Vấn đề nóng ->> Có nên công bố hết sự thật của nghiên cứu khoa học?

Bộ Y tế Mỹ vừa tuyên bố yêu cầu tạp chí khoa học PNAS không công bố một nghiên cứu của hai nhà toán học của Đại học Stanford trong đó nói rõ những hậu quả tệ hại sẽ đến với nước Mỹ khi hệ thống phân phối sữa của nước này bị đầu độc. Lãnh đạo Bộ Y tế Mỹ còn cho rằng đây là một cách "hướng dẫn cho những kẻ khủng bố" và việc công bố ra dư luận là không cần thiết.

Tuy nhiên, bài báo sau đó hai tuần vẫn được công bố. Trong phần xã luận đi kèm với bài báo, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Mỹ đính chính: trước hết chúng ta (người Mỹ) phải sẵn sàng để đương đầu với những lời chỉ trích của cộng đồng khoa học nhưng các kết quả này cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nhà cầm quyền và dân chúng để có thể phòng chống tốt hơn các âm mưu khủng bố sinh học.

Trong năm 2003, các biên tập viên của các tạp chí khoa học chính ở Mỹ đã cùng ký kết một biên bản về đạo đức nghề nghiệp trong đó nhấn mạnh không phổ biến các thông tin có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Tuy nhiên, tạp chí hy vọng vẫn tôn trọng quy định nói trên bởi vì các thông tin này đã được công bố rộng rãi trên Internet. Đây cũng là bài học cho nước Pháp bởi theo Edouard Brézin, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Pháp, những trường hợp tương tự chưa bao giờ xảy ra ở nước này. “Nhưng dù sao, chúng ta cũng phải đưa ra các giải pháp cho vấn đề này và không nên hạn chế các tranh luận khoa học bằng cách viện cớ an ninh quốc gia”, ông nói./.

(Science et Vie) 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)