Ngày tận thế-Một ngành nghiên cứu mới
Hàng triệu người chết, tổn thất vật chất khôn lường: Tại một cuộc Hội nghị ở Oxford các nhà nghiên cứu về rủi ro, luật sư, nhà sinh vật học, nhà vật lý học và các triết gia đã luận bàn về những thảm hoạ toàn cầu như chiến tranh nguyên tử, biến đổi khí hậu và tia vũ trụ.
Sẽ không có những đứa trẻ sinh ra trong ống nghiệm, đương nhiên không thể có Computer. Nền công nghiệp theo cách hiểu của chúng ta ngày nay sẽ không thể có trong vài nghìn năm. Nhưng theo Robin Hudson những điều đó sẽ chẳng có nghĩa lý gì vì: “Nếu tính theo lịch vũ trụ thì liệu nhân loại cần 1000 năm hay 100.000 năm để đạt được trình độ phát triển như hiện nay, điều đó không quan trọng”.
Không ai trong số thính giả tham dự hội nghị lại muốn trở thành những kẻ sống bằng săn bắn và thu lượm được giáo sư kinh tế học Hudson giấu trong một “boong ke ngày tận số”. Họ đều mong muốn làm mọi cách để ngăn chặn không để ngày tận số không diễn ra. Thí dụ họ sẽ thành lập một thị trường sống sót, tại thị trường đó người ta sẽ thi nhau mặc cả để mua tấm vé vào boong ke của Hudson như các giao dịch trên thị trường chứng khoán vậy. Nhà kinh tế này thừa nhận một cách thận trọng “có thể đây là một ý tưởng kỳ quặc”. Nhưng không sao. Những ý tưởng kỳ quặc là chuyện thường ngày ở Viện “Tương lai nhân loại” (FHI) ở Oxford. Đây là một cơ sở nghiên cứu liên ngành có một không hai trên thế giới, tại đây các nhà nghiên cứu phân tích những kịch bản đe dọa sự tồn tại của nhân loại như: chiến tranh nguyên tử, biến đổi khí hậu, va chạm với sao chổi, tai nạn ở phòng thí nghiệm – nguy cơ của những hiểm họa này như thế nào, phải làm gì để ngăn ngừa các tai hoạ đó và hậu quả của các hiểm hoạ đó sẽ như thế nào? Nội dung của ba ngày hội thảo tại FHI là “Global Catastrophic Risks”. Oxford University Press cũng vừa xuất bản một cuốn sách mang tựa đề trên. Thành phố đại học nổi tiếng trên thế giới này đã trở thành một địa chỉ hành hương của các nhà nghiên cứu về hiểm họa trên thế giới.
Nick Bostrom, giám đốc Viện “Tương lai nhân loại” (FHI) ở Oxford là người tổ chức hội nghị “Global Catastrophic Risks”. Theo ông những sự kiện lý thú có thể gây tổn thất lên đến hàng nghìn tỷ và làm hàng chục triệu người bị thiệt mạng cỡ như đại dịch cúm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. |
Eliezer Yudkowsky chuyên nghiên cứu về thông minh nhân tạo đã trình bày trước cử tọa về nghệ thuật “biết suy nghĩ một cách hợp lý về ngày tận số của thế giới”. |
Ngành nghiên cứu mới này, cũng như nhiều ngành nghiên cứu mới khác đều ra đời ở bờ biển miền Tây nước Mỹ và Eliezer Yudkowsky là một người đại diện điển hình. Eliezer Yudkowsky ở Palo Alto, 28 tuổi, chấp nhận cái tên chế mà mọi người gán cho mình là “con cú buồn cười”, thậm chí còn coi đây là một sự vinh danh. Anh nói “Tôi nhớ tôi đã mang cái tên này từ ngày còn nhỏ.” Yudkowsky không học hết lớp mười hai cũng chưa hề qua đại học, nhưng công việc chính của anh là nghiên cứu về thông minh nhân tạo. Anh trình bày với người nghe về nghệ thuật “biết suy nghĩ một cách hợp lý về ngày tận thế trên thế giới này”. Nhà nghiên cứu người Mỹ này phát biểu ý kiến một cách hồ hởi và đầy hấp dẫn: “Tôi có một quan niệm tích cực đối với nhân loại”.
MỘT LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ĐẦY TRIỂN VỌNG
Cháy rừng gây hỏa hoạn trên diện rộng ở California (Tháng 7. 2008)
|
Bài phát biểu của nhà vật lý Michelangelo Mangano ở Giơnevơ cũng mang lại cảm giác yên tâm đối với người nghe. Nhà vật lý hạt cơ bản này bảo vệ máy gia tốc LHC mới ở Trung tâm nghiên cứu hạt nhân CERN tại Giơnevơ, ông phản bác ý kiến cho rằng, tại đây có khả năng hình thành những lỗ đen và những lỗ đen đó có thể nuốt trái đất. Ông cho rằng, ở đây người ta có sự lẫn lộn giữa “kém hiểu biết và định kiến”, điều này như là một sự “săn lùng quỷ dữ trong thế kỷ 21”.
Mangano đưa ra hàng loạt công thức và số liệu thiên văn để chứng minh cho luận điểm của mình. Trong đó một dẫn giải phi khoa học lại gây ấn tượng hết sức lý thú: trên một bản đồ hoạ khá đẹp ông đã để cho hai chiếc xe tải đâm vào nhau và chúng biến thành chiếc xe Ferrari sang trọng. Từ bức tranh này ông bác bỏ lập luận ngớ ngẩn cho rằng các thí nghiệm gia tốc ở Giơnevơ có nguy cơ làm nảy sinh những lỗ đen.
Điều này có nghĩa là không có ngày tận thế – chí ít thì tạm thời điều đó chưa thể xảy ra. Vậy một thảm hoạ như thế nào thì có thể gây ảnh hưởng toàn cầu? Đối với một quan chức địa phương ở Đức thì quả là thảm hoạ khi một số tuyến đường trên địa bàn bị cây đổ làm cho hệ thống giao thông bị ách tắc. Trong khi đó hãng bảo hiểm Lloyds ở Anh chỉ coi những sự kiện có trên 50 người chết, 2000 người bị thương và 50.000 người bị mất nhà cửa là thảm họa – vì đối với những sự kiện loại này hãng phải chi hàng triệu USD tiền đền bù thiệt hại.
Bom nguyên tử ở Nagasaki: phải chăng nhân loại đang tự huỷ diệt? |
Đối với Nick Bostrom, giám đốc FHI đồng thời là nhà tổ chức hội nghị ở Oxford thì một trận động đất mạnh với 10.000 người chết hoặc gây tổn thất kinh tế lên đến mười tỷ USD cũng chưa thực sự được coi là một thảm hoạ có ý nghĩa toàn cầu. Theo quan niệm của ông thì chỉ những sự kiện gây tổn thất hàng nghìn tỷ USD và làm hàng chục triệu người bị chết tương tự như vụ đại dịch cúm sau chiến tranh thế giới thứ nhất mới là thảm hoạ mang tính toàn cầu. Vậy thì đâu là giới hạn? Nhà khoa học này thừa nhận, chưa có một ranh giới rõ ràng. Bostrom tự an ủi: “trong bối cảnh hiện nay người ta chưa cần phải có một định nghĩa thật sự rõ ràng về vấn đề này”.
Trong chuyên ngành còn mới tinh này nhiều cái chưa được định nghĩa rõ ràng, giá như nghe được thuận tai thì có thể đề cập đến vấn đề “ngày tận thế của thế giới – nguyên nhân và tác động”. Rafaela Hillerbrand, nhà nghiên cứu nữ người Đức có hai bằng tiến sỹ về vật lý và triết học tin rằng đây là một lĩnh vực nghiên cứu đầy triển vọng trong tương lai. Tại FHI nhà khoa học này nghiên cứu về định nghĩa thế nào là một nguy cơ toàn cầu, nêu ra những xác suất và ước lượng những thiệt hại có thể xảy ra. Bà Hillerbrand mỉm cười và cho rằng “Đây là những điều quan trọng vì xét cho cùng đây là những rủi ro có thể đưa nhân loại đến chỗ diệt vong”.