Dự thảo Luật Công nghệ cao

Luật Công nghệ cao do Bộ KH&CN soạn thảo sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào ngày 28/5, sau đó Ban soạn thảo sẽ tiếp tục xây dựng và dự kiến đến cuối tháng 10, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua Luật này. Mong bạn đọc đóng góp ý kiến cho Dự thảo.

 

down

QUỐC HỘI

 

Luật số: /2008/QH12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Dự thảo dự kiến tiếp thu ý kiến của UBTVQH và UBKHCN&MTQH

 

QUỐC HỘI

 

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khóa XII, kỳ họp thứ ……

 

LUẬT CÔNG NGHỆ CAO

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Quốc hội ban hành Luật Công nghệ cao.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động công nghệ cao và các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.

    1. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.

    1. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Công nghệ cao là công nghệ tiên tiến, mới, được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tính năng vượt trội và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới, hiện đại hoá và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
  2. Hot động công ngh cao là nghiên cu và phát trin, ng dng công ngh cao; sn xut sn phm, cung ng dch v công ngh cao; ươm to công ngh, ươm to doanh nghip công ngh cao; phát trin doanh nghip, công nghip công ngh cao.
  3. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm mới do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng cao, tính năng vượt trội và giá trị gia tăng cao.
  4. Doanh nghip công ngh cao là doanh nghip sn xut sn phm công ngh cao, cung ng dch v công ngh cao; có năng lc nghiên cu và phát trin công ngh cao.
  5. Công nghip công ngh cao là ngành kinh tế – k thut sn xut sn phm công ngh cao và cung ng dch v công ngh cao.
  6. Ươm to công ngh cao là hot động tr giúp t chc, cá nhân to ra, hoàn thin công ngh cao có trin vng thương mi hóa t ý tưởng công ngh hoc kết qu nghiên cu và phát trin.
  7. Ươm to doanh nghip công ngh cao là hot động tr giúp t chc, cá nhân các điu kin cn thiết để thành lp và hot động trong giai đon ban đầu ca doanh nghip công ngh cao.
  8. Cơ s ươm to công ngh cao, ươm to doanh nghip công ngh cao là cơ sở cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết để thực hiện việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
  9. Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; có ranh giới địa lý xác định, được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
    1. Áp dụng pháp luật
  1. Hoạt động công nghệ cao và các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này với các quy định của pháp luật có liên quan về cùng một nội dung thì áp dụng các quy định của Luật này.
  3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
    1. Chính sách đối với hoạt động công nghệ cao
  1. Nhà nước huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư, ưu tiên phân bổ ngân sách và đảm bảo tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động công nghệ cao.
  2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất cho các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
  3. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và có chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ phù hợp với đặc thù của công nghệ cao.
  4. Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp, cơ chế đối với một số dự án phát triển công nghệ cao đặc biệt theo lĩnh vực công nghệ cao được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Luật này.
    1. Lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
  1. Nguyên tắc xác định lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển:
  1. Phù hợp với xu thế phát triển công nghệ cao của thế giới, chính sách của nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước;
  1. Có hiệu quả lớn đối với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế – xã hội;
  2. Hình thành một số ngành công nghiệp, ngành dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế – xã hội cao, đóng góp quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
  1. Các lĩnh vực công nghệ cao sau đây được ưu tiên phát triển:
    1. Công nghệ thông tin;
    2. Công nghệ sinh học;
    3. Tự động hóa;
    4. Vật liệu mới.
  1. Căn cứ vào Khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định chi tiết về các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển; sửa đổi, bổ sung các lĩnh vực công nghệ cao quy định tại Khoản 2 Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo từng thời kỳ
    1. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao được khuyến khích phát triển

1. Nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao được khuyến khích đầu tư phát triển:

  1. Được tạo ra từ công nghệ cao thuộc các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Luật này;
  2. Có tiềm năng thị trường lớn, có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thân thiện môi trường, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững;
  3. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng giai đoạn;
  4. Có khả năng xuất khẩu, thay thế sản phẩm nhập khẩu;

    đ) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

2. Chính phủ công bố Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích đầu tư phát triển quy định tại Khoản 1 của Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

    1. Trách nhiệm quản lý nhà nước
  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động công nghệ cao.
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ cao.
  3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ cao theo phân công của Chính phủ.
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ cao tại địa phương.
    1. Chương trình quốc gia về công nghệ cao
  1. Chương trình quốc gia về công nghệ cao có mục tiêu nâng cao năng lực, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao quốc gia, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp công nghệ cao phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
  2. Chương trình quốc gia về công nghệ cao tập trung đầu tư cho những hoạt động sau đây thuộc các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên phát triển quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Luật này:
  1. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ cao;
  1. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao;
  2. Thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
  3. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động công nghệ cao phù hợp với mục tiêu và nội dung của Chương trình.
  1. Chính phủ tổ chức xây dựng Chương trình quốc gia về công nghệ cao, có các biện pháp đặc biệt và bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện Chương trình phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
  1. Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý của bộ ngành, địa phương.
    1. Hợp tác quốc tế về công nghệ cao

Nhà nước có chính sách và biện pháp sau đây nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về công nghệ cao:

  1. Khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với các nước có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến; tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn công nghiệp và tài chính nước ngoài trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và cùng có lợi.
  2. Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tham gia các dự án, chương trình hợp tác nghiên cứu khu vực và quốc tế về công nghệ cao; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế triển khai các hoạt động hợp tác phát triển công nghệ cao tại Việt Nam.
  3. Đặc biệt coi trọng hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, ưu tiên đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học tiên tiến khu vực và thế giới, đồng thời, có chính sách thu hút lực lượng khoa học trẻ đã tu nghiệp ở nước ngoài về nước nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ hoặc thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.
  4. Thúc đẩy lộ trình hội nhập quốc tế về công nghệ cao, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao các công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp trong nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ với khu vực và thế giới, đóng góp có hiệu quả cho tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
    1. Các hành vi bị nghiêm cấm
  1. Lợi dụng hoạt động công nghệ cao để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.
  2. Lợi dụng hoạt động công nghệ cao để gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  3. Hoạt động công nghệ cao gây hậu quả xấu cho sức khỏe, tính mạng con người và môi trường.
  4. Hoạt động công nghệ cao hoặc sử dụng kết quả hoạt động công nghệ cao gây hậu quả trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc.
  5. Tiết lộ bất hợp pháp bí mật về công nghệ cao.
  6. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao.


Chương II
ỨNG DỤNG, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO

    1. Ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao là việc tiếp nhận, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bao gồm:

  1. Tiếp nhận và áp dụng công nghệ cao đã được thương mại hóa.
  2. Tiếp nhận, áp dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
    1. Ứng dụng công nghệ cao được khuyến khích, hỗ trợ

Ứng dụng công nghệ cao đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ:

1. Tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.

2. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.

3. Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

4. Bảo vệ sức khỏe con người.

5. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

6. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường.

7. Phục vụ quốc phòng, an ninh.

    1. Biện pháp khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao
  1. Tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện dự án ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các quy định tại Điều 13 của Luật này được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ sau đây:
  1. Được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật;
  1. Được trích khấu hao nhanh đối với tài sản cố định đầu tư cho dự án ứng dụng công nghệ cao nhưng không quá 2 lần mức khấu hao theo quy định hiện hành;
  2. Được Chương trình quốc gia về công nghệ cao xem xét hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nhân lực, chi phí nghiên cứu làm chủ, thích nghi, đổi mới công nghệ cao phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ cao.
  1. Nhà nước đầu tư ứng dụng công nghệ cao để thực hiện các nhiệm vụ công ích.
  1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan quy định tiêu chí xác định các dự án ứng dụng công nghệ cao để được hưởng các ưu đãi quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
    1. Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
  1. Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Luật này; định hướng vào việc thích nghi, đổi mới các công nghệ cao chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, tạo được một số công nghệ cao trong nước có điều kiện và lợi thế phát triển.
  2. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số hạ tầng cơ sở kỹ thuật hiện đại, tiên tiến phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ cao sau đây:

  1. Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia;
  2. Hạ tầng thông tin;
  3. Tổ chức nghiên cứu và phát triển;
  4. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
    1. Các biện pháp thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
  1. Tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu công nghệ cao và có kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích cao về kinh tế và xã hội của Việt Nam được Chương trình quốc gia về công nghệ cao hỗ trợ một phần hoặc toàn phần chi phí hoạt động nghiên cứu và phát triển đã bỏ ra.
  2. Tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp tự nguyện cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao được khấu trừ phần tài trợ, đóng góp khi xác định thu nhập chịu thuế và được tôn vinh theo quy định của pháp luật.
  3. Tổ chức, cá nhân nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao được miễn các khoản thuế, lệ phí liên quan đến khoản được tài trợ.
  4. Các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm trên cơ sở liên doanh, liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp được Chương trình Quốc gia về Công nghệ cao hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư cho trang thiết bị nghiên cứu.
  5. Các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau:
  1. Được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật;
  1. Được giao đất không thu tiền đối với đất được sử dụng để thực hiện dự án ở vị trí thuận lợi; miễn thuế sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  2. Được Chương trình quốc gia về công nghệ cao hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm;
  3. Được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ kinh phí, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật;

đ) Được trích khấu hao nhanh đối với tài sản cố định đầu tư cho dự án ứng dụng công nghệ cao nhưng không quá 2 lần mức khấu hao theo quy định hiện hành.

  1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, thủ tục hành chính để xây dựng cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
    1. Chuyển giao công nghệ cao, nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao
  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ cao phục vụ nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kinh doanh được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  2. Nhà nước dành kinh phí để nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao thiết yếu để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, phát triển, nhân rộng công nghệ cao; nhập khẩu một số công nghệ cao mà trong nước chưa tạo ra được phục vụ các dự án kinh tế – xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
  3. Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao quy định tại Khoản 2 Điều này.
    1. Thông tin về công nghệ cao
  1. Chính phủ tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về công nghệ cao, đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ cao.
  2. Nhà nước có biện pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân có công nghệ cao mới được tạo ra trong nước thực hiện việc công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ cao và tham gia chợ, hội chợ công nghệ ở trong nước và nước ngoài.
  3. Nhà nước thông qua Chương trình quốc gia về công nghệ cao để hỗ trợ cho việc xúc tiến tìm kiếm, phổ biến thông tin về công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong và ngoài nước bằng các hình thức thích hợp.


Chương III

CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

    1. Phát triển công nghiệp công nghệ cao
  1. Chính phủ xác định và xây dựng chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Luật này.
  2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về công nghệ cao được giao như sau:
  1. Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
  1. Xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao;
  2. Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao;

d) Xây dựng công nghiệp phụ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.

    1. Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án cung ứng dịch vụ công nghệ cao
  1. Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án cung ứng dịch vụ công nghệ cao phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  1. Các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao được quy định tại Khoản 3 Điều 6;
  1. Có đầu tư liên tục và thực hiện nghiên cứu và phát triển cho việc đổi mới công nghệ;
  2. Có đủ đội ngũ cán bộ trình độ cao làm công tác nghiên cứu và phát triển;
  3. Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên ngành và tiêu chuẩn về môi trường và các quy định liên quan khác.
  1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan quy định cụ thể các yêu cầu tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này trong từng thời kỳ; tổ chức việc công nhận dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án cung ứng dịch vụ công nghệ cao và định kỳ kiểm tra việc đảm bảo yêu cầu đó trong quá trình hoạt động của dự án.
  1. Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án cung ứng dịch vụ công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau:

a) Được ưu đãi theo được quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều 16 của Luật này;

b) Được giao đất không thu tiền đối với đất được sử dụng, thuê đất để thực hiện dự án ở vị trí thuận lợi, miễn, giảm thuế sử dụng đất, các khoản thu đối với đất theo quy định của Luật Đất đai.

    1. Doanh nghiệp công nghệ cao
  1. Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao quy định tại Điều 7 của Luật này;

b) Đảm bảo mức chi cho nghiên cứu và phát triển, có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, có doanh thu chủ yếu từ sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên ngành và tiêu chuẩn về môi trường.

  1. Doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các ưu đãi được nêu tại các Điểm a, c Khoản 5 Điều 16 của Luật này.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan quy định tiêu chí, trình tự và thủ tục công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

    1. Khởi nghiệp doanh nghiệp công nghệ cao của các tổ chức khoa học và công nghệ
  1. Tổ chức khoa học và công nghệ có quyền thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.
  2. Tổ chức khoa học và công nghệ trong quá trình thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau đây:
  1. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước;
  1. Được góp vốn bằng một số tài sản của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
  1. Giảng viên, cán bộ nghiên cứu của tổ chức khoa học và công nghệ được phép thành lập doanh nghiệp công nghệ cao và thực hiện các hoạt động công nghệ cao.
    1. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
  1. Cơ sở sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao phải trợ giúp các tổ chức, cá nhân để tạo ra công nghệ cao, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao.
  2. Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp cao phải đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau đây:

a) Có hạ tầng cơ sở làm việc, thông tin liên lạc, Internet, cơ sở nghiên cứu và thí nghiệm để trợ giúp thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thực hiện việc tạo ra công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao;

b) Có đội ngũ chuyên gia tư vấn, mạng lưới chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp;

c) Có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo;

d) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể các yêu cầu đối với các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở nghiên cứu xây dựng kế hoạch xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao ở một số trường đại học và cơ sở nghiên cứu để tạo ra công nghê cao và thực hiện việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu về công nghệ cao.
    1. Các biện pháp khuyến khích cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
  1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao thuộc các lĩnh vực quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Luật này.
  2. Nhà nước khuyến khích các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
  3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau:

a) Được ưu đãi theo các Điểm a, b Khoản 5 Điều 16 của Luật này;

 

b) Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có sử dụng kinh phí của nhà nước được giữ lại các nguồn thu cho tái đầu tư.

    1. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
  1. Hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao:
  1. Tổ chức, cá nhân có ý tưởng công nghệ cao, kết quả nghiên cứu công nghệ cao, công nghệ cao chưa được hoàn thiện và có mục tiêu thương mại hóa công nghệ cao có quyền đăng ký thực hiện ươm tạo công nghệ cao tại các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
  1. Tổ chức, cá nhân có sở hữu công nghệ cao và có mục tiêu thành lập doanh nghiệp công nghệ cao để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao được quyền đăng ký thực hiện ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp cao;
  2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao mới thành lập, có quy mô rất nhỏ và có mục tiêu phát triển thành doanh nghiệp công nghệ cao được quyền đăng ký thực hiện ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, uơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
  3. Tổ chức, cá nhân thực hiện ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm tạo ra công nghệ cao, hình thành, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao theo hợp đồng với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau đây:

a) Các ưu đãi quy định tại các Điểm a, c Khoản 5 Điều 16 của Luật này;

b) Được Chương trình quốc gia về công nghệ cao hỗ trợ kinh phí ươm tạo, lãi suất vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, kinh phí thuê văn phòng, phòng thí nghiệm, dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn chuyên môn, thương mại, pháp lý, tài chính và các dịch vụ cần thiết khác để thực hiện việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

c) Được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

    1. Đầu tư mạo hiểm cho công nghệ cao
  1. Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao là đầu tư phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn, có tính rủi ro cao, được thực hiện bằng hình thức góp vốn và tư vấn cho tổ chức, cá nhân được đầu tư.
  2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm công nghệ cao, thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam.
  3. Các tổ chức thực hiện đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quy định tại Khoản 2 Điều này được hưởng mức ưu đãi cao nhất thuế thu nhập doanh nghiệp.
  4. Chính phủ quy định việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao.


Chương IV

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ CAO

    1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực công nghệ cao
  1. Việc phát triển nhân lực công nghệ cao được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Luật này.
  2. Quy hoạch, kế hoạch quốc gia phát triển nhân lực công nghệ cao phải chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, đồng bộ, theo ê-kíp để đáp ứng mục tiêu phát triển các công nghệ cao được ưu tiên phát triển.
  3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch quốc gia phát triển nhân lực công nghệ cao.
  4. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch quốc gia phát triển nhân lực công nghệ cao, các bộ ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực công nghệ cao phục vụ yêu cầu phát triển công nghệ cao thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương mình.
    1. Đầu tư phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao
  1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao có liên doanh, liên kết với nước ngoài.
  2. Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau đây:
  1. Được hưởng các ưu đãi được quy định tại Khoản 5 Điều 16 của Luật này;
  1. Được Chương trình quốc gia về công nghệ cao hỗ trợ tối đa 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao.
  1. Cơ sở đào tạo tham gia đào tạo nhân lực công nghệ cao được hưởng các ưu đãi quy định tại Điểm a, c, d Khoản 5 Điều 16 của Luật này.
    1. Đào tạo nhân lực công nghệ cao
  1. Nhà nước dành kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực công nghệ cao.
  2. Chương trình, dự án về ứng dụng và phát triển công nghệ cao sử dụng ngân sách nhà nước phải có hạng mục đào tạo nhân lực công nghệ cao.
  3. Chi phí của các tổ chức, cá nhân cho việc thu hút chuyên gia công nghệ cao tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực công nghệ cao được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  4. Nhà nước thực hiện việc bảo lãnh đối với số tiền vay của các cá nhân được đào tạo về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.
  5. Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
    1. Sử dụng nhân lực công nghệ cao
  1. Nhà nước có chế độ lương, nhà ở và điều kiện làm việc thuận lợi để thu hút nhân lực công nghệ cao vào làm việc tại các cơ sở do Nhà nước quản lý.
  2. Người thực hiện các hoạt động công nghệ cao được ưu tiên xét tuyển trong các chương trình của Nhà nước về đào tạo, thực tập nâng cao nghề nghiệp trong và ngoài nước.
    1. Ưu đãi đối với chuyên gia công nghệ cao
  1. Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với chuyên gia trong nước và ngoài nước thực hiện các hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
  2. Nhà nước tạo điều kiện làm việc để chuyên gia công nghệ cao thực hiện các hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng.
  3. Chuyên gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao ở Việt Nam được:
  1. Hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập từ hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế;
  1. Phong tặng học hàm, học vị, danh hiệu vinh dự của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
  2. Hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  1. Chuyên gia công nghệ cao trong nước đảm nhận các nhiệm vụ tương đương như các chuyên gia công nghệ cao nước ngoài trong các hoạt động công nghệ cao được hưởng các điều kiện sống và làm việc như đối với chuyên gia công nghệ cao nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  1. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu chí xác định chuyên gia công nghệ cao.

Chương V

KHU CÔNG NGHỆ CAO
    1. Yêu cầu đối với khu công nghệ cao
  1. Khu công nghệ cao phải là nơi tạo ra được các công nghệ cao, sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao; trình diễn các mô hình sản phẩm công nghệ cao trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
  1. Có vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, trình diễn các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng cao;
  1. Có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo;
  2. Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu công nghệ cao theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
    1. Chức năng, nhiệm vụ của khu công nghệ cao
  1. Khu công nghệ cao thực hiện một hoặc một số chức năng chính sau đây:
  1. Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao;
  1. Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
  2. Sản xuất và trình diễn các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao dựa trên kết quả nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
  1. Khu công nghệ cao có các nhiệm vụ chính sau đây:
  1. Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao;
  2. Gắn kết nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao;
  3. Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
    1. Quy hoạch phát triển các khu công nghệ cao

Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    1. Đầu tư xây dựng và quản lý khu công nghệ cao
  1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số khu công nghệ cao tại các vùng kinh tế trọng điểm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng ở các khu công nghệ cao đã được phê duyệt.
  2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghệ cao được hưởng các ưu đãi sau:
  1. Giao đất không thu tiền đối với đất để xây dựng khu công nghệ cao. Chính phủ quy định cụ thể thời hạn miễn tiền sử dụng đất đối với từng loại hình khu công nghệ cao cụ thể;
  1. Hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình quốc gia về công nghệ cao để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao;
  2. Kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đúng chức năng trong dự án đã được phê duyệt;
  3. Hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư, tái định canh cho các hộ gia đình bị thu hồi đất;

đ) Hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

  1. Nhà nước ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để xây dựng khu công nghệ cao.
  2. Chính phủ ban hành quy chế quản lý các khu công nghệ cao.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    1. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực kể từ ngày …. tháng … năm 200….

    1. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ …. thông qua ngày ….. tháng……năm 2008.

            CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

            Nguyễn Phú Trọng


Tác giả