Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

Hãng sản Abengoa của Tây Ban Nha mới đây đã lắp đặt nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học từ rơm rạ, gỗ vụn, cành, lá cây, thay vì từ các loại cây lương thực hay cây làm thức ăn cho gia súc, lớn nhất thế giới ở Hugoton, bang Texas (Mỹ).

Mỗi năm nhà máy dự kiến sản xuất khoảng 100 triệu lít nhiên liệu sinh học, nhiều gấp đôi so với nhà máy sản xuất nhiên liệu Cellulose-Ethanol ở Crescentino thuộc Italia, từng được coi là lớn nhất thế giới. Brazil cũng mới đưa một nhà máy vào hoạt động với sản lượng 80 triệu lít.

Abengoa trong những năm qua đã đầu tư nhiều triệu Euro phục vụ nghiên cứu và phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học.

Trong khi Bioethanol thế hệ thứ nhất được sản xuất từ ngũ cốc hoặc củ cải đường, điều này gây nhiều tranh cãi vì cạnh tranh với sản xuất lương thực, thực phẩm thì Bioethanol thế hệ thứ hai được sản xuất từ chất thải như rơm rạ, gỗ vụn, cành, lá cây khi cắt tỉa trên các tuyến đường và bìa rừng.

Khác với ngũ cốc và củ cải đường, cellulose trong các loại chất thải hầu như không có đường glucose, từ hàng nghìn năm nay con người đã biết dùng men để biến đường thành cồn, tức ethanol. Chủ yếu là các loại đường xylose và arabinose. Để sản xuất Ethanol từ Cellulose người ta cũng buộc phải ứng dụng các phương cách này. Thường người ta tuyển chọn và nhân những loại vi sinh vật nhất định, đôi khi dùng vi sinh vật biến đổi gien. Các nhà sản xuất thiết bị tuyển chọn, nhân giống những loại vi sinh vật nhất định và coi đây là bí quyết công nghệ cần giũ kín. Hơn nữa những loại chất thải nông nghiệp này trước khi đưa vào chế biến phải xử lý khá tốn kém. Đối với nhiên liệu sinh học thông thường người ta không phải thực hiện công đoạn làm sạch này.
 
Cơ sở sản xuất Ethanol của Abengoa

Cơ sở ở Hugoton thuộc bang Texas mỗi năm tiêu thụ khoảng 350.000 tấn sinh khối từ chất thải nông nghiệp được thu gom ở bán kính khoảng 50 dặm quanh nhà máy. Mỗi ngày tồn đọng khoảng 300 tấn chất thải mà các loại men không thể chế biến hết. Lượng chất thải này được dùng làm chất đốt cho một nhà máy nhiệt điện công suất 18-Megawatt. Một phần sản lượng điện của nó được dùng để phục vụ nhà máy sản xuất Ethanol, phần còn lại đưa vào mạng lưới điện công cộng.

Tập đoàn Abengoa đã đầu tư 271 triệu đôla để xây dựng nhà máy và trực tiếp vận hành nhà máy. Ngoài ra, Bộ Năng lượng Mỹ cũng đầu tư hỗ trợ cho công trình 229 triệu đôla. Theo ước tính của Abengoa thì nhà máy có thể sản xuất một lít ethanol với giá 47 Eurocent.

Cho đến nay Abengoa chủ yếu vận hành các nhà máy sản xuất Ethanol thế hệ thứ nhất, tức nhiên liệu chế biến từ ngũ cốc và các loại cây có đường và tinh bột, ở Tây Ban Nha, Hà Lan, Mỹ và Brazil. Tại Mỹ còn có trên một chục cơ sở thực nghiệm sản xuất Cellulose-Ethanol. Tất cả các cơ sở này cộng lại không bằng 10% sản lượng của nhà máy ở Hugoton. Đến cuối năm nay nhà máy này sẽ đạt hết công suất.

Tuy nhiên, chưa thể nói chắc chắn công trình của Abengoa là một sự thành công. Đành rằng không phải chỉ có Mỹ mà cả Liên minh châu Âu tán thành nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai do đó đã có quy định về việc phải sử dụng loại nhiên liệu sinh học này.

Vấn đề đặt ra là, loại nhiên liệu mới này có trụ nổi trên thị trường khi không có sự hỗ trợ của nhà nước. Hiện loại Ethanol thế hệ thứ nhất ở Mỹ có mức giá tương đương như xăng thông thường. Trong khi đó loại nhiên liệu sinh học mới cho đến nay có giá cao gấp đôi mặc dù chi phí sản xuất trong những năm qua đã giảm tới 80%. Tuy nhiên loại nhiên liệu Cellulose-Ethanol có một ưu điểm lớn, thân thiện với môi trường hơn so với các loại nhiên liệu sinh học thông thường và dầu mỏ.

Xuân Hoài dịch

Tác giả