sẽ dẫn đến những nguy cơ lớn. Các tổ chức khoa học đã nhiều thập kỷ phác thảo một viễn cảnh ngày càng rõ nét và cảnh báo vấn đề đến mọi người.
CHƯƠNG TRÌNH: “Bốn yếu tố: những vấn đề của toàn cầu hoá và phát triển”
L’ Espace, từ 10 đến 16 tháng 12 năm 2007, vào hồi 18h30 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007, 18h30. ” Thay đổi khí hậu : các mô hình cho ta biết điều gì? “, Ông Hervé Le Treut, Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khí tượng học Động lực (CNRS/Đại học Bách Khoa) trình bày. Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2007, 18h30. “Những vấn đề về nước”, Ông Jean-Franỗois Donzier, Tổng giám đốc Cơ quan Quốc tế về Nước trình bày. Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2007, 18h30. “Giám sát vệ sịnh y tế và dịch bệnh “, Ông Franỗois Bricare, Trưởng khoa các bệnh nhiềm trùng và nhiệt đới thuộc Bệnh viện Salpêtrière, Paris trình bày. Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2007, 18h30. “Nông nghiệp và Phát triển”, Ông Marcel Mazoyer, Kỹ sư nông nghiệp, Giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Paris-Grignon trình bày. Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2007, 18h30. “Du lịch và văn hoá”, Nhà triết học Yves Michaud trình bày. Thứ bảy ngày 15 tháng 12 năm 2007, 18h30. “Các bài hát Pháp trước nguy cơ của toàn cầu hoá” Nhà xã hội học, nhà bình luận Philippe Meyer trình bày. |
Cần phải nêu lên tính cấp bách của vấn đề mà vẫn phải giữ được những điều chính xác lẫn những điều còn nghi hoặc trong việc tiên đoán thay đổi khí hậu một cách định lượng. Làm thế nào biểu hiện được sự đồng thuận của các nhà khoa học song đồng thời vẫn dành chỗ cho những điều nhạy cảm khi xác định sự quan trọng của những nhiễu loạn đối với khí hậu? Để làm đựơc điều đó cần nhắc lại rằng cách đơn giản và thực tiễn nhất là nêu lên các kết quả chính từ những hồ sơ khoa học và những điều kiện trong đó các hồ sơ được hoàn thành.
Khí quyển, đại dương, các băng hà lớn là những môi trường phức tạp (tương tác lẫn nhau trong các quá trình cơ học, vật lý, hóa học hoặc sinh học) tạo nên cách gọi là hệ khí hậu (système climatique). Trong nhiều tỷ năm các điều kiện khí hậu đã biến động nhiều.
Trong hai triệu năm gần đây loài người đã phát triển trong một khí hậu dao động giữa các điều kiện băng hà và gian băng(interglacière). Những dao động này có nguyên nhân nguồn gốc vũ trụ.
Văn minh loài người được phát triển trong vòng 10.000 năm trong điều kiện của kỷ gian băng (interglacière). Đã 5000 năm khí hậu trái đất tương đối ổn định. Theo các số liệu của M.Le Roy Ladurie những thăng giáng khí hậu chỉ biểu hiện ở những thăng giáng nhiệt độ trong khoảng vài phần mười độ, so với sự gia tăng nhiệt độ mà chúng ta dự báo cho tương lai vì hiệu ứng lồng kính, hoặc so với sự thăng giáng 5 đến 6 độ khi bước khỏi một kỷ gian băng. Kỷ gian băng tương đối dài và ổn định: lượng CO2 có hằng số gần bằng 280 ppm (phần trên triệu).
Đã hơn một thế kỷ các hoạt động của con người gây nguy cơ phá vỡ hằng số đó. Lượng CO2 đã đạt lên đến 370 ppm. Lượng CO2 này phát sinh do đốt dầu, than và khí. Hiện tượng này không xảy ra trước 1850. Hiện nay CO2 đạt đến mức 2 tỷ tấn cacbon/năm. Nhiều loại khí khác (như méthane, fréon-liên quan đến tầng ozone) cũng gia tăng đáng kể.
Hiện tượng này có tính tích lũy (cumulatif), toàn cầu (global) và không đảo ngược (irréversible) và có ảnh hưởng đến những thế kỷ sau. Do đó chúng ta cần có những hành động toàn diện.
Hiệu ứng nhà kính sẽ làm nóng các hạ tầng của khí quyển, hiệu ứng này có mặt tích cực là làm cho khí quyển ấm lên tạo điều kiện sống cho nhiều loài song cũng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Hiệu ứng nhà kính đã được nghiên cứu trong nhiều năm. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều mô hình số, càng ngày càng phản ánh được thực tế khách quan của khí hậu. Các mô hình này có quy mô rất lớn, sử dụng các phương trình cơ học, vật lý cho phép chúng ta xác định được những đặc trưng của nhiều đối tượng: gió, hải lưu, sa mạc, băng hà… Sau 30 năm hoạt động của hàng nghìn nhà khoa học, chúng ta đã có một câu trả lời rõ ràng: có thể số hóa các mô hình của hành tinh chúng ta (lẽ dĩ nhiên chưa hoàn hảo). Các mô hình có ứng dụng rộng rãi: dự báo khí hậu, dự báo biển, dự báo các thăng giáng khí hậu trong nhiều điều kiện khác nhau, như trong kỷ băng hà chẳng hạn. Như vậy chúng ta có trong tay nhiều công cụ hữu hiệu (mặc dầu chưa hoàn chỉnh) đã được kiểm nghiệm để nghiên cứu hiệu ứng nhà kính nói riêng.
Công việc sử dụng các mô hình được tổ chức liên chính phủ GIEC (Groupe intergouvernemental pour l’évolution des climats, tiếng Anh là IPCC-Intergovernmental Panel on Climate Change) tổng kết thường xuyên để đạt trình độ quốc tế cao nhất. Báo cáo đầu tiên của GIEC dựa trên mô hình tương đối đơn giản cho thấy rằng nhiệt độ sẽ tăng chừng 2 đến 5 độ nếu lượng CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi. Hai báo cáo khác (1995&2001) và báo cáo thứ tư (tháng hai/2007) đã tổng kết khối lượng công việc rất lớn, phân tích kết quả các mô phỏng số hiện đại nhất( khoảng 200 công trình dựa trên 15 mô hình). Các kết quả lẽ dĩ nhiên phụ thuộc vào dữ liệu về phát thải khí lồng kính và tính hoàn thiện của mô hình vì hệ khí hậu là một hệ rất phức tạp. Những mô phỏng phức tạp hơn, hiện đại hơn thực hiện trên các siêu máy tính như chương trình Earth Simulator(Mô phỏng Trái đất) của Nhật cho những kết quả về hiệu ứng lồng kính xét (về cấp độ các trị số) trùng với các kết quả trước đây. Trong kỷ nguyên công nghiệp nhiệt độ đã gia tăng 0,80C, sự gia tăng nhiệt độ này đã đẩy lùi băng trên các núi, làm giảm khối lượng băng hà và nâng cao mức nước biển lên 3mm/năm so với 1mm/năm trong thế kỷ 20. Những kịch bản mới đưa ra kết quả gia tăng nhiệt độ bằng 2 đến 6 độ vào năm 2100 (gần tương tự sự gia tăng nhiệt độ khi bước khỏi một kỷ gian băng). Một sự gia tăng nhiệt độ như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không đảo ngược: các hải lưu thay đổi, các băng cực tan dần, hệ sinh thái thay đổi và tất cả những thay đổi này lại ảnh hưởng ngược lại đến khí hậu. Những thay đổi này sẽ gây nên tình trạng những hệ sinh thái và những xã hội khó thích ứng với môi trường.
Sự cảnh báo về thay đổi khí hậu phải được đi kèm theo một chính sách về môi trường. Chúng ta phải có một chính sách thể hiện trách nhiệm của những nước phát thải nhiều khí lồng kính đối với những nước chịu nhiều tác động của khí hậu. Vấn đề khí hậu là không riêng cho các giới khoa học mà đòi hỏi một sự thảo luận rộng rãi trên các phương diện đạo đức, chính trị và trách nhiệm.