Ấn Độ cần chống quan liêu và lắng nghe nhà khoa học
Không khó để thấy rằng thiếu kinh phí là một trong những lý do khiến nền KH&CN của Ấn Độ chưa thể vươn lên ngang tầm các quốc gia hàng đầu thế giới, khi mà tỷ trọng GDP dành cho R&D của quốc gia này còn dưới 1%. Tuy nhiên, một bài báo đăng trên Nature nhận định rằng dù đầu tư thêm tiền thì cũng chưa thể sớm khắc phục những nhược điểm nhiều mặt của KH&CN Ấn Độ.
Mở đầu bằng sự ghi nhận một số thành tựu của Ấn Độ trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, và hàng không vũ trụ, nhưng bài báo mang tựa đề “Một quốc gia có tham vọng” cũng nhanh chóng liệt kê ra bốn điểm yếu nghiêm trọng gây kìm hãm nền KH&CN Ấn Độ là nguồn nhân lực KH&CN còn nhỏ bé, thiếu các đại học chất lượng cao, ngành công nghiệp chế tạo thiếu sức sống, và căn bệnh hành chính quan liêu còn trầm kha. Hậu quả dẫn tới là nhiều nhà khoa học Ấn Độ bỏ ra nước ngoài học tập và làm việc.
Sự hạn chế nguồn nhân lực KH&CN của Ấn Độ – quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới – liên quan mật thiết tới hạn chế về số lượng các trường đại học có chất lượng và vấn đề tạo công ăn việc làm cho nhà nghiên cứu khi họ ra trường. Mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã có những bước cải tổ nhằm giải quyết các vấn đề này, cụ thể như xây dựng những chính sách ưu đãi thuế tốt hàng đầu thế giới dành cho các khoản đầu tư R&D, nhưng tác động trong thực tế còn hạn chế.
Vướng mắc nổi cộm dẫn tới tình hình trên là cơ chế hành chính quan liêu, khiến kinh phí nhà nước cấp cho các dự án nghiên cứu bị chậm trễ nhiều tháng, còn thủ tục nhân sự có thể mất tới vài năm. Có tới một phần ba các phòng thí nghiệm quốc gia Ấn Độ dưới sự phụ trách của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (CSIR) đang thiếu người lãnh đạo lâu dài, thậm chí ngay cả người điều hành hội đồng cũng chỉ đang giữ vị trí tạm thời, bài báo cho biết.
Để khắc phục tình trạng quan liêu trong quản lý KH&CN, Ấn Độ đã có chính sách mời và giao trách nhiệm quản lý cho các nhà khoa học tài năng có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Krishnaswamy VijayRaghavan, một nhà sinh học danh tiếng, đã được mời làm Vụ trưởng Vụ Công nghệ Sinh học của Bộ KH&CN Ấn Độ từ năm 2013, hiện đang nỗ lực xây dựng một số đổi mới trong cơ chế chính sách KH&CN, đặc biệt là thay đổi quy trình thủ tục rườm rà trong đăng ký xét duyệt các dự án khoa học.
Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng năng lực, kinh nghiệm của các nhà khoa học trong nước, Ấn Độ chưa thúc đẩy được quan hệ hợp tác với các nhà khoa học uy tín nước ngoài – đặc biệt là chưa phát huy được mối quan hệ gắn bó truyền thống với giới khoa học Anh – trong bối cảnh hợp tác quốc tế trong khoa học của Ấn Độ còn khá hạn chế.
Bên cạnh đó, chính phủ và các cơ quan quản lý của Ấn Độ trong nhiều trường hợp vẫn chưa thực sự lắng nghe tiếng nói của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế, thậm chí còn thể hiện thái độ tiêu cực trước những tiếng nói phản biện, điển hình là trong các lĩnh vực năng lượng, khí hậu, và nhân quyền, nhất là khi những tiếng nói này xung đột với mong muốn của chính phủ là nhanh chóng triển khai các dự án kinh tế. Bài báo đăng trên Nature nhấn mạnh rằng thay vì phớt lờ hoặc hạn chế tiếng nói phản biện, Ấn Độ nên cải thiện quy trình thẩm định nhà nước đối với các dự án, sao cho hài hòa giữa mục tiêu phát triển với bảo vệ con người và môi trường.
Sự hạn chế nguồn nhân lực KH&CN của Ấn Độ – quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới – liên quan mật thiết tới hạn chế về số lượng các trường đại học có chất lượng và vấn đề tạo công ăn việc làm cho nhà nghiên cứu khi họ ra trường. Mặc dù Chính phủ Ấn Độ đã có những bước cải tổ nhằm giải quyết các vấn đề này, cụ thể như xây dựng những chính sách ưu đãi thuế tốt hàng đầu thế giới dành cho các khoản đầu tư R&D, nhưng tác động trong thực tế còn hạn chế.
Vướng mắc nổi cộm dẫn tới tình hình trên là cơ chế hành chính quan liêu, khiến kinh phí nhà nước cấp cho các dự án nghiên cứu bị chậm trễ nhiều tháng, còn thủ tục nhân sự có thể mất tới vài năm. Có tới một phần ba các phòng thí nghiệm quốc gia Ấn Độ dưới sự phụ trách của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (CSIR) đang thiếu người lãnh đạo lâu dài, thậm chí ngay cả người điều hành hội đồng cũng chỉ đang giữ vị trí tạm thời, bài báo cho biết.
Để khắc phục tình trạng quan liêu trong quản lý KH&CN, Ấn Độ đã có chính sách mời và giao trách nhiệm quản lý cho các nhà khoa học tài năng có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Krishnaswamy VijayRaghavan, một nhà sinh học danh tiếng, đã được mời làm Vụ trưởng Vụ Công nghệ Sinh học của Bộ KH&CN Ấn Độ từ năm 2013, hiện đang nỗ lực xây dựng một số đổi mới trong cơ chế chính sách KH&CN, đặc biệt là thay đổi quy trình thủ tục rườm rà trong đăng ký xét duyệt các dự án khoa học.
Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng năng lực, kinh nghiệm của các nhà khoa học trong nước, Ấn Độ chưa thúc đẩy được quan hệ hợp tác với các nhà khoa học uy tín nước ngoài – đặc biệt là chưa phát huy được mối quan hệ gắn bó truyền thống với giới khoa học Anh – trong bối cảnh hợp tác quốc tế trong khoa học của Ấn Độ còn khá hạn chế.
Bên cạnh đó, chính phủ và các cơ quan quản lý của Ấn Độ trong nhiều trường hợp vẫn chưa thực sự lắng nghe tiếng nói của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế, thậm chí còn thể hiện thái độ tiêu cực trước những tiếng nói phản biện, điển hình là trong các lĩnh vực năng lượng, khí hậu, và nhân quyền, nhất là khi những tiếng nói này xung đột với mong muốn của chính phủ là nhanh chóng triển khai các dự án kinh tế. Bài báo đăng trên Nature nhấn mạnh rằng thay vì phớt lờ hoặc hạn chế tiếng nói phản biện, Ấn Độ nên cải thiện quy trình thẩm định nhà nước đối với các dự án, sao cho hài hòa giữa mục tiêu phát triển với bảo vệ con người và môi trường.
Thanh Xuân lược dịch
Nguồn:
http://www.nature.com/news/a-nation-with-ambition-1.17520
(Visited 1 times, 1 visits today)