Công bố kế hoạch xây dựng sáu lò phản ứng AP1000 ở Ấn Độ
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới thủ đô Washington DC vào đầu tháng 6, Nhà Trắng đã có tuyên bố chung Hoa Kỳ - Ấn Độ, trong đó thông báo “bắt đầu công tác chuẩn bị” kế hoạch xây dựng sáu lò phản ứng công nghệ AP1000 của nhà cung cấp Westinghouse ở Ấn Độ.
Thủ tướng Narendra Modi và tổng thống Barack Obama hoan nghênh thương vụ 6 LPU AP1000 của Westinghouse
* Hợp đồng cung ứng đầu tiên của Mỹ kể từ khi Hiệp định hợp tác hạt nhân Hoa kỳ-Ấn độ được ký kết.
* Dự án lớn nhất đối với thiết kế lò phản ứng năng lượng mới AP1000 của Westinghouse.
* Quốc hội Mỹ sẽ phải khôi phục đầy đủ ban lãnh đạo Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa kỳ trước khi ký kết thương vụ.
Tuyên bố chung này ghi nhận sự phát triển đỉnh cao sau một thập kỷ hợp tác giữa hai nước về vấn đề hạt nhân dân sự, trong đó bao gồm cả việc “nâng cao hiểu biết” vào tháng 1/2015 để hướng đến khẳng định lập trường của Ấn Độ về vấn đề trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực hạt nhân và sự phê chuẩn “Công ước bồi thường bổ sung cho thiệt hại hạt nhân” của Ấn Độ vào tháng 2/2016.
Tại cuộc trò chuyện với Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-Ấn Độ, ông Modi đánh giá dự án “sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới trong hợp tác hạt nhân và khoa học của chúng tôi”.
Theo tuyên bố chung, Công ty điện lực Westinghouse và Tập đoàn điện hạt nhân Ấn Độ sẽ bắt đầu công việc thiết kế kỹ thuật và địa điểm ngay lập tức trong khi hai bên làm việc hướng tới hoàn tất thỏa thuận hợp đồng vào tháng 6/2017.
Ấn Độ coi năng lượng hạt nhân như là một “nguồn điện an toàn với môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước”.
“Viện Năng lượng Hạt nhân NEI (tổ chức đại diện ngành công nghiệp hạt nhân Hoa kỳ) chúc mừng Westinghouse và chính phủ Ấn Độ về tuyên bố chung nhằm mở rộng vai trò của năng lượng hạt nhân như là nguồn năng lượng đáng tin cậy, không carbon và cần thiết ở Ấn Độ”, Giám đốc Chương trình nhà cung cấp của NEI, Ted Jones nói. “Các cơ sở này sẽ nâng cao mức sống cho phần lớn dân Ấn Độ hiện vẫn chưa được tiếp cận với việc cung cấp điện ổn định”.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, một phần việc các cuộc đàm phán hướng tới hợp đồng cuối cùng là Ấn Độ và Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ cùng làm việc hướng tới một gói tài chính cạnh tranh cho dự án.
Tuy nhiên, ông Jones lưu ý rằng mặc dù hoạt động của Ngân hàng Xuất nhập khẩu đã được cho phép hoạt động trở lại tháng 12/2015 sau một cuộc tranh cãi kéo dài ở Quốc hội, song cần khôi phục quyền biểu quyết của các thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng để bắt đầu phê duyệt các giao dịch lớn hơn 10 triệu đô la. Theo lý giải của ông, “Ngân hàng Xuất nhập khẩu có thể thực hiện vai trò của mình chỉ khi Quốc hội xác nhận một đề cử cho ban giám đốc của ngân hàng”.
Một khi hoàn thành, việc xây dựng sáu lò phản ứng, dự án trị giá nhiều tỷ USD này sẽ là một trong những dự án lớn nhất trong lịch sử của loại lò AP1000, lớn hơn rất nhiều các dự án lò sử dụng công nghệ tương tự đang xây dựng tại Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dự kiến, việc thực hiện dự án sẽ mang lại hàng ngàn công việc với thu nhập cao cho Hoa Kỳ, ông Jones cho biết.
Ấn Độ coi năng lượng hạt nhân như là nguồn điện an toàn với môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước.
Hiện hai lò phản ứng AP1000 1.100 MWe ở mỗi địa điểm đang được xây dựng tại phía Nam của Vogtle ở Georgia, SCANA Corp V.C. Summer site ở miền Nam Carolina, và tại Sanmen và Haiyang ở Trung Quốc. Tổ máy Sanmen 1 dự kiến sẽ là lò AP1000 đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu năm tới.
Địa điểm cho dự án sáu lò phản ứng công nghệ AP1000 của Ấn độ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các bài viết trên phương tiện truyền thông đã suy đoán rằng, có thể địa điểm xây dựng ban đầu tại bang Gujarat, quê hương của Thủ tướng Modi, sẽ được thay đổi và nhiều khả năng, các lò phản ứng này sẽ được xây dựng ở bang miền nam Andhra Pradesh.
Dự án với Westinghouse là một phần của những kế hoạch đầy tham vọng của Ấn Độ nhằm tăng nguồn điện hạt nhân từ 5.300 MW hiện nay lên nhiều lần đến 63.000 megawatt vào năm 2032 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Nguyễn Thị Thu Hà tổng hợp