Cực quang mới trên sao Thổ
Ngoài dạng cực quang như thường thấy trên Trái đất, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện sao Thổ có một dạng cực quang khác, mờ hơn nhưng liên tục.
Loại cực quang được biết đến lâu nay ở sao Thổ có xuất xứ giống như cực quang trên Trái đất, nghĩa là phát sáng định kỳ. Chúng sinh ra khi do gió mặt trời thổi tới, va vào từ trường bao quanh hành tinh gây phát sáng ở hai cực. Song, sao Thổ có thể có một dạng cực quang khác nữa, tương tự như đã thấy trên sao Mộc. Theo các chuyên gia, nguồn gốc của nó có thể là là do bụi từ vệ tinh Enceladus của hành tinh này thổi tới. Và khi và chạm với bầu khí quyển của Thổ tinh, các hạt bụi này cũng bùng sáng, tạo nên vòng cực quang mờ ở hai cực. Vệ tinh Enceladus mỗi giây lại thổi khoảng 100 kg vật liệu vào quỹ đạo xung quanh sao Thổ, thông qua các cột hơi nước được phát hiện lần đầu vào năm 2005.
T. An
(theo NewScientist)