Máy bay năng lượng mặt trời lập kỉ lục bay lâu nhất
Ngày 3/7, máy bay Solar Impulse 2 đã phá vỡ kỉ lục chuyến bay liên tục dài nhất bằng năng lượng mặt trời do một phi công điều khiển. Solar Impulse 2 hạ cánh ở Sân bay Kalaeloa, Honolunu, sau chặng bay kéo dài 4 ngày 21 giờ 52 phút, trải qua 7.212km từ Nhật Bản tới Hawaii.
Solar Impulse 2 có vận tốc tối đa là 90 dặm/giờ (khoảng 145km/giờ). Trong chặng bay này, nó bay với vận tốc trung bình là 40 dặm/giờ và hoàn thành nhiệm vụ trong 117 giờ 52 giây. Để so sánh, một chiếc Boeing 777 với vận tốc tối đa khoảng 600 dặm/giờ (khoảng 966 km/giờ) có thể thực hiện cùng chuyến bay này trong khoảng 8,8 giờ.
Do Solar Impulse 2 chỉ chở được một người nên hai phi công thay nhau lái. Trong chặng bay vượt Thái Bình Dương, Borschberg là người điều khiển (Piccard đợi trước ở Hawaii). Đây được coi là chặng bay nguy hiểm nhất trong toàn bộ hành trình bởi nếu gặp sự cố khẩn cấp, máy bay sẽ không có điểm hạ cánh. Không chỉ có thế, trong suốt gần năm ngày bay liên tục, để giữ Solar Impulse 2 đi đúng hướng, Borschberg chỉ chợp mắt ngủ 20 phút mỗi lần. Trên tài khoản Twitter cá nhân, ông chia sẻ bí quyết: “Yoga đã giúp tôi rất nhiều trong chuyến bay vượt Thái Bình Dương này, nó giúp tinh thần và đầu óc tôi được tỉnh táo.” Sau khi hạ cánh, vị phi công 62 tuổi nói: “Chuyến bay căng thẳng tới nỗi tôi chỉ có thể tập trung hết sức vào những gì đang diễn ra trước mắt và tìm cách duy trì năng lượng cơ thể cũng như sự tỉnh táo.”
Chuyến bay của Borschberg cũng phá vỡ kỷ lục bay một mình dài nhất do Steve Fossett lập năm 2006 với thành tích 76 giờ 45 phút.
Sau 12 năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển, Solar Impulse 2 là máy bay sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới.
Tiếp theo, Solar Impulse 2 sẽ bay qua lục địa Mỹ với các trạm dừng chân là Phoenix và một trạm dừng chân khác chưa xác định ở Midwest. Sau đó, máy bay này sẽ bay qua Đại Tây Dương và dừng chân ở nam châu Âu hoặc bắc châu Phi trước khi kết thúc hành trình tại Abu Dhabi.
Qua chuyến đi này, Borschberg và Piccard muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các công nghệ sạch. Hai cánh của Solar Impulse 2 được gắn hơn 17.000 tấm pin mặt trời có nhiệm vụ trữ năng lượng đồng thời cung cấp năng lượng để máy bay sử dụng trong đêm.
Trang Bùi tổng hợp từ Nature và các báo nước ngoài
Solar Impulse là tên dự án tư nhân thử nghiệm máy bay sử dụng năng lượng mặt trời ở Thụy Sĩ do kỹ sư kiêm doanh nhân André Borschberg và nhà tâm lí học kiêm phi hành gia Bertrand Piccard đồng góp vốn thực hiện. Mẫu máy bay thứ nhất, Solar Impulse 1, có thể duy trì bay trong 36 giờ. Chiếc máy bay này thực hiện chuyến bay thử nghiệm lần đầu vào tháng 12/2009. Solar Impulse 2 được hoàn thiện vào năm 2014, được trang bị nhiều pin mặt trời hơn, nhiều động cơ mạnh hơn, cùng nhiều cải tiến khác. |
Đây cũng là chặng bay dài nhất của Solar Impulse 2 trong hành trình bay vòng quanh thế giới do hai phi công Thụy Sĩ Bertrand Piccard và André Borschberg thay phiên điều khiển. Máy bay khởi hành từ Abu Dhabi (UAE) hồi tháng Ba và dự kiến sẽ quay trở về điểm xuất phát vào mùa hè này.
Do Solar Impulse 2 chỉ chở được một người nên hai phi công thay nhau lái. Trong chặng bay vượt Thái Bình Dương, Borschberg là người điều khiển (Piccard đợi trước ở Hawaii). Đây được coi là chặng bay nguy hiểm nhất trong toàn bộ hành trình bởi nếu gặp sự cố khẩn cấp, máy bay sẽ không có điểm hạ cánh. Không chỉ có thế, trong suốt gần năm ngày bay liên tục, để giữ Solar Impulse 2 đi đúng hướng, Borschberg chỉ chợp mắt ngủ 20 phút mỗi lần. Trên tài khoản Twitter cá nhân, ông chia sẻ bí quyết: “Yoga đã giúp tôi rất nhiều trong chuyến bay vượt Thái Bình Dương này, nó giúp tinh thần và đầu óc tôi được tỉnh táo.” Sau khi hạ cánh, vị phi công 62 tuổi nói: “Chuyến bay căng thẳng tới nỗi tôi chỉ có thể tập trung hết sức vào những gì đang diễn ra trước mắt và tìm cách duy trì năng lượng cơ thể cũng như sự tỉnh táo.”
Chuyến bay của Borschberg cũng phá vỡ kỷ lục bay một mình dài nhất do Steve Fossett lập năm 2006 với thành tích 76 giờ 45 phút.
Sau 12 năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển, Solar Impulse 2 là máy bay sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới.
Tiếp theo, Solar Impulse 2 sẽ bay qua lục địa Mỹ với các trạm dừng chân là Phoenix và một trạm dừng chân khác chưa xác định ở Midwest. Sau đó, máy bay này sẽ bay qua Đại Tây Dương và dừng chân ở nam châu Âu hoặc bắc châu Phi trước khi kết thúc hành trình tại Abu Dhabi.
Qua chuyến đi này, Borschberg và Piccard muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các công nghệ sạch. Hai cánh của Solar Impulse 2 được gắn hơn 17.000 tấm pin mặt trời có nhiệm vụ trữ năng lượng đồng thời cung cấp năng lượng để máy bay sử dụng trong đêm.
Trang Bùi tổng hợp từ Nature và các báo nước ngoài
(Visited 1 times, 1 visits today)