Vài nét về công trình khoa học GS Tôn Thất Tùng
GS Tôn Thất Tùng là một nhà phẫu thuật tài ba và nổi tiếng. Cho đến nay, kĩ thuật cắt gan của ông (Ton That Tung’s method) thỉnh thoảng vẫn còn được sử dụng với kết quả tốt. Bài viết này cung cấp thêm vài thông tin về những công trình nghiên cứu của ông trong các thập niên 60 đến 80 của thế kỷ trước.
Chưa từng bị chỉ trích
Phương pháp phẫu thuật mang tên ông chính là phương pháp cắt gan (Hepatic resection) mà giới phẫu thuật sau này gọi là “Ton That Tung’s method”. Phương pháp này được ông phát triển và công bố vào năm 1963. Sau này, nhiều chuyên gia phẫu thuật, chủ yếu là Âu châu, có sử dụng phương pháp đó với kết quả tốt. Năm 1985, Manfredi và đồng nghiệp (J Surgical Oncology) báo cáo 103 ca giải phẫu dùng phương pháp của Gs Tôn Thất Tùng, mà tác giả mô tả là không có biến chứng gì đáng kể, với thời gian sống sót lên đến 8 năm. Mãi đến năm 2004, một nhóm bác sĩ Ý cũng báo cáo một số trường hợp so sánh 2 kĩ thuật giải phẫu và họ kết luận kĩ thuật cắt gan của Gs Tùng là tiêu chuẩn vàng (nguyên văn: “Hepatic resection according to Ton That Tung is the gold standard for the treatment of serious lacerations and hepatic bleeding neoplasms”, xem Vadalà G, et al. Ann Ital Chir. 2004 Jul-Aug;75(4):431-4).
Thật ra, phương pháp phẫu thuật của ông không phải là một công trình nghiên cứu. Ngày 26/1/1963, tập san Lancet công bố một lá thư 2 trang có tựa đề “A new technique for operating on the liver” (một kĩ thuật mổ gan mới) kí tên 2 tác giả là Tôn Thất Tùng và Nguyễn Dương Quang. Đây là một lá thư (letter), chứ không phải “bài báo khoa học” (original article). Lá thư đó được kèm dưới đây. Cần nói thêm rằng, original article thường có giá trị cao hơn letter. Trong y văn và đặc biệt là đối với tập san Lancet, lá thư là hình thức để công bố những thông tin mới và nhanh, nhưng chưa qua kiểm định nghiêm chỉnh như một bài báo khoa học. Trong lá thư mày, GS Tôn Thất Tùng và Bs Nguyễn Dương Quang có mô tả 2 trường hợp mổ gan bằng kĩ thuật mà sau này chúng ta biết là Ton That Tung’s method.
Một bài báo trên báo điện tử bee.net.vn có tựa đề: “Cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” trong phẫu thuật gan”, đăng vào đầu tháng 3 năm nay cho biết: khi phương pháp mổ mới được trình làng trên Lancet thì bị nhiều người phản đối, nhưng sau đó thì những người phản đối “phục thiện” và tôn ông làm “tổ sư”. Nhưng tôi không tìm thấy một bài báo nào chỉ trích Gs Tôn Thất Tùng trên bất cứ tập san nào trong PubMed. Tôi cũng không tìm thấy có bài báo nào trong y văn ca ngợi ông là “người cha” hay “tổ sư” cả. Cũng chưa bao giờ thấy trong y văn có những bài viết gọi là “phục thiện”, và cũng chẳng bao giờ có chân lí trong y học. Do đó, có thể nói rằng phương pháp của Gs Tôn Thất Tùng chưa từng bị bất cứ ai chỉ trích trong y văn.
Những công trình khoa học của Tôn Thất Tùng
Hình như có sự nhầm lẫn về con số công trình khoa học của ông. Nhiều bài viết cho biết ông để lại cho đời 123 công trình, nhưng tôi chỉ tìm thấy 31 bài báo của ông trong y văn. Thông tin về 31 công trình nghiên cứu có thể xem trong bảng dưới đây. Nhìn qua danh sách này chúng ta thấy phần lớn những công trình của GS Tôn Thất Tùng được công bố trên tập san y khoa của Pháp (15 bài) và Đức (11 bài). Phần còn lại công bố trên tập san của Anh (Lancet, 2 bài), Nga (2) và
So với thời nay, Giáo sư Tôn Thất Tùng bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu khá trễ, nhưng ông công bố rất đều đặn. Công trình nghiên cứu của ông được công bố vào năm 1956, tức lúc ông 44 tuổi. Đó là một công trình này mô tả sự có mặt của Salmonella hvittingfoss trong phổi, chứ chẳng dính dáng gì đến phẫu thuật. Kể từ đó, năm nào ông cũng có công trình trên tập san y khoa Pháp và Đức. Có một công trình cùng tựa đề và cùng nội dung nhưng ông công bố trên 2 tập san (một ở Đức và một ở Pháp)! Điều đáng chú ý là ông qua đời năm 1982, nhưng năm 1995, con ông là GS Tôn Thất Bách vẫn ghi tên ông là đồng tác giả một bài báo đăng trên tập san Chirurgie (Pháp)!
GS Tôn Thất Tùng cũng từng làm nghiên cứu về chất độc da cam. Bài báo trên bee.net.vn viết rằng “Ông còn được thế giới trân trọng vì đã công bố những công trình mở đường cho việc nghiên cứu chất độc da cam/dioxin.” Thật ra, ông chưa bao giờ công bố một công trình nào về chất độc da cam trên bất cứ một tập san y khoa quốc tế nào. Lúc sinh tiền, ông có trả lời phỏng vấn của kí giả Mĩ về chất độc da cam, mà trong đó ông nói rằng Agent Orange có liên quan đến dị tật bẩm sinh và ung thư, nhưng giới chuyên môn Mĩ lúc đó lịch sự xem đó là một “interesting observation” (quan sát thú vị) vì phương pháp nghiên cứu của ông chưa được đánh giá là chuẩn mực. Sau sự kiện này, ông mới phát hiện rằng phương pháp dịch tễ học và thống kê rất quan trọng trong y học và có ý định phát triển bộ môn này ở Việt
Nói một cách khách quan, những công trình của GS Tôn Thất Tùng được công bố trên những tập san không có chất lượng cao (hiểu theo nghĩa ngày nay, tức những tập san có impact factor rất thấp). Thật ra, ngay cả công trình nổi tiếng nhất của ông (đăng trên Lancet năm 1963) chỉ có 29 trích dẫn trong 47 năm. Điều này nói lên rằng công trình không gây tiếng vang lớn. (Cần nói thêm rằng một phương pháp phẫu thuật cắt gan khác mới công bố vào năm 2002 nhưng được trích dẫn gần 200 lần).
Nhưng thành tích của GS Tôn Thất Tùng quả thật đáng khâm phục. Phải nói rằng trong điều kiện khó khăn thời đó (50 năm về trước) và phương tiện còn kém, mà ông và đồng nghiệp đã liên tục công bố những công trình nghiên cứu như thế thì người viết bài này chỉ có 4 chữ để nói: thán phục và ngưỡng mộ. Ông quả thật là một tấm gương để thế hệ sau noi theo, và để cho những ai còn ngụy biện rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế nên nhìn lại mình.
Các ông trình quan trọng nhất của GS Tôn Thất Tùng đăng trên tập san Lancet và Chirurgie đều có đóng góp của Bs Nguyễn Dương Quang (tôi đoán thế từ tên “
Nói tóm lại, có lẽ nói không ngoa rằng GS Tôn Thất Tùng có đóng góp quan trọng cho y khoa quốc tế. Tuy nhiên, vì đóng góp của ông trong một chuyên ngành hẹp, và đại đa số các công trình nghiên cứu của ông xuất hiện trên những tập san có ảnh hưởng rất thấp (và do đó công trình của ông cũng có ảnh hưởng nhưng chưa cao), nên tên tuổi ông không vang xa mà ông xứng đáng. Có lẽ đã đến lúc các nhà nghiên cứu y sử Việt Nam nên làm một tổng kết nghiêm chỉnh về những ứng dụng kĩ thuật Tôn Thất Tùng trên thế giới để lấy lại uy danh cần thiết cho một nhà khoa học Việt Nam.
Ghi thêm:
Bài báo trên bee.net.vn có vài chi tiết tôi nghĩ là không đúng. Chẳng hạn như bài báo có đoạn viết “Ngay trong những ngày Việt Nam chống Mỹ, báo The Lancet (Dao bầu) ở London, một tờ báo hằng tuần phát hành mỗi kỳ hơn 1 triệu bản, đã đăng bài báo khoa học của Tôn Thất Tùng nhan đề: Một phương pháp cắt gan mới. Bài báo lập tức gây tiếng vang rộng khắp. Chỉ một tháng sau, hơn 100 nhà phẫu thuật từ Mỹ đến Australia gửi thư đến Hà Nội xin GS Tùng cung cấp thêm tài liệu. Một số nhà bác học viết bài dè dặt hoan nghênh. Một số khác kịch liệt phản đối! Cái mới đích thực bao giờ xuất hiện mà chẳng gặp khó khăn?” Phải nói ngay rằng chưa một tập san y khoa nào trên thế giới, kể cả Tập san Lancet, phát hành trên 1 triệu bản cả. Tập san có số phát hành cao nhất là New England Journal of Medicine (NEJM) của Mĩ cũng chỉ dừng lại ở con số trên dưới 500 ngàn. Tập san Lancet đứng hàng thứ 2 hay thứ 3 trong y khoa, nên con số phát hành chắc chắn thấp hơn NEJM. Thông thường, khi một công trình được công bố, có nhiều thư khắp nơi trên thế giới gửi đến tác giả để xin một bản copy hay xin thêm thông tin, hoặc mời hợp tác. Thường thường những lá thư “xin xỏ” đó đến từ những nước nghèo vì họ không có điều kiện đặt mua tập san y khoa thường xuyên. Đó là chuyện bình thường trong khoa học, chứ không có gì đặc biệt lắm.
Trong một trả lời phỏng vấn cho báo chí nước ngoài, Gs Tôn Thất Tùng có kể lại một chi tiết thú vị về chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi được hỏi ấn tượng của ông về người bệnh nhân đặc biệt là gì, ông cho biết ngài chủ tịch Hồ Chí Minh rất bình dân và dễ gần gũi. Chủ tịch Hồ Chí Minh không khi nào nói chuyện chính trị với ông, mà chỉ nói chuyện đạo lí và cuộc sống. Ông còn cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh sợ tiêm chích, nhưng khi tiêm thuốc trị sốt rét thì ông không hề kêu đau hay phàn nàn gì, nói tóm lại ông là một bệnh nhân … dễ tính.
NVT
(Bài báo trên Bee.net.vn có thể đọc ở đây:
Danh sách bài báo khoa học của Gs Tôn Thất Tùng trong PubMed
Số |
Tác giả |
Bài báo |
Tập san và năm xuất bản |
1 |
TON-THAT-TUNG, SUREAU P, NGUYEN VAN- |
Presence of Salmonella hvittingfoss in the lung after immersion. |
Bull Soc Pathol Exot Filiales. 1956 Nov-Dec;49(6):1101-3. French. |
2 |
|
A case of congenital parasitic abnormality |
Khirurgiia (Mosk). 1956 Jul;32(7):76-8. Russian |
3 |
TON-THAT-TUNG, HOANG-SU, LE-VAN-TIEN |
Diastatic perforation of stomach. |
Mem Acad Chir ( |
4 |
TUNG TT, SU H, |
Parasitic dermoid monster diagnosed as pancreatic tumor |
Magy Seb. 1957 Apr-Jun;10(2-3):151-4. Hungarian |
5 |
TUNG TT, VON |
Gastric tuberculosis |
Dtsch Gesundheitsw. 1957 Oct 10;12(41):1268-71. German |
6 |
TON-THAT-TUNG, HOANG-SU, NGUYEN-VAN-VAN, HOANG- |
Ascariasis of the bile ducts |
J Chir (Paris). 1957 May;73(5):506-23. French |
7 |
TON-THAT-TUNG |
Surgery in opium addicts |
Zentralbl Chir. 1957 Aug 3;82(31):1305-9. German |
8 |
TON-THAT-TUNG, HOANG-SU, TRAN-VAN- |
Parasitic endosymian monster taken for a cyst of the pancreas |
Presse Med. 1958 Jan 4;66(1):11. French |
9 |
TON THAT TUNG, SCHMAUSS AK, NGUYEN DUONG QUANG. |
Acute postoperative pancreatitis after resection of gastroduodenal ulcers |
Chirurg. 1958 Sep;29(9):413-23. German |
10 |
TON THAT TUNG |
Diagnosis and treatment of an acute pancreatic edema caused by parasites |
Dtsch Gesundheitsw. 1959 May 28;14:1018-20. German |
11 |
TON THAT TUNG, NGUYEN TRHINH CO, TON DUCLANG |
Experiences with traumatic spleen ruptures in |
Langenbecks Arch Klin Chir Ver Dtsch Z Chir. 1960;295:355-7. German |
12 |
TON THAT TUNG, SCHMAUSS AK, NGUYEN TRINH CO, TON DUC LANG |
The etiology, diagnosis and therapy of liver abscess in |
Dtsch Gesundheitsw. 1960 May 12;15:1000-7. German |
13 |
SCHMAUSS AK, TON THAT TUNG, TRAN HUU TUOC, LUONG TAN TRUONG |
On the clinical aspects and pathology of cervicolateral tumors |
Zentralbl Chir. 1961 Jan;86:535-41. German |
14 |
Ton That Tung, |
A |
Lancet |
15 |
TUNG TT, QUANG ND |
Experiences with 111 liver resections |
Chirurg. 1963 Apr;34:163-5. German |
16 |
Ton-That-Tung |
Experiences with partial liver resection for malignant and benign tumors of the liver |
Zentralbl Chir. 1965;90(26):1499-505. German |
17 |
TON-THAT-TUNG, NGUYEN-DUONG-QUANG |
THE PLACE OF MAJOR HEPATECTOMY IN RESECTION OF THE LIVER |
Rev Int Hepatol. 1965;15:245-53. French |
18 |
Tôn That Tùng, Nguyèn Dùong Quang, Ngô Dình Mac |
Tropical hemobilia |
Bull Mem Soc Chir Paris. 1965 Nov 5;55(8):302-16. French |
19 |
Ton-That-Tung, Nguyen-Duong-Quang |
Segmentary hepatectomy by transparenchymatous vascular ligation |
Presse Med. 1965 Dec 4;73(52):3015-7. French |
20 |
Ton That Tung, |
Tropical hemobilia |
Bruns Beitr Klin Chir. 1966 Sep;213(2):226-42. German |
21 |
Ton-That-Tung, Couinaud C |
Apropos of hepatectomy |
Presse Med. 1967 May 27;75(26):1329-30. French |
22 |
Ton-That-Tung |
Complications of intestinal ascariasis |
Z Gesamte Inn Med. 1969 Mar 1;24(5):Suppl:73-5. German |
23 |
Tôn-That-Tùng, Nguyen-Duong-Quang |
Evaluation of an experience of exeresis surgery of the liver |
Chirurgie. 1970 Oct 28;96(12):836-40. French |
24 |
Ton-That-Tung, Nguyen-Duong-Quang, Nguyen-Nhu-Bang, Ngo-Van-Quy |
Acute nontraumatic subcapsular hematomas of the liver |
Lyon Chir. 1971 Jan-Feb;67(1):10-7. French |
25 |
Tôn-Thât-Tùng |
Rôle of the ligature of the hepatic artery in hepatobiliary surgery |
Chirurgie. 1971 May 5;97(6):366-76. French |
26 |
Trung LX, Xuan NT, Tung TT |
Treatment of carotido-cavernous fistulae with muscular embolisms |
Chirurgie. 1972 Jan 12;98(1):70-3. French |
27 |
Ton-That-Tung |
Primary liver cancer in Viet-Nam |
Chirurgie. 1973 May 16;99(7):427-36. French |
28 |
Ton-That-Tung |
Ligation of hepatic artery in liver surgery |
Khirurgiia (Mosk). 1973 Nov;49(11):78-81. Russian |
29 |
Tung TT, Bang NH, Van Ton NV, Bach T, Tam ND, Salomon JC |
First clinical trials of treatment of primary liver cancer with immunostimulating agents administered by systemic or intratumoral route |
Chirurgie. 1975 Jun 11-25;101(8):542-5. French |
30 |
Ton-that-Tung, Nguyen-nhu-Bang, Nguyen-van-Van, Ton-that-Bach, Nguyen-dang-Tam, Salomon JC |
Letter: Immunostimulants in primary hepatomas |
Lancet. 1975 Mar 1;1(7905):527-8 |
31 |
Bach TT, Tung TT, Lang TD |
Vascular complications in hepatic resection |
Chirurgie. 1994-1995;120(13):179-85. French |