KYOTO, một dự án có nguy cơ thất bại?

Sau tuyên bố của Canada tại Bonn tháng 5 năm 2006, Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) có nguy cơ thất bại, trong khi quả đất đang nóng dần [1].

Các mốc lịch sử
1992    Tại Rio lãnh đạo các nước thống nhất nhận thức về sự thay đổi khí hậu vì các khí gây hiệu ứng nhà kính.
1997    11 tháng 12: Nghị định thư Kyoto được ký kết [2].
2001    Mỹ tuyên bố không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
2002    23 tháng 5, Iceland phê chuẩn như vậy điều khoản 55 phía được thỏa mãn 17 tháng 12, Canada phê chuẩn Nghị định thư.
2004    18 tháng 11: Nga phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, như thế điều khoản 55% tổng phát thải được thỏa mãn
2005    1 tháng giêng: Thành lập hệ thống Châu Âu về trao đổi quyền phát thải CO2 ( EU Emisions Trading Scheme- EU  ETS)
16 tháng 2: Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực
28 tháng 7: “Thỏa thuận của liên hiệp Châu Á – Thái Bình Dương về khí hậu và phát sạch, Asia-Pacific Partnership on Clean Development and Climate” được ký kết (gồm Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật & Hàn Quốc)
2006    Tháng 4: Sụt giá cacbon trên thị trường ở Châu Âu vì nhu cầu mua CO2 giảm (nguyên nhân do sự phát thải cacbon thấp hơn quota ấn định cho năm 2005).
           Tháng 5: tại Bonn, Canada lại tuyên bố không cam kết gì về giảm thiểu phát thải các chất khí nhà kính.
          Tháng 10: 166 nước đã phê chuẩn Nghị định thư.

 

Những điểm chính trong Nghị định thư

Mục tiêu: Giảm phát thải GHG (Green House Gas – Khí nhà kính) 5 % trong giai đoạn 2008-2012 so với mức phát thải năm 1990.
Thành phần các GHG chính:
 CO2
Methane
Halocarbure
Protoxyde N
sulfur hexafluoride
Các nước liên quan: 151 nước trong tổng số 192, song mục tiêu giảm thiểu GHG chỉ nhằm vào khoảng 30 nước.

Nhiệt độ của khí quyển quanh mặt đất nóng dần vì một hiệu ứng gọi là hiệu ứng nhà kính. Năng lượng  mặt trời đi qua một lớp khí (khí nhà kính – Green House Gas GHG) gồm hơi nước, CO2, methane, NOx, ozone… Bức xạ hồng ngoại (sóng điện từ với bước sóng trong khoảng 0,000075 – 0,1 cm) trong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất ra vũ trụ song không dễ dàng đi qua lớp khí nhà kính và một phần bức xạ hồng ngoại bị hất lại quả đất làm cho quả đất có được nhiệt độ thuận tiện cho sự sống. Song nếu nhiệt độ tăng nhiều thì hiện tượng này sẽ gây nên những hệ quả có tính tai biến cho môi trường và cho con người.   
UNCED ( United Nations Conference on Environment & Development) đã họp tháng 7/1992 tại Rio de Janeiro, Brazil (xem bảng Các mốc lịch sử) để tiến hành hội thảo về nguy cơ trái đất ấm lên vì hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người gây ra. Đến hội thảo có đại diện của 172 nước. 11 tháng 12 năm 1997, NghÞ ®Þnh th­ Kyoto đã được ký kết và bao gồm hơn 160 nước phát thải đến 55% tổng phát thải khí nhà kính (GHG-GreenHouse Gas).
Theo NghÞ ®Þnh th­ Kyoto, đến giai đoạn 2008-2012 (xem bảng 1) các nước ký NghÞ ®Þnh th­ phải giảm tổng lượng thải GHG 5% so với mức năm 1990 (đối với các nước EU lượng này tương đương với 15 % mức dự đoán của năm 2008). Kết quả tính toán của các nhà khoa học cho thấy gia tăng nhiệt độ trung bình của quả đất sẽ vào khoảng 1,4oC đến 5,8oC. Nếu NghÞ ®Þnh th­ Kyoto được tuân thủ thì số gia tăng đó chỉ còn 0,02oC đến 0,28oC.
NghÞ ®Þnh th­ Kyoto miễn trừ nhiệm vụ giảm GHG cho Trung Quốc và Ấn Độ vì lý do đông dân. Mỹ và Australia rút khỏi NghÞ ®Þnh th­ Kyoto và ký kết một thỏa thuận ngoài NghÞ ®Þnh th­ Kyoto: Thỏa thuận của liên hiệp Châu Á – Thái Bình Dươngvề khí hậu và phát triển sạch (Asia-Pacific Partnership on Clean Development and Climate) cùng với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật & Hàn Quốc. Thỏa thuận này chỉ dựa trên tinh thần tình nguyện và phát triển công nghệ cao để giảm thiểu phát thải GHG.
NghÞ ®Þnh th­ Kyoto cho phép những “cơ chế mềm dẻo” theo đó một nước thực hiện nhiệm vụ giảm GHG của mình có thể mua lượng giảm GHG của một nước khác thông qua việc chuyển tài chính (như quy định trong Sơ đồ buôn bán phát thải của EU – EU Emisions Trading Scheme) hoặc dưới dạng các dự án có khả năng giảm thiểu phát thải tại nước bán theo Cơ chế Phát triển Sạch (CDM- Clean Development Mechanism)[3].
Hiện trạng phát thải GHG trên thế giới và tại các nước có trách nhiệm giảm thải được trình bày ở các bảng 2 & 4.
Tháng 5 năm 2006 tại Bonn chính quyền bảo thủ vừa lên nắm chính quyền đầu năm nay ở Canada tuyên bố không thực hiện các cam kết của NghÞ ®Þnh th­ Kyoto vì cho rằng  “NghÞ ®Þnh th­ Kyoto đã áp đặt cho Canada những lượng giảm thải không thực tế”. Đây là một đòn đánh mạnh vào NghÞ ®Þnh th­.
Nhiều dư luận cho rằng áp đặt một hệ thống có tính bá quyền (hegemonic) như NghÞ ®Þnh th­ Kyoto trên toàn cầu là một việc không dễ thực hiện nếu không có một động cơ kích thích kinh tế rõ ràng trước mắt.
Một cơ chế có thể dùng làm đòn bẩy cho việc thực hiện NghÞ ®Þnh th­ là Sơ đồ buôn bán phát thải EU (EU  ETS), song dường như sơ đồ này cũng gặp khó khăn (xem bảng 3).
Chỉ có một tín hiệu lạc quan là mặc dầu Mỹ rút khỏi NghÞ ®Þnh th­ Kyoto, nhiều thành phố trong các bang của nước Mỹ tự động có kế hoạch giảm thải GHG theo tinh thần NghÞ ®Þnh th­ Kyoto. Các thành phố lớn đó là: Seattle, New York City, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Boston, Denver, New Orleans, Minneapolis, Austin, Portland, Providence, Tacoma, San Jose, Salt Lake City, Little Rock, West Palm Beach, Annapolis, Madison, Wisconsin.
Tỉnh Quebec cũng tuyên bố không theo đường lối của chính quyền bảo thủ Canada trong vấn đề giảm thải GHG.
Dư luận cho rằng NghÞ ®Þnh th­ Kyoto có nguy cơ phá sản vào năm 2012, năm tổng kết tình hình. Lương tri thế giới mong muốn điều ngược lại.
CC biên dịch

Tài liệu tham khảo
[1] Boris Bellanger, Science & Vie, tháng 8,năm 2006
[2] Kyoto protocol, Wikipedia, free encyclopedia
[3] Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism-CDM) là một biện pháp dàn xếp trong khuôn khổ hiệp định Kyoto cho phép các nước  công nghiệp có cam ước giảm thải GHG đầu tư những dự án giảm thải GHG vào các nước phát triển thay vì phải thực hiện những biện pháp giảm thải GHG, vốn tốn kém hơn tại chính nước họ. CDM được giám sát bởi Hội đồng hành chính CDM (CDM Executive Board-CDM EB).

Boris Bellanger

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)