Nghiên cứu và phát triển của châu Âu: MỘT BỨC TRANH TƯƠNG PHẢN
Làm thế nào để châu Âu vẫn giữ được vị trí của mình trong cuộc chạy đua tiếp cận tri thức, cải tiến và sáng tạo công nghệ so với Hoa Kỳ và châu Á? Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu Lisbon mà cả cộng đồng này khó có thể đạt được. Tuy nhiên, nếu nhìn riêng lẻ, một số quốc gia thành viên lại rất có tiềm năng. Thực trạng hiện nay.
Tháng 12 năm 2007 tại
Vậy, hiện nay, Liên minh này đã thực hiện mục tiêu đề ra đến đâu rồi? Những số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) chỉ rõ: kinh phí dành cho công tác R&D của EU chẳng những không tăng mà còn có xu hướng chững lại. Chẳng hạn, vào năm 2006, EU đã chi 1,84% GDP của mình cho công tác R&D. Tuy nhiên, các số liệu cũng cho thấy tình hình ở mỗi quốc gia thành viên EU một khác.
BẮC ÂU DẪN ĐẦU CUỘC CHƠI
Bắc Âu đứng đầu châu Âu về cải tiến và sáng tạo công nghệ, sau đó đến Thụy Sĩ, Đức và Vương quốc Anh. Đó là những gì mà Bản theo dõi Công tác cải tiến và sáng tạo công nghệ của Liên minh châu Âu vừa mới công bố (đây là năm thứ sáu liên tiếp Ủy ban châu Âu lập báo cáo này). Thụy Điển và Phần Lan là hai quốc gia đầu tư nhiều nhất cho hoạt động R&D: 3,82% và 3,45% GDP vào năm 2006. Xin nói thêm là tại hai nước này, công nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng và các trung tâm nghiên cứu tư nhân đóng góp tới 70% cho công tác R&D. Thành công này có thể được lý giải như thế nào? Sở dĩ khu vực Bắc Âu đạt nhiều tiến bộ như vậy là nhờ các nước này đã thiết lập được một hệ thống nghiên cứu khoa học rất hiệu quả, trong đó các nhân tố gắn kết và hỗ trợ nhau chặt chẽ: hệ thống giáo dục tiên tiến, chính sách phát triển công nghệ đồng bộ, các biện pháp kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ mới được triển khai.
ĐƠN XIN CẤP BẰNG SÁNG CHẾ TÍNH THEO QUỐC GIA NĂM 2007 |
Phần Lan là một ví dụ điển hình. Từ giữa những năm 1990, công tác nghiên cứu khoa học của nước này được tiến hành theo mô hình liên kết Chính phủ, các doanh nghiệp và các trường đại học vào trong một ủy ban đặc biệt làm nhiệm vụ định hướng nghiên cứu. Một trong những cơ quan tài trợ kinh phí nghiên cứu chính tại quốc gia này là Quỹ cải tiến và sáng tạo công nghệ Phần Lan (Tekes). Một nửa ngân sách hằng năm của quỹ dùng để tài trợ công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp và một nửa còn lại dành cho các trường đại học. Tekes hỗ trợ ít nhất 70% tổng kinh phí nghiên cứu cho dự án R&D của các công ty lớn. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức hỗ trợ tối đa là 50%. Ngoài ra, Phần Lan còn triển khai các chiến dịch truyền thông rầm rộ để quảng bá hình ảnh các trung tâm công nghệ cao của mình ra toàn thế giới.
Một trong những biểu tượng cho thành công của Phần Lan chính là Nokia. Từ một xí nghiệp sản xuất bột giấy nhỏ, chỉ sau vài năm, Nokia đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Công ty này hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và các trường đại học không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước. Chẳng hạn, mới đây, Nokia vừa liên kết với trường Đại học
CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA CÁC TẤM BẰNG SÁNG CHẾ
Về phần Đức, nước này dành hơn 2,5% GDP, tức khoảng 60 tỷ Euro mỗi năm, cho công tác R&D. Do đó, xét về mặt ngân sách đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, Đức hiện đang đứng đầu châu Âu. Cũng như Phần Lan, các trung tâm nghiên cứu tư nhân Đức đóng vai trò rất quan trọng. Hai phần ba số kinh phí đầu tư cho việc cải tiến và nâng cao công nghệ đến từ các doanh nghiệp, nhất là các công ty đa quốc gia như Bosch, Siemens, v.v. Ngoài ra, Đức là quốc gia đệ đơn xin cấp bằng sáng chế nhiều nhất châu Âu. Thậm chí, với 18.134 sáng chế xin cấp bằng, nước này còn chiếm luôn vị trí thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thế mạnh của Đức là khả năng cải tiến các công nghệ căn bản để chúng có thể được sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành sản xuất truyền thống như xe hơi, hóa học, máy móc và dụng cụ… Hoạt động nghiên cứu của nước này chủ yếu dựa trên hai hệ thống cơ quan hỗn hợp làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ và nghiên cứu ứng dụng là các viện nghiên cứu Fraunhofer và hiệp hội Leibniz. Các trường đại học, về phần mình, nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu những lĩnh vực sẽ phát triển mạnh trong tương lai như công nghệ nano chẳng hạn. Mục tiêu đề ra: xây dựng các cơ sở đào tạo này thành những trung tâm nghiên cứu chất lượng cao với sự hỗ trợ của Mittelstand, mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có rất nhiều doanh nghiệp tân tiến.
Nằm bên kia biên giới Đức là Thụy Sĩ, một đất nước tự do, phân quyền, nổi tiếng với những công trình nghiên cứu khoa học và kĩ thuật chất lượng cao. Quốc gia này cũng nằm trong nhóm nước đứng đầu châu Âu về cải tiến và sáng tạo công nghệ. Vị trí của Thụy Sĩ được biểu hiện qua nhiều phương diện. Chẳng hạn, về tỉ lệ kinh phí đầu tư cho cải tiến và sáng tạo công nghệ tính theo doanh thu, các doanh nghiệp Thụy Sĩ chiếm vị trí thứ nhất với 3,5%. Ngoài ra, xét về chi phí thô mà khu vực kinh tế tư nhân bỏ ra để đầu tư cho hoạt động R&D, nước này đứng thứ ba châu Âu. Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học ở quốc gia này. Từ năm 2001 đến năm 2005, Cơ quan khuyến khích phát triển công nghệ mới Thụy Sĩ (CTI) đã hỗ trợ kinh phí cho khoảng 1.500 dự án nghiên cứu do các doanh nghiệp và các trường đại học phối hợp tiến hành. Tuy nhiên, Thụy Sĩ không nên vì thế mà xem nhẹ cái nền tảng, tức công tác đào tạo, tài trợ công cho các dự án nghiên cứu mà trình độ vẫn còn chưa theo kịp một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
VĂN PHÒNG CẤP BẰNG SÁNG CHẾ CHÂU ÂU: Đức là nước đệ đơn xin cấp bằng sáng chế nhiều nhất Châu Âu. |
Bên kia bờ biển Manche, Anh là người học trò xuất sắc nhất trong công tác nghiên cứu cơ bản của châu Âu. Dù ngân sách chi cho nghiên cứu và số người làm công tác này ở Anh ít hơn so với các quốc gia khác, các nhóm nghiên cứu nước này vẫn xếp trên các nhóm nghiên cứu của Đức, Pháp và sáng tạo ra hơn 8% tri thức khoa học cho nhân loại. Ngoài ra, nước Anh có tới 11 trường đại học nằm trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới (Cambridge xếp vị trí thứ 3) theo như bản xếp hạng của Đại học Giao thông (Jiao Tong) Thượng Hải. Anh đạt được thành công này nhờ đã áp dụng cách quản lý rất khác lạ: kinh phí được tài trợ kép cho hoạt động nghiên cứu khoa học (tài trợ cơ bản và tài trợ theo dự án), các trường đại học được trao quyền tự chủ, công việc giảng dạy và nghiên cứu của các giảng viên và nhà nghiên cứu rất bấp bênh nhưng thu nhập lại khá cao nên họ phải phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Giảng viên, nhà nghiên cứu không phải là công chức Nhà nước mà chỉ là nhân viên hưởng lương của các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu. Vài năm lại đây, Vương quốc Anh còn khuyến khích chuyển giao công nghệ, kêu gọi khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào hoạt động R&D bằng cách giảm thuế và thành lập một hội đồng độc lập phụ trách chiến lược nghiên cứu khoa học kỹ thuật (Technology Stratery Board). Tuy nhiên, số hợp đồng kí kết với các doanh nghiệp chỉ mới cung cấp được 6% kinh phí cho công tác nghiên cứu cơ bản của nước này.
NƯỚC PHÁP TỤT HẬU
Theo sau các “nhà vô địch” là những “kẻ tụt hậu” bao gồm Áo, Bỉ, Pháp, Ai-len, Ai-xơ-len, Luxembourg và Hà Lan. Đa phần các quốc gia này chịu chung cảnh ngộ mang tên “nghịch lý châu Âu”: hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển nhưng các sản phẩm của nó lại thiếu tính kinh doanh.
Trong lĩnh vực cải tiến và sáng tạo công nghệ, Pháp chỉ giữ vị trí trung bình so với 26 thành viên khác của Liên minh châu Âu. Nguyên nhân: ngành công nghiệp nước này giống như cái bóng mờ của công tác nghiên cứu khoa học; các cơ chế hỗ trợ cải tiến và sáng tạo công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù có ý định rất tốt, nhưng lại thường không cho phép các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu bắt tay làm việc với nhau. Chẳng hạn, Pháp ưu tiên các nhân tố tư nhân và nhất là công lập làm trung gian. Cho nên, các công trình nghiên cứu tư nhân rốt cuộc chỉ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm nghiên cứu của nước Pháp trong khi theo mục tiêu
MỨC KINH PHÍ CHI CHO HOẠT ĐỘNG R&D (tính theo % GDP) Năm 2006, Liên minh châu Âu đầu tư 1,84% GDP cho hoạt động R&D. Tuy nhiên, mức kinh phí mỗi quốc gia thành viên chi ra cũng rất khác nhau. Dẫn đầu là Thụy Điển (3,82%) và Phần Lan (3,45%), sau đó đến Đức (2,51%), Áo (2,45%) và Đan Mạch (2,43%). Các quốc gia đầu tư ít nhất là Síp (0,42%), Ru-ma-ni (0,46%), |
Tuy nhiên, nền khoa học Pháp không hoàn toàn chỉ là một bức tranh đầy màu u ám. Pháp có thể dựa vào những điểm mạnh của mình (hệ thống giáo dục tiên tiến chẳng hạn) để đưa nền khoa học nước này bắt kịp trình độ phát triển của các quốc gia khác. Quả thật, Pháp xếp thứ hai châu Âu (sau Ai-xơ-len) về số lượng nhà khoa học và kỹ sư được đào tạo mỗi năm. Dưới góc độ sở hữu công nghiệp, vị trí của Pháp không tồi tệ như những lời đồn thổi mà ngược lại, rất đáng để nể trọng: Pháp là quốc gia đệ đơn xin cấp bằng sáng chế nhiều thứ thứ hai châu Âu, sau Đức.
Nước Bỉ, láng giềng của Pháp, cũng có một nền khoa học khá phát triển, nhưng khả năng biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật thành sản phẩm thương mại của quốc gia này vẫn còn hạn chế. Một trong những điểm mạnh của Bỉ là đội ngũ các nhà khoa học. Thống kê về tỉ lệ nhà khoa học và kỹ sư so với dân số cho thấy Bỉ là quốc gia có nhiều nhà khoa học và kỹ sư nhất châu Âu (7,9%), sau đó đến Ai-xơ-len (6,8%) và các nước Bắc Âu (từ 6 đến 6,7%). Các quốc gia có tỉ lệ nhà khoa học so với dân số thấp nhất là Bồ Đào Nha (2,7%),
CÁC THÀNH VIÊN MỚI NỖ LỰC ĐỂ BẮT KỊP TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CHUNG
Áo không phải một trong những quốc gia châu Âu hoạt động tích cực nhất trên “mặt trận” R&D. Bằng chứng: chỉ 3 công ty nước này được trao giải thưởng Booz Allen Hamilton dành cho 1.000 doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất cho hoạt động R&D trong khi có tới 120 công ty Đức, 60 công ty Pháp và 50 công ty Anh nhận giải thưởng này. Tuy nhiên, truyền thống nghiên cứu y khoa tuyệt vời của đất nước Áo đã giúp các ngành công nghệ sinh học phát triển nhanh. Ngoài ra, các trường đại học, vốn đã quen hợp tác với các doanh nghiệp dược, cũng nghiên cứu rất tốt trong lĩnh vực y học. Áo hiện có 150 công ty công nghệ sinh học, 170 viện nghiên cứu và trung tâm phát triển các nhãn hiệu dược lớn (Baxtex, Boehringer Ingelheim, Lilly và Roche). Đây cũng là những công ty thuộc nhóm doanh nghiệp đứng đầu thế giới về phát triển vaccine và những loại thuốc mới dùng để điều trị các căn bệnh nặng.
Đứng sau Áo là nhóm các quốc gia “cải tiến và sáng tạo công nghệ vừa phải” gồm Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Tây Ban Nha, Na Uy, Slovakia và Italia. Nền khoa học Italia chiếm vị trí đáng kể trong một số lĩnh vực nghiên cứu then chốt như vi điện tử, quang điện tử, cơ học và chế tạo robot. Đất nước hình chiếc ủng đạt thành quả như vậy nhờ có một nền giáo dục tiên tiến, các trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, hợp tác chặt chẽ với các ngành nghiên cứu trên thế giới. Chính sự trao đổi ấy đã giúp các nhà khoa học Italia tận dụng phương tiện nghiên cứu của các quốc gia khác. Thêm một yếu tố nữa tạo nên thành công của nền khoa học Italia là nước này có rất nhiều nhà nghiên cứu ra nước ngoài làm việc.
ROBOT THĂM DÒ ỐNG DẪN do các viện Fraunhofer (Đức) phát triển. |
Các thành viên mới của Liên minh châu Âu là
Cuối cùng, nhóm các quốc gia “đang bắt kịp trình độ phát triển chung” gồm Bulgaria, Croatia, Hy Lạp, Hungari, Latvia, Lítva, Man-ta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani và Slovakia. Phần lớn các nước này có chung điểm yếu là: kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học thấp, không đưa công tác R&D và dự báo khoa học vào mục tiêu quốc gia, thiếu những doanh nghiệp lớn mang tầm quốc gia, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, vốn là những công ty đầu tư nhiều nhất cho nghiên cứu khoa học và công tác R&D. Thêm nữa, mức lương, đôi khi rất bèo bọt, của các trung tâm nghiên cứu nhà nước không thể giữ chân và thu hút nổi các nhà khoa học trẻ. Do vậy, các nước này cần phải phấn đấu rất nhiều, nhất là để tạo nên mối gắn kết bền chặt hơn giữa các doanh nghiệp và công tác nghiên cứu khoa học.
Hồ Thủy An dịch (La Recherche số 419, tháng 5 năm 2008)