Không chỉ tự chủ về tiền

Việc trả lại quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN là một đòi hỏi tất yếu. Nghị định 115, Nghị định 16 và Nghị định 54Anchor phải được xem là một trong những mốc đánh dấu quan trọng. Nhưng các nghị định này đã khẳng định triết lý tự chủ chỉ từ tiếp cận tài chính. Điều này có thể đúng với nhiều tổ chức sự nghiệp công lập nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN, là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tri thức của toàn xã hội, mà mọi nhà nước đều luôn đóng vai một bà đỡ hào hiệp nhất.

Việc trả lại quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN là một đòi hỏi tất yếu. Nghị định 115, Nghị định 16 và Nghị định 54 phải được xem là một trong những mốc đánh dấu quan trọng.  Nhưng các nghị định này đã khẳng định triết lý tự chủ chỉ từ tiếp cận tài chính. Điều này có thể đúng với nhiều tổ chức sự nghiệp công lập nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN, là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tri thức của toàn xã hội, mà mọi nhà nước đều luôn đóng vai một bà đỡ hào hiệp nhất.

Theo chúng tôi, để xác lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KH&CN, Nhà nước cần trả lại quyền tự trị tổ chức hoạt động KH&CN cho mọi thành phần trong xã hội. Nhà nước chỉ giữ lại chức năng và sứ mệnh quản lý vĩ mô về KH&CN. Cụ thể là:

1. Từ nghiên cứu hoạt động của các quỹ chính phủ ở nước ngoài, mở rộng hoạt động của các quỹ hiện có, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học cơ bản.

2. Khuyến khích hình thành các quỹ tư nhân, bao gồm các quỹ của doanh nghiệp, kiểu như Volswagen Foundation, Ford Foundation, Toyota Foundation, …

3. Các tổ chức KH&CN (công lập và ngoài công lập) được tự chủ xây dựng kế hoạch nghiên cứu và xin tài trợ của các quỹ chính phủ và tư nhân.

4. Hạn chế đến tối thiểu các “nhiệm vụ nhà nước” chỉ trong phạm vi các nhiệm vụ thực sự phục vụ công việc của nhà nước. Nhân đây, xóa bỏ việc đánh giá giá trị công trình khoa học theo “cấp nhà nước”, “cấp bộ” và “cấp cơ sở”, như trong quy chế công nhận chức danh PGS/GS hiện nay.

Việc trả lại quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN là một đòi hỏi tất yếu. Nghị định 115, Nghị định 16 và Nghị định 54Anchor phải được xem là một trong những mốc đánh dấu quan trọng. Nhưng các nghị định này đã khẳng định triết lý tự chủ chỉ từ tiếp cận tài chính. Điều này có thể đúng với nhiều tổ chức sự nghiệp công lập nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN, là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tri thức của toàn xã hội, mà mọi nhà nước đều luôn đóng vai một bà đỡ hào hiệp nhất.

5. Thực sự chuyển sang một hệ thống kinh tế thị trường hoàn hảo, xóa bỏ sự bao cấp của nhà nước, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh trên thị trường, buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng với các tổ chức KH&CN để đổi mới công nghệ.

6. Các trường đại học, các viện, các doanh nghiệp được “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” hình thành các spin-off, spin-in, spin-out để thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, như đã từng nở rộ trong thập niên 1990 (đặc biệt là ở Viện KHVN) sau khi Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 51/HĐBT năm 1987, và hầu như đã bị dẹp bỏ vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ này do nhiều cơ quan chức năng không nắm được đặc điểm này của các tổ chức KH&CN.

 

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)