Hơn 4.000 hóa chất trong nhựa là dạng nguy hiểm

Đây là kết quả của một nỗ lực biên soạn ra một cơ sở dữ liệu toàn diện về hóa chất tồn tại trong nhựa.

Nguồn: DW

Sau một năm tập trung vào các báo cáo khoa học và các các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nhà khoa học với tài trợ của Quỹ nghiên cứu Nauy đã tập hợp được một danh sách hơn 16.000 ‘hóa chất nhựa’ – các hợp chất được tìm thấy trong nhựa hoặc được cho là được sử dụng trong đó – bao gồm các nguyên liệu thô và phụ gia như làm tăng độ bền và màu sắc.

Có ít nhất 4.200 “bền bỉ, có thể tích tụ sinh học, cơ động và/hoặc độc hại”, nhóm nghiên cứu tìm ra. Và “thật đáng kinh ngạc”, theo tác giả thứ nhất Martin Wagner, một nhà độc học môi trường tại ĐH Khoa học và công nghệ Nauy ở Trondheim. Nhóm nghiên cứu đã khám phá là dữ liệu hóa chất độc hại này có chứa hơn 10.000 hóa chất, và hơn 9.000 trong số này chưa từng được công khai thông tin là được tích hợp trong các loại đồ nhựa.

Thật khó để có được thông tin về mọi loại hóa chất này, một phần bởi vì ngành công nghiệp thường không sẵn sàng chia sẻ thông tin độc quyền, Wagner nói. Nỗ lực biên soạn dữ liệu đầy đủ rất quan trọng, các nhà nghiên cứu nói. “Đây là báo cáo hoàn hiện nhất hiện nay”, Bethanie Carney Almroth, một nhà độc học sinh thái tại đại học Gothenburg ở Thụy Điển, người không tham gia vào báo cáo này. “Các con số này thật khủng khiếp”.

Báo cáo được công khai vào ngày 14/3/2024, trong thời điểm vòng đàm phán tiếp theo cho một hiệp ước về ô nhiễm nhựa toàn cầu của Liên hợp quốc. Các nhà khoa học đã vận động cho hiệp ước này, vốn thỏa thuận về tất cả các khía cạnh của sản xuất nhựa và quản lý chất thải nhựa, bao gồm một danh sách các loại polymer nhựa và lo ngại về hóa chất – một số trong đó được biết là đã xâm lấn vào thực phẩm, nước và môi trường, với nhiều tác động đến sức khỏe con người và hệ sinh thái 1. Các cuộc thảo luận liên quan đến hiệp ước ở Ottawa vào tháng tới và đang được lên lịch để đi đến phiên chót ở Busan, Hàn Quốc ở tháng 12/2024.

Báo cáo lưu ý là dẫu gần 1.000 hóa chất đáng lo ngại cũng được theo sát bằng những nỗ lực toàn cầu khác như Công ước Stockholm về các hóa chất hữu cơ khó phân hủy, nhưng hơn 3.600 hóa chất thì chưa được bổ sung. Các tác giả đánh giá các hóa chất này là một “danh sách đỏ” cần được điều chỉnh. “Thông điệp này vô cùng rõ ràng,” Wagner nói. Ông cũng là thành viên của Liên minh Các nhà khoa học cho một hiệp ước nhựa hiệu quả, một nhóm cốt lõi được hình thành để tư vấn về quá trình vận động cho công ước.

Hiệp hội công nghiệp nhựa, một nhóm có trụ sở ở Washington DC có mục tiêu “bảo vệ, khuyến khích và tăng trưởng ngành công nghiệp nhựa”, không phản hồi câu hỏi của Nature về vấn đề này. Một thông cáo báo chí từ Kimberly Wise, phó chủ tịch điều phối và kỹ thuật của Hội đồng hóa học Mỹ (ACC), một nhóm thương mại tại Washington DC đại diện cho các công ty hóa chất Mỹ, nói: “Phụ gia nhựa đem lai nhiều lợi ích quan trọng làm tăng cường chức năng, độ bền của sản phẩm nhựa, cho phép chúng ta làm được nhiều hơn với ít nguyên liệu hơn… Thật không may, báo  cáo đang tìm kiếm cách thúc đẩy một khung rủi ro để loại bỏ những phơi nhiễm và gây hại trong thế giới thật trong một bức tranh chưa toàn vẹn của bên điều chỉnh và công chúng”.

Những nguy hiểm lan tràn

Nhiều nỗ lực để điều chỉnh các hóa chất, như Đạo luật kiểm soát các hợp chất độc hại năm 1976 của Mỹ, chấp nhận một cách tiếp cận rủi ro, đánh giá một hóa chất bằng việc tính đến cả những nguy hiểm của nó và khả năng phơi nhiễm nó. Các tác giả của báo cáo thay vào đó, sử dụng cách tiếp cận mang tính dự phòng nhiều hơn chỉ nhìn vào khía cạnh nguy hiểm – một phần vì nhựa quá lan tràn nên đánh giá sự phơi nhiễm có thể là vấn đề phức tạp về mặt hậu cần.

Điều Wagner ngạc nhiên là có bao nhiêu loại hóa chất gây lo ngại mà nhóm nghiên cứu tìm ra và bằng cách nào chúng lại phổ biến như vậy. Trong quá khứ, nhiều nhà nghiên cứu và những người khác đồng ý là các hóa chất gây lo ngại nhất là các hợp chất di sản, không còn thực sự được sử dụng trong ngành sản xuất nhựa nữa, ông nói. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục là hàng tá hóa chất loại đó vẫn còn được sử dụng. “Trong số các dạng polymer chính thì chúng tôi tìm thấy hơn 400 hóa chất đáng lo ngại. Điều này thật đáng ngạc nhiên”, Wagner nói.

Với số lượng lớn hóa chất đáng lo ngại và việc thiếu dữ liệu của nhiều thứ khác liên quan, nhóm nghiên cứu phân loại chúng vào 15 nhóm hành động ưu tiên. Nó bao gồm các hóa chất phthalate 2 (thường được sử dụng để khiến polyvinyl chloride mềm dẻo hơn) và các bisphenol (thường được sử dụng để cho polycarbonate thêm bền).

Báo cáo khuyến nghị các công ty cần phải minh bạch hơn về việc sử dụng nguyên liệu gì trong nhựa, để lấp đầy nhiều lỗ hổng thông tin. “Không thể loại trừ hết sự nguy hiểm với môi trường và con người do những lỗ hổng hiểu biết đó và [các nhà hoạch định chính sách] hoàn toàn vô trách nhiệm khi cho phép điều này tiếp tục diễn ra” Carney Almroth nói.

“Báo cáo này nhấn mạnh vào sự cần thiết phải minh bạch hơn”, Wise nói trong thông cáo báo chí của ACC. “Hội đồng quốc tế của các hiệp hội hóa học (ICCA) ủng hộ các nỗ lực này và đang phát triển một cơ sở dữ liệu phụ gia và khung đánh giá rủi ro cho các nhà lãnh đạo khắp toàn cầu”.

Các nhà khoa học có thể hỗ trợ quá trình này, Wagner nói, bằng việc phát hiện ra sự nguy hiểm của hóa chất còn trống trong dữ liệu và thực hiện nhiều phân tích quy mô lớn về các hợp chất đã được nghiên cứu. Thế giới đang cần những kỹ thuật phân tích tốt hơn, ông nói – như cải thiện các sinh thử nghiệm có thể đo lường được hiệu quả của một hóa chất trong cơ thể sống.

Vẫn còn chưa rõ ràng liệu hiệp ước về nhựa sẽ được hoàn tất vào tháng 12 tới hay không. Vì vậy, các nhà đàm phán đã bị một vài nhà công nghiệp hóa dầu cản trở khi phản đối lại quy định chặt chẽ về sản xuất nhựa, Wagner nói. “Có thể nói là chúng ta đang bế tắc. Nhưng theo quan điểm của tôi, bằng chứng đã rất rõ ràng. Đã đến lúc các chính phủ phải cùng nhau hành động”.

Lê Anh Vũ tổng hợp

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-024-00805-2

https://www.independent.co.uk/news/science/plastic-toxic-chemicals-health-effects-b2513082.html

——————————–

1. https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-nhua-mot-dai-dich-khac/

2.https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/truy-tim-tac-nhan-gay-roi-loan-noi-tiet-trong-khong-khi-23161/

https://www.nature.com/articles/d41586-024-00650-3

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)