Sắp có vắc-xin phòng sốt rét

Từ hàng chục năm nay, hãng dược phẩm của Anh GlaxoSmithKline (GSK) đã phát triển vắc-xin tiêm phòng RTS,S, giúp con người phòng tránh bệnh sốt rét. Nếu được Cơ quan quản lý dược phẩm EMA thông qua thì trong năm tới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ khuyến nghị về việc sử dụng loại vắc-xin này.

Bệnh sốt rét là bệnh nhiệt đới do muỗi cái thuộc loài Anopheles truyền. Ký sinh trùng “Plasmed falciparum” sẽ chín dần trong nước bọt của muỗi. Biểu hiện bệnh là sốt cao, rét run, đầu và chân tay bị đau nhức. Theo ước tính của WHO, hằng năm có khoảng 300 đến 500 triệu người bị nhiễm bệnh sốt rét, trong đó hai đến ba triệu người bị tử vong.

Vắc-xin RTS,S giúp giảm khả năng lây nhiễm sốt rét. Theo Glaxo, việc tiêm chủng làm cho cơ thể con người có phản ứng miễn dịch. Sự phản ứng này cản trở ký sinh trùng có cơ hội chín dần trong gan người, do đó ký sinh trùng không thể lây lan, thâm nhập vào huyết quản.

Loại thuốc tiêm phòng mới chống sốt rét của hãng Sanaria cũng cho kết quả tốt đẹp: 11 trong số 12 người tham gia thử nghiêm bị nhiễm bệnh sốt rét do không tiêm phòng. Tiêm phòng với nồng độ thấp vẫn có tới 16 trong tổng số 17 người bị bệnh. Khi tiêm phòng với nồng độ cao hơn thì có ba trong tổng số 15 người bị bệnh.

Việc phát triển thuốc diệt côn trùng mới cũng có sự tiến bộ. Trong năm tới, theo thông báo của nhóm nghiên cứu thuộc Innovative Vector Control Consortium (có trụ sở ở Anh và do Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ), sẽ có ba dòng thuốc thử nghiệm được xúc tiến. Sở dĩ phải làm nghiên cứu này vì hiện tại nhiều loài muỗi đã có sức đề kháng với các loại thuốc diệt côn trùng quen thuộc. Loại thuốc diệt côn trùng mới có khả năng trừ những con muỗi đã miễn dịch.

Người dân ở vùng có bệnh sốt rét nhiều khi không có khả năng tự vệ vì loại màn tẩm thuốc diệt côn trùng và thuốc xịt lên tường tỏ ra không hiệu quả với loại muỗi kháng thuốc. Nếu có sự tài trợ thỏa đáng thì loại thuốc diệt côn trùng mới sẽ ra thị trường vào năm 2020.

Xuân Hoài dịch

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)