Hệ thống nước cổ đại biến Israel thành thiên đường
Các nhà khoa học ở Israel đã khai quật một hệ thống dẫn nước cổ đại đã được người Ba Tư nâng cấp thành những công trình nghệ thuật để biến sa mạc thành một thiên đường.
Hệ thống gồm các hồ chứa nước, đường ống dẫn nước và những đường hầm dưới mặt đất để phục vụ một trong những cung điện rộng lớn nhất ở vương quốc Judea.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cung điện lần đầu tiên vào năm 1954, trải dài trên diện tích 2,4 ha. Những cuộc khai quật gần đây đã làm lộ ra một hệ thống dẫn nước độc đáo có diện tích gần 70 m2.
“Họ đã tìm thấy một cung điện hoành tráng, đẹp hơn cả những cung điện ở Jerusalem có từ cuối thời kỳ đồ Sắt đến cuối giai đoạn trong kinh thánh thuộc thế kỷ thứ 7”, Oded Lipschits, nhà khảo cổ tại Đại học Tel Aviv cho biết.
Cơ sở hạ tầng của cung điện đã được chỉnh sửa qua nhiều thế kỷ để phù hợp với nhu cầu của người Babylon, Ba Tư, La Mã và Hasmoneans, những người từng thống trị vùng đất thánh.
Người Ba Tư, giành được sự kiểm soát khu vực vào năm 659 từ tay người Babylon, đã cải tiến hệ thống nước và biến nó thành một công trình nghệ thuật. Họ đã bổ sung những thác nước nhỏ nhằm biến nơi này thành một thiên đường.
“Hãy thử tưởng tượng trên mảnh đất cằn khô này cây cối và nước chảy dào dạt khắp nơi”, Lipschits nói. “Điều này rất quan trọng với những ai muốn cảm thấy họ không phải đang ở một góc hẻo lánh trên sa mạc”.
Yuval Gadot, chuyên gia khảo cổ tại Đại học Tel Aviv cho biết các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ hệ thống hoạt động như thế nào. “Có thể nước mưa chảy từ mái nhà xuống qua các ống nước chảy vào bể chứa hoặc vào các bể ngầm dưới nước và được đưa tới các cánh đồng gần đó cung cấp cho mùa màng hay vườn tược”.
Trong nhiều thế kỷ nay, việc cung cấp nước là một trong những vấn đề gay cấn ở khu vực Trung Đông, nơi phần lớn khu vực là sa mạc.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cung điện lần đầu tiên vào năm 1954, trải dài trên diện tích 2,4 ha. Những cuộc khai quật gần đây đã làm lộ ra một hệ thống dẫn nước độc đáo có diện tích gần 70 m2.
“Họ đã tìm thấy một cung điện hoành tráng, đẹp hơn cả những cung điện ở Jerusalem có từ cuối thời kỳ đồ Sắt đến cuối giai đoạn trong kinh thánh thuộc thế kỷ thứ 7”, Oded Lipschits, nhà khảo cổ tại Đại học Tel Aviv cho biết.
Cơ sở hạ tầng của cung điện đã được chỉnh sửa qua nhiều thế kỷ để phù hợp với nhu cầu của người Babylon, Ba Tư, La Mã và Hasmoneans, những người từng thống trị vùng đất thánh.
Người Ba Tư, giành được sự kiểm soát khu vực vào năm 659 từ tay người Babylon, đã cải tiến hệ thống nước và biến nó thành một công trình nghệ thuật. Họ đã bổ sung những thác nước nhỏ nhằm biến nơi này thành một thiên đường.
“Hãy thử tưởng tượng trên mảnh đất cằn khô này cây cối và nước chảy dào dạt khắp nơi”, Lipschits nói. “Điều này rất quan trọng với những ai muốn cảm thấy họ không phải đang ở một góc hẻo lánh trên sa mạc”.
Yuval Gadot, chuyên gia khảo cổ tại Đại học Tel Aviv cho biết các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ hệ thống hoạt động như thế nào. “Có thể nước mưa chảy từ mái nhà xuống qua các ống nước chảy vào bể chứa hoặc vào các bể ngầm dưới nước và được đưa tới các cánh đồng gần đó cung cấp cho mùa màng hay vườn tược”.
Trong nhiều thế kỷ nay, việc cung cấp nước là một trong những vấn đề gay cấn ở khu vực Trung Đông, nơi phần lớn khu vực là sa mạc.
(theo Reuters)
M.T.
M.T.
(Visited 2 times, 1 visits today)