Giải thưởng Nobel Y học 2009

Ba nhà khoa học Mỹ Elizabeth H. Blackburn, Carol W. Greider và Jack W. Szostak đã giành được giải Nobel Y học 2009 nhờ những công trình nghiên cứu về cơ chế tự bảo vệ của các nhiễm sắc thể, mở ra những hướng mới trong điều trị ung thư và chống lão hóa.  

 Ba nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời về cơ chế tự bảo vệ chống lại thoái hóa của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào khi nghiên cứu các đầu mút của các nhiễm sắc thể được gọi là telomere, thường được so sánh như phần đầu mút nhựa của dây giày ngăn cho chúng khỏi bị xước.
Công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học được tiến hành từ những năm 1970-1980 đã cho thấy các tế bào ung thư sử dụng telomerase để chống lại sự phát triển ngoài tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, các nhà khoa học tin rằng sự thoái hóa của DNA được enzim sửa chữa có liên quan tới một vài căn bệnh.
“Những phát hiện của Blackburn, Greider và Szostak đã mở ra kích chiều mới trong việc tìm hiểu các tế bào, rọi luồng ánh sáng vào cơ chế mắc bệnh và thúc đẩy việc phát triển những phương pháp chữa trị mới“, Ủy ban giải thưởng Nobel khẳng định. Mười nhà khoa học nữ đã nhận giải thưởng Y học danh giá kể từ khi giải Nobel ra đời năm 1901 nhưng đây là lần đầu tiên có hai nhà khoa học nữ cùng được nhận giải.

Thành tựu y học bắt đầu từ sự tò mò
Blackburn có hai quốc tịch Mỹ và Áo hiện là Giáo sư Sinh học và sinh lý học tại trường Đại học California-San Francisco. Greider là Giáo sư của khoa Sinh học phân tử và di truyền của trường Y thuộc Đại học Johns Hopkins, Baltimore. Greider giải thích: Nghiên cứu của nhóm bắt đầu bằng những thí nghiệm nhằm hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của các tế bào chứ không phải vì một suy luận về các kết quả y học nào đó. “Nghiên cứu vì sự tò mò khoa học thực sự quan trọng. Nghiên cứu về căn bệnh không phải là cách duy nhất tìm ra câu trả lời, nhưng cả hai phối hợp với nhau”, bà nói.
Szostak 56 tuổi sinh tại London nhưng làm việc tại trường Y Harvard từ năm 1979 và hiện là Giáo sư Di truyền học. Ông cũng cộng tác với Viện Y học Howard Hughes. “Khi bắt đầu nghiên cứu chúng tôi chỉ quan tâm tới câu hỏi về việc sao chép của DNA và tại sao các đầu mút của nhiễm sắc thể lại được duy trì. Tại thời điểm đó chúng tôi không có ý nghĩ liên quan tới những vấn đề khác”, Szostak chia sẻ. Ông nói thêm rằng cơ chế duy trì các đầu mút của các phân tử DNA đóng vai trò quan trọng trong phòng chữa ung thư và lão hóa. Còn rất nhiều việc phải làm để phát triển các phương pháp chữa các bệnh về máu, da và phổi dựa vào kết quả nghiên cứu đoạt giải Nobel này.

Những triển vọng mới trong phòng chống ung thư và lão hóa
Telomerase bắt đầu hoạt động trước khi bào thai được sinh ra khi các tế bào phân chia nhanh chóng. Vào độ tuổi 4-5 hầu hết tách ra khỏi tế bào. Điều này có nghĩa là các telomere thoái hóa theo thời gian dẫn tới sự lão hóa hoặc đôi khi ngưng hoạt động của các tế bào. Theo các nhà khoa học, bổ sung các telomerase vào tế bào người có thể kéo dài vòng đời của chúng vĩnh viễn.
Nghiên cứu này đã gợi mở rằng các telomerase có thể trở thành “suối nguồn thanh xuân”. Nhưng các chuyên gia cho rằng lão hóa phức tạp hơn những thay đổi chỉ diễn ra trong các telomere. Họ vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu những vai trò của telomere và có thể sẽ tìm ra những phương pháp phòng tránh một số biểu hiện của lão hóa.
Một công trình nghiên cứu khác chỉ ra rằng các telomerase giúp các tế bào ung thư chống lại sự phát triển ngoài tầm kiểm soát. “Các nhà khoa học đang cố gắng khai thác đặc điểm này để tạo ra những phương pháp chữa bệnh mới“, Jerry Shay trung tâm Y học, Đại học Texas Southwestern, Dallas nói. Shay cũng hy vọng những phương pháp chữa bệnh dựa vào telomerase sẽ được sản xuất trong vòng 4 năm tới.
Giải thưởng Nobel gồm 10 triệu SEK (Krona Thụy Điển, khoảng 1,4 triệu USD), sẽ được trao cho ba nhà khoa học vào ngày 10/12. Trước đó các nhà khoa học cũng đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín cho công trình nghiên cứu của họ. Năm 2006, họ cùng chia nhau giải thưởng Lasker, thường được gọi là giải Nobel của Mỹ.
   Theo New York Times

 

Tác giả

(Visited 12 times, 1 visits today)