Người Ấn Độ đã đi trước Newton?

Theo một nghiên cứu mới đầy tranh cãi, tiến sỹ George Gheverghese Joseph ở Đại học Manchester cho rằng, "Trường phái Kerala" - một trường phái toán ở miền nam Ấn Độ đã nhận diện được "chuỗi vô hạn"- một trong những yếu tố cơ bản của phép tính toán học vào khoảng năm 1350, tức là trước các công trình của Isaac Newton và Gottfried Leibnitz ba thế kỷ.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Manchester và Exeter còn cho rằng, Trường phái Kerala cũng đã định hình được chuỗi số Pi và tính được số Pi chính xác đến các vị trí thập phân thứ 9, 10 và sau này là 17.
Một tình huống được đưa ra là, chính những người Ấn Độ đã truyền bá khám phá của họ cho những thầy tu dòng Tên am hiểu toán khi họ đến Ấn Độ để truyền giáo vào thế kỷ 15.
Tiến sỹ Joseph cho rằng, ông đã tìm được những bằng chứng cho công bố này khi nghiên cứu về các tài liệu cổ khó hiểu của Ấn Độ. Sắp tới, công bố này sẽ được bổ sung cho lần tái bản thứ ba cuốn sách “best seller” của ông mang tên “The Crest of the Peacock: the Non-European Roots of Mathematics”, do nhà xuất bản Đại học Princeton phát hành.
“Sự ra đời của toán học hiện đại thường được xem là một thành tựu chỉ của châu Âu. Nhưng người ta đã không để ý đến các khám phá ở Ấn Độ vào giai đoạn giữa thế kỷ 14 và 16. Chúng đã bị lãng quên,” Joseph nói.

Nguồn: University of Manchester

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)