Hệ thống thuế lũy tiến khiến người dân hạnh phúc hơn
Một nghiên cứu mới trong đó so sánh 54 quốc gia chỉ ra rằng việc đồng đều hóa thuế có nguy cơ làm giảm phúc lợi xã hội. “Chính sách thuế càng lũy tiến thì người dân càng hạnh phúc”, nhà tâm lý học Shigehiro Oishi thuộc ĐH Virginia tóm tắt kết quả nghiên cứu.
Mức độ lũy tiến được đánh giá bởi sự khác biệt giữa mức thuế suất cao nhất và thấp nhất, đã điều chỉnh lại theo những nhân tố trùng hợp như kích cỡ gia đình, các khoản thuế an sinh xã hội phải trả, và các lợi ích thuế cá nhân nhận được.
Kết quả là: Trên trung bình, dân cư ở những nước với mức thuế mức lũy tiến cao nhất đánh giá cuộc sống của họ gần nhất với mức “tốt nhất có thể”. Họ cũng cho biết có nhiều trải nghiệm thoải mái hơn và ít trải nghiệm khó chịu hơn là những người sống các quốc gia với mức thuế có tính lũy tiến thấp hơn. Hạnh phúc này được giải thích bởi “mức độ thỏa mãn cao hơn với hàng hóa công, như nhà cửa, giáo dục, và giao thông công cộng”.
Chi tiêu chính phủ ở mức cao không đem lại nhiều hạnh phúc hơn, dù rằng phúc lợi gắn với sự thoải mãn về các dịch vụ do nhà nước tài trợ. Thực tế, có sự tỉ lệ nghịch giữa chi tiêu chính phủ và mức hạnh phúc trung bình.
“Số liệu này khá kì lạ”, Oishi nói. Ông đoán sự chênh này có thể cho thấy những khác biệt giữa các quốc gia trong tính hiệu quả của việc phân phối các dịch vụ hoặc của khả năng tương đối của người dân trong việc tiếp cận chúng. Ví dụ, Mỹ chi nhiều tiền hơn cả cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe so với các nước phát triển khác, “nhưng vị trí quốc tế của Mỹ trong các lĩnh vực này thì không lấy gì làm cao”. Những kết quả gây bất ngờ này có thể được làm sáng tỏ trong những nghiên cứu sâu hơn.
Nghiên cứu này, giống như những nghiên cứu Oishi đã tiến hành trước đó khi xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và đời sống cá nhân, có ý nghĩa xã hội quan trọng. “Nếu mục tiêu của xã hội là để các công dân hạnh phúc, chính sách thuế cần phải tính đến. Một số chính sách nhất định, như mức lũy tiến thuế, dường như mang đến hạnh phúc của người dân”.