Phòng thí nghiệm sinh học ở Mỹ không an toàn
Đầu tháng 10 vừa qua, Quốc hội Mỹ vừa tổ chức một loạt buổi điều trần về phòng thí nghiệm sinh học. Câu hỏi đặt ra là: Bao nhiêu phòng thí nghiệm chứa mầm bệnh nguy hiểm? Và nghiên cứu của các phòng thí nghiệm đó có làm cho cuộc sống an toàn hơn không? Câu trả lời nhận được là từ “Không” đến “Không biết”.
“Vì có quá nhiều điều còn chưa được biết vào thời điểm này, tôi có thể nói là chúng ta đang ở trong tình thế có nguy cơ cao hơn,” Keith Rhodes, người đứng đầu Ban giải trình (GAO), phát biểu trước Quốc hội, “bởi vì số lượng các phòng thí nghiệm sinh học tăng lên thì nguy cơ cũng tăng theo. Mà vấn đề không ở chỗ số phòng thí nghiệm tăng lên mà ở chỗ số phòng thí nghiệm tăng thêm lại là những phòng thí nghiệm ít kinh nghiệm.”
Hàng trăm, nếu không phải là hàng nghìn, phòng thí nghiệm mới ở Mỹ đang tiến hành các thí nghiệm sinh học có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cộng đồng. Hằng ngày, có ít nhất 15 nghìn kỹ thuật viên làm việc với những mầm bệnh nguy hiểm chết người. Mặc dù FBI có nhiệm vụ phải nắm rõ lai lịch những nhân viên đang làm việc với những mầm bệnh hoặc các độc tố – chính phủ cũng đã đưa ra danh sách 73 loại mầm bệnh và độc tố nguy hiểm có thể gây chết người, chẳng hạn như Ebola, chất độc ricin, và bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) – thì việc điều tra lý lịch này chủ yếu để bảo đảm an ninh hơn là an toàn sinh học. Hầu hết các sự cố đều do những sơ xẩy của con người, TS Gigi Gronvall, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm An toàn sinh học của ĐH Pittsburgh, nói. Những nhân viên mới của phòng thí nghiệm thường được người có kinh nghiệm truyền thụ về các quy định bảo đảm an toàn cho phòng thí nghiệm trong quá trình học việc – nhưng gần đây, việc phát triển quá nhanh các phòng thí nghiệm sinh học đã làm cho đội ngũ những nhân viên giàu kinh nghiệm bị dàn mỏng.
Những thí nghiệm nguy hiểm nhất được thực hiện ở phòng thí nghiệm cấp 3 và cấp 4. Kể từ khi vụ tấn công bằng lá thư có chứa vi trùng bệnh than xảy ra vào năm 2001, làm 5 người thiệt mạng và 17 người khác bị nhiễm bệnh, Chính phủ Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD cho nghiên cứu về khủng bố bằng sinh học và các bệnh truyền nhiễm, cũng như để lập các phòng thí nghiệm dành cho những thí nghiệm nguy hiểm. Nhưng không một ai biết chắc chắn hiện giờ có bao nhiều phòng thí nghiệm như vậy. Theo khảo sát năm 2005 của Viện Y tế quốc gia (NIH), cơ quan tài trợ cho nhiều nghiên cứu về an ninh sinh học của nước này, thì Mỹ có 277 phòng thí nghiệm cấp 3 có đăng ký. Trong khi đó, con số do một cơ quan khác đưa ra, cũng trong năm 2005, là hơn 600. Còn con số do ông Rhodes báo cáo trước Quốc hội là “chắc chắn phải hàng nghìn”. Các phòng thí nghiệm cấp 4, nơi lưu giữ những mầm bệnh nguy hiểm nhất – tức là những bệnh chưa có cách điều trị hoặc chưa có vaccine phòng ngừa, như Ebola – thì ít hơn, một phần bởi chi phí cực kỳ tốn kém. Trước năm 2001, Mỹ có năm phòng thí nghiệm cấp 4; giờ có 15 phòng thí nghiệm đang hoặc sắp đi vào hoạt động, trong đó có Phòng thí nghiệm An ninh sinh học và An ninh nông nghiệp Quốc gia (National Bio and Agro-Defense Facility – NBAF) trị giá 470 triệu USD, rộng tương đương năm siêu thị Wal-Mart. Trong số các bang đang tranh nhau giành quyền được xây NBAF có cả Mississipi, một bang chẳng hề có chút kinh nghiệm nào về lĩnh vực này. “Trong khi việc mở thêm một số phòng thí nghiệm có lẽ là hợp lý”, ông Rhodes nói, “thì số phòng thí nghiệm mới được mở một cách tuỳ tiện, không có sự giám sát phù hợp, tăng vọt”.
Tệ hơn, không có cơ quan quản lý tập trung nào có thể bao quát hoạt động của các phòng thí nghiệm – 17 cơ quan cấp liên bang đều không ít thì nhiều tham gia vào các nghiên cứu sinh học nhưng không một cơ quan nào nhận nhiệm vụ theo dõi và xử lý nguy cơ. “Một số cơ quan có nhu cầu nắm được con số và địa điểm của các phòng thí nghiệm và hỗ trợ hoạt động của chúng,” ông Rhodes nói, nhưng không cơ quan nào thực sự có thông tin này cả. Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) chịu trách nhiệm hàng đầu về quản lý việc sử dụng các mầm bệnh – nhưng theo những người chỉ trích, CDC đang làm việc dựa trên một bản danh sách lỗi thời. Lần chỉnh sửa bổ sung bản danh sách gần đây nhất, tiến hành năm 2005, có bổ sung thêm virus cúm biến đổi gene, loại virus đã giết chết 40 triệu người hồi năm 1918. Một số mầm bệnh nguy hiểm vẫn còn thiếu trong danh sách này: SARS, virus Hanta và một số loại virus chết người khác chính thức không chịu sự kiểm soát nào.
Thiếu giám sát thường dẫn đến thông tin thiếu đầy đủ về các sự cố nguy hiểm. Theo luật, các phòng thí nghiệm phải nhanh chóng báo cáo với CDC về những rủi ro do các mầm bệnh gây ra, nhưng việc này không phải lúc nào cũng được thực hiện. Năm ngoái, một nhân viên phòng thí nghiệm sinh học ở ĐH A&M thuộc bang Texas đã bị nhiễm virus nhiệt thán nhưng trường ĐH này đã không báo cáo lại vụ việc và có lẽ sẽ không bao giờ thừa nhận sự cố nếu ông Edward Hammond, một người trong ngành, thuộc dự án Ánh Dương (Sunshine Project), không thuyết phục chánh án toà án địa phương ép buộc ĐH A&M phải công bố các tài liệu nội bộ. CDC sau đó đã nhanh chóng cử các điều tra viên đến và họ còn phát hiện ra hàng loạt vi phạm khác, bao gồm những thí nghiệm không có đăng ký, không báo cáo về ba trường hợp nhiễm bệnh sốt Q khác, không phải tất cả các nhân viên kỹ thuật đều qua kiểm tra của FBI, để mất mầm bệnh và các động vật mang mầm bệnh. “Cuộc điều tra do CDC tiến hành hồi tháng 8 không chỉ làm lộ ra những thiếu sót về phía ĐH A&M, mà cả những thiếu sót về mặt quản lý của CDC,” ông Bart Stupak, Chủ tịch Hội đồng Giám sát và Điều tra của Quốc hội, nói. “Hoá ra CDC đã điều tra những vụ việc rất giống trường hợp của phòng thí nghiệm ĐH A&M trước khi sự cố này lộ ra, tuy nhiên CDC chỉ coi đó là chuyện vặt.”
Đáp lại những lời chỉ trích nặng nề, CDC đang xem xét hình thành bộ phận phản biện từ bên ngoài để rà soát lại các quy định về quản lý mầm bệnh và quy trình bảo đảm an toàn cho phòng thí nghiệm. Cơ quan này có thể sẽ sửa đổi những quy định về báo cáo tường trình – chẳng hạn, có thể không bắt buộc phải công khai danh tính để hạn chế tối đa sự ngại ngần của người muốn thông tin về sự cố. “Đây là một chương trình khá mới mẻ, giúp quản lý tốt hơn, nhưng rõ ràng là chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn thế,” Richard Besser, Giám đốc Phòng điều phối của CDC về công tác chuẩn bị chống khủng bố và phản ứng nhanh trong trường hợp khẩn cấp (Coordinating Office for Terrorism Preparedness and Emergency Response), người cho rằng việc tăng thêm các phòng thí nghiệm sinh học ở Mỹ thời gian gần đây là cần thiết bởi nó sẽ giúp công tác chẩn đoán tốt hơn và các vaccine thế hệ mới sẽ đến được với nhiều người Mỹ hơn.
Nhưng nhiều nhà khoa học không đồng tình với ý kiến này, cho rằng việc tập trung quá nhiều vào các nghiên cứu sinh học – chẳng hạn như đối với bệnh than và dịch hạch thay vì bệnh lao kháng thuốc hay virus viêm gan – chỉ gây thiệt hại cho đất nước. Năm 2005, trong một bức thư ngỏ do ông Richard H. Ebright, giáo sư hóa học ở ĐH Rutgers (bang New Jersey), soạn, 758 nhà vi sinh vật học đã phàn nàn rằng việc NIH ưu tiên “những nghiên cứu coi trọng an ninh sinh học hơn sức khoẻ cộng đồng” đã làm cho chương trình sức khoẻ cộng đồng bị lạc hướng và kém hiệu quả.
Hàng trăm, nếu không phải là hàng nghìn, phòng thí nghiệm mới ở Mỹ đang tiến hành các thí nghiệm sinh học có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cộng đồng. Hằng ngày, có ít nhất 15 nghìn kỹ thuật viên làm việc với những mầm bệnh nguy hiểm chết người. Mặc dù FBI có nhiệm vụ phải nắm rõ lai lịch những nhân viên đang làm việc với những mầm bệnh hoặc các độc tố – chính phủ cũng đã đưa ra danh sách 73 loại mầm bệnh và độc tố nguy hiểm có thể gây chết người, chẳng hạn như Ebola, chất độc ricin, và bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) – thì việc điều tra lý lịch này chủ yếu để bảo đảm an ninh hơn là an toàn sinh học. Hầu hết các sự cố đều do những sơ xẩy của con người, TS Gigi Gronvall, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm An toàn sinh học của ĐH Pittsburgh, nói. Những nhân viên mới của phòng thí nghiệm thường được người có kinh nghiệm truyền thụ về các quy định bảo đảm an toàn cho phòng thí nghiệm trong quá trình học việc – nhưng gần đây, việc phát triển quá nhanh các phòng thí nghiệm sinh học đã làm cho đội ngũ những nhân viên giàu kinh nghiệm bị dàn mỏng.
Những thí nghiệm nguy hiểm nhất được thực hiện ở phòng thí nghiệm cấp 3 và cấp 4. Kể từ khi vụ tấn công bằng lá thư có chứa vi trùng bệnh than xảy ra vào năm 2001, làm 5 người thiệt mạng và 17 người khác bị nhiễm bệnh, Chính phủ Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD cho nghiên cứu về khủng bố bằng sinh học và các bệnh truyền nhiễm, cũng như để lập các phòng thí nghiệm dành cho những thí nghiệm nguy hiểm. Nhưng không một ai biết chắc chắn hiện giờ có bao nhiều phòng thí nghiệm như vậy. Theo khảo sát năm 2005 của Viện Y tế quốc gia (NIH), cơ quan tài trợ cho nhiều nghiên cứu về an ninh sinh học của nước này, thì Mỹ có 277 phòng thí nghiệm cấp 3 có đăng ký. Trong khi đó, con số do một cơ quan khác đưa ra, cũng trong năm 2005, là hơn 600. Còn con số do ông Rhodes báo cáo trước Quốc hội là “chắc chắn phải hàng nghìn”. Các phòng thí nghiệm cấp 4, nơi lưu giữ những mầm bệnh nguy hiểm nhất – tức là những bệnh chưa có cách điều trị hoặc chưa có vaccine phòng ngừa, như Ebola – thì ít hơn, một phần bởi chi phí cực kỳ tốn kém. Trước năm 2001, Mỹ có năm phòng thí nghiệm cấp 4; giờ có 15 phòng thí nghiệm đang hoặc sắp đi vào hoạt động, trong đó có Phòng thí nghiệm An ninh sinh học và An ninh nông nghiệp Quốc gia (National Bio and Agro-Defense Facility – NBAF) trị giá 470 triệu USD, rộng tương đương năm siêu thị Wal-Mart. Trong số các bang đang tranh nhau giành quyền được xây NBAF có cả Mississipi, một bang chẳng hề có chút kinh nghiệm nào về lĩnh vực này. “Trong khi việc mở thêm một số phòng thí nghiệm có lẽ là hợp lý”, ông Rhodes nói, “thì số phòng thí nghiệm mới được mở một cách tuỳ tiện, không có sự giám sát phù hợp, tăng vọt”.
Tệ hơn, không có cơ quan quản lý tập trung nào có thể bao quát hoạt động của các phòng thí nghiệm – 17 cơ quan cấp liên bang đều không ít thì nhiều tham gia vào các nghiên cứu sinh học nhưng không một cơ quan nào nhận nhiệm vụ theo dõi và xử lý nguy cơ. “Một số cơ quan có nhu cầu nắm được con số và địa điểm của các phòng thí nghiệm và hỗ trợ hoạt động của chúng,” ông Rhodes nói, nhưng không cơ quan nào thực sự có thông tin này cả. Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) chịu trách nhiệm hàng đầu về quản lý việc sử dụng các mầm bệnh – nhưng theo những người chỉ trích, CDC đang làm việc dựa trên một bản danh sách lỗi thời. Lần chỉnh sửa bổ sung bản danh sách gần đây nhất, tiến hành năm 2005, có bổ sung thêm virus cúm biến đổi gene, loại virus đã giết chết 40 triệu người hồi năm 1918. Một số mầm bệnh nguy hiểm vẫn còn thiếu trong danh sách này: SARS, virus Hanta và một số loại virus chết người khác chính thức không chịu sự kiểm soát nào.
Thiếu giám sát thường dẫn đến thông tin thiếu đầy đủ về các sự cố nguy hiểm. Theo luật, các phòng thí nghiệm phải nhanh chóng báo cáo với CDC về những rủi ro do các mầm bệnh gây ra, nhưng việc này không phải lúc nào cũng được thực hiện. Năm ngoái, một nhân viên phòng thí nghiệm sinh học ở ĐH A&M thuộc bang Texas đã bị nhiễm virus nhiệt thán nhưng trường ĐH này đã không báo cáo lại vụ việc và có lẽ sẽ không bao giờ thừa nhận sự cố nếu ông Edward Hammond, một người trong ngành, thuộc dự án Ánh Dương (Sunshine Project), không thuyết phục chánh án toà án địa phương ép buộc ĐH A&M phải công bố các tài liệu nội bộ. CDC sau đó đã nhanh chóng cử các điều tra viên đến và họ còn phát hiện ra hàng loạt vi phạm khác, bao gồm những thí nghiệm không có đăng ký, không báo cáo về ba trường hợp nhiễm bệnh sốt Q khác, không phải tất cả các nhân viên kỹ thuật đều qua kiểm tra của FBI, để mất mầm bệnh và các động vật mang mầm bệnh. “Cuộc điều tra do CDC tiến hành hồi tháng 8 không chỉ làm lộ ra những thiếu sót về phía ĐH A&M, mà cả những thiếu sót về mặt quản lý của CDC,” ông Bart Stupak, Chủ tịch Hội đồng Giám sát và Điều tra của Quốc hội, nói. “Hoá ra CDC đã điều tra những vụ việc rất giống trường hợp của phòng thí nghiệm ĐH A&M trước khi sự cố này lộ ra, tuy nhiên CDC chỉ coi đó là chuyện vặt.”
Đáp lại những lời chỉ trích nặng nề, CDC đang xem xét hình thành bộ phận phản biện từ bên ngoài để rà soát lại các quy định về quản lý mầm bệnh và quy trình bảo đảm an toàn cho phòng thí nghiệm. Cơ quan này có thể sẽ sửa đổi những quy định về báo cáo tường trình – chẳng hạn, có thể không bắt buộc phải công khai danh tính để hạn chế tối đa sự ngại ngần của người muốn thông tin về sự cố. “Đây là một chương trình khá mới mẻ, giúp quản lý tốt hơn, nhưng rõ ràng là chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn thế,” Richard Besser, Giám đốc Phòng điều phối của CDC về công tác chuẩn bị chống khủng bố và phản ứng nhanh trong trường hợp khẩn cấp (Coordinating Office for Terrorism Preparedness and Emergency Response), người cho rằng việc tăng thêm các phòng thí nghiệm sinh học ở Mỹ thời gian gần đây là cần thiết bởi nó sẽ giúp công tác chẩn đoán tốt hơn và các vaccine thế hệ mới sẽ đến được với nhiều người Mỹ hơn.
Nhưng nhiều nhà khoa học không đồng tình với ý kiến này, cho rằng việc tập trung quá nhiều vào các nghiên cứu sinh học – chẳng hạn như đối với bệnh than và dịch hạch thay vì bệnh lao kháng thuốc hay virus viêm gan – chỉ gây thiệt hại cho đất nước. Năm 2005, trong một bức thư ngỏ do ông Richard H. Ebright, giáo sư hóa học ở ĐH Rutgers (bang New Jersey), soạn, 758 nhà vi sinh vật học đã phàn nàn rằng việc NIH ưu tiên “những nghiên cứu coi trọng an ninh sinh học hơn sức khoẻ cộng đồng” đã làm cho chương trình sức khoẻ cộng đồng bị lạc hướng và kém hiệu quả.
Thái Thanh (theo TIME)
Chú thích ảnh: Các nhân viên trong trang phục bảo hộ phun chất sát trùng lên người các đồng nghiệp sau khi tìm kiếm vi khuẩn bệnh than trong Toà nhà văn phòng Thượng viện Dirksen ở TP Washington (ảnh chụp ngày 18-11-2001).
(Visited 1 times, 1 visits today)