Lịch sử cổ đại rọi ánh sáng mới vào sự kết nối giữa thời tiết và chiến tranh

Dữ liệu trích xuất từ những tài liệu về lịch sử Hàn Quốc cổ nhất còn tồn tại cho thấy một sự tương quan mật thiết giữa các sự kiện thời tiết và chiến tranh.

Bản đồ cho thấy những cú sốc thời tiết và xung đột vũ trang giữa các vương quốc cổ đại ở Nam Á. Việc rơi vào xung đột vũ trang giữa năm 18 TCN và 660 CN giữa các vương quốc cổ đại ở Nam Á với những mũi tên chỉ dấu tấn công và các con số bên cạnh hiển thị số lượng các cuộc xâm lăng. Ở đây, “Trung Quốc” là đại diện chung cho các triều đại Trung Quốc ở Mãn Châu, và “Nhật Bản” đại diện cho nhiều vương quốc gia khác nhau tồn tại trên lãnh thổ Nhật Bản ngày nay. Các biểu đồ hình cột hiển thị tần suất của bốn loại hiện tượng thời tiết cực đoan ở mỗi quốc gia trong số ba vương quốc trên bán đảo Triều Tiên và con số bên dưới xác định các năm đã xảy ra ít nhất một cơn sốc thời tiết xảy ra. Các khu vực bóng mờ thể hiện lãnh thổ gần đúng của mỗi vương quốc vào thế kỷ thứ tư và thứ năm sau CN.

Nghiên cứu “Extreme weather events and military conflict over seven centuries in ancient Korea” (Những sự kiện thời tiết cực đoan và xung đột chiến tranh suốt bảy thế kỷ ở Hàn Quốc cổ đại) mới được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS). Nó chứng tỏ ba vương quốc kiểm soát bán đảo Triều Tiên từ năm 18 trước công nguyên đến 660 công nguyên tăng gấp đôi nguy cơ tham gia vào một cuộc xung đột có vũ trang với vương quốc láng giềng khi trải qua một đợt sốc thời tiết như hạn hán hoặc quá dư thừa nước sau những đợt mưa quá lớn.

Với nghiên cứu này, giáo sư Rajiv Sethi (trường Barnard thuộc đại học Columbia) và đồng tác giả là Tackseung Jun (trường đại học Kyung Hee Hàn Quốc) đã phân tích dữ liệu trích xuất từ những hồ sơ  chi tiết về giao tranh và các sự kiện thời tiết cực đoan có trong Samguk Sagi (Tam quốc sử ký) – một sử liệu của người Triều Tiên bằng chữ Hán về Tam Quốc là Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La trong lịch sử Triều Tiên.

Được biên soạn theo lệnh của vua Injong (Nhân Tông) của thời đại Goryeo (Cao Ly) vào thế kỷ 12, Samguk Sagi cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội truy cập vào dữ liệu sử liệu hiếm, bao gồm một bộ sử liệu đáng tin cậy về cả thời tiết lẫn các sự kiện giao tranh được ghi nhận trong toàn bộ các thế kỷ đó.

Phân tích của các nhà nghiên cứu đã tiết lộ một vương quốc trải qua những cú sốc thời tiết cực đoan có khả năng dễ bị một vương quốc khác tấn công hơn là họ đi xâm chiếm một quốc gia khác. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy tình trạng bấp bênh về lương thực là một nguồn cơn nguy hiểm thực sự, có thể dẫn đến cảnh bị xâm chiếm.

Công trình của Rajiv Sethi và Tackseung Jun đã rọi ánh sáng mới vào mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và chiến tranh. Có thể cuối cùng nó cũng giúp cho các chính phủ nhận biết được tính quan trọng của vấn đề bảo vệ cuộc sống của con người trong thế giới ngày nay, vốn đã bị tổn thương bởi những xung đột liên quan đến khí hậu.

Tô Vân tổng hợp

Nguồn: https://phys.org/news/2021-04-ancient-history-weather-war.html

https://www.pnas.org/content/118/12/e2021976118

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)