Chúng ta phải thay đổi
Cuối tháng Ba vừa rồi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 (Chương trình). Chỉ cần thực hiện thành công một phần những mục tiêu cụ thể thì đã là một bước tiến quan trọng đối với ngành vật lý của quốc gia.
Bộ KH&CN cùng Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành khác sẽ có trách nhiệm tổ chức thự hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên về cơ bản, trọng trách chủ yếu vẫn thuộc về chúng ta, các nhà vật lý. Chính chúng ta có trách nhiệm cùng nhau vận động giới vật lý cả nước đưa ra những hành động thiết thực để giúp ngành vật lý của quốc gia phát triển đúng định hướng. Nếu không, Chương trình sẽ chỉ là một ước mơ, và các mục tiêu của Chương trình sẽ không bao giờ đạt được.
Vốn dĩ, về cơ bản, Việt Nam phải xây dựng nền khoa học hiện đại từ con số không. Trước cách mạng, đất nước hầu như không hề có nền khoa học. So với các quốc gia như Nhật Bản, truyền thống khoa học của Việt Nam rất non trẻ; thậm chí đa phần chỉ mới bắt đầu từ sau thời kỳ Đổi mới. Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ của Việt Nam, với tiềm năng rất lớn về cả kỹ năng chuyên môn và tài năng, cần phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và trở thành nhân tố chính cho sự phát triển khoa học của đất đước. Vai trò của họ phải được thể hiện rõ và gắn bó mật thiết ngay từ đầu với mọi hành động triển khai thực hiện Chương trình.
Lâu nay tôi vẫn thường có cơ hội đề xuất một số ý tưởng có thể hỗ trợ cho sự phát triển nền khoa học đất nước, với nội dung hoàn toàn phù hợp với những gì Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 hướng tới, như các đề xuất về đơn giản hóa quy trình thủ tục cấp bằng tiến sĩ, về xây dựng một trung tâm quốc gia đào tạo về ứng dụng công nghệ hạt nhân, về chấm dứt việc cử sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài trong những lĩnh vực chưa thuận lợi để phát triển ở Việt Nam, v.v. Tôi cho rằng đây chỉ là một số trong nhiều chủ đề mà giới khoa học Việt Nam, trong đó mọi nhà khoa học vật lý, kể cả những người đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ, đều nên tham gia thảo luận một cách thực sự cởi mở, bởi họ chính là những người cần được biết rõ nhất về định hướng phát triển khoa học mà quốc gia lựa chọn theo đuổi.
Hai năm trước, trong một hội nghị ở Buôn Ma Thuột, tôi trình bày báo cáo: Vật lý hạt nhân, Vật lý hạt và Vật lý thiên văn: lựa chọn nào cho Việt Nam? Nhưng rồi báo cáo này không được đưa vào kỷ yếu hội nghị, chỉ vì nó bàn về chính sách khoa học thay vì trình bày các kết quả nghiên cứu chuyên môn, một lý do thật thiếu thuyết phục. Gần đây hơn, trong một hội nghị về vật lý hạt nhân tổ chức vào đầu tháng Tám tại Đà Nẵng, tôi cũng trình bày báo cáo: Vì sao cần học vật lý hạt nhân? Mục đích của tôi khi viết những báo cáo này không nhằm trình diễn kiến thức, mà chỉ thuần túy nhằm thúc đẩy những thảo luận trong giới khoa học về những vấn đề mà tôi cho rằng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển khoa học của đất nước. Song thật đáng tiếc, điều tôi mong muốn ấy đã không đạt được.
Với Chương trình lần này, mỗi cộng đồng các nhà khoa học trong từng lĩnh vực khoa học vật lý trong nước đều sẽ có cơ hội tự đề ra những kế hoạch của riêng mình, với những chi tiết về cách thức triển khai Chương trình đối với từng nội dung cụ thể. Những kế hoạch ấy tất nhiên phải được công khai, tự do tranh luận trong cộng đồng chung của giới vật lý.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi mình, làm đúng với cách hành xử của những nhà khoa học thực sự, đó là cởi mở, công khai. Để nền khoa học Việt Nam có chỗ đứng trong nền khoa học quốc tế như mục tiêu cụ thể mà Chương trình đã đặt ra, tất yếu phải có một cuộc cách mạng trong giới khoa học, trong đó phải có sự tham gia của mọi cá nhân nhà khoa học. Toàn thể cộng đồng phải có cùng động lực từ một khát vọng chung, nếu chúng ta muốn phát triển tiến bộ. Thiếu điều ấy, chúng ta chỉ là một khối rời rạc, hỗn độn, trì trệ.
Thanh Xuân dịch
Vốn dĩ, về cơ bản, Việt Nam phải xây dựng nền khoa học hiện đại từ con số không. Trước cách mạng, đất nước hầu như không hề có nền khoa học. So với các quốc gia như Nhật Bản, truyền thống khoa học của Việt Nam rất non trẻ; thậm chí đa phần chỉ mới bắt đầu từ sau thời kỳ Đổi mới. Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ của Việt Nam, với tiềm năng rất lớn về cả kỹ năng chuyên môn và tài năng, cần phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và trở thành nhân tố chính cho sự phát triển khoa học của đất đước. Vai trò của họ phải được thể hiện rõ và gắn bó mật thiết ngay từ đầu với mọi hành động triển khai thực hiện Chương trình.
Lâu nay tôi vẫn thường có cơ hội đề xuất một số ý tưởng có thể hỗ trợ cho sự phát triển nền khoa học đất nước, với nội dung hoàn toàn phù hợp với những gì Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 hướng tới, như các đề xuất về đơn giản hóa quy trình thủ tục cấp bằng tiến sĩ, về xây dựng một trung tâm quốc gia đào tạo về ứng dụng công nghệ hạt nhân, về chấm dứt việc cử sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài trong những lĩnh vực chưa thuận lợi để phát triển ở Việt Nam, v.v. Tôi cho rằng đây chỉ là một số trong nhiều chủ đề mà giới khoa học Việt Nam, trong đó mọi nhà khoa học vật lý, kể cả những người đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ, đều nên tham gia thảo luận một cách thực sự cởi mở, bởi họ chính là những người cần được biết rõ nhất về định hướng phát triển khoa học mà quốc gia lựa chọn theo đuổi.
Hai năm trước, trong một hội nghị ở Buôn Ma Thuột, tôi trình bày báo cáo: Vật lý hạt nhân, Vật lý hạt và Vật lý thiên văn: lựa chọn nào cho Việt Nam? Nhưng rồi báo cáo này không được đưa vào kỷ yếu hội nghị, chỉ vì nó bàn về chính sách khoa học thay vì trình bày các kết quả nghiên cứu chuyên môn, một lý do thật thiếu thuyết phục. Gần đây hơn, trong một hội nghị về vật lý hạt nhân tổ chức vào đầu tháng Tám tại Đà Nẵng, tôi cũng trình bày báo cáo: Vì sao cần học vật lý hạt nhân? Mục đích của tôi khi viết những báo cáo này không nhằm trình diễn kiến thức, mà chỉ thuần túy nhằm thúc đẩy những thảo luận trong giới khoa học về những vấn đề mà tôi cho rằng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển khoa học của đất nước. Song thật đáng tiếc, điều tôi mong muốn ấy đã không đạt được.
Với Chương trình lần này, mỗi cộng đồng các nhà khoa học trong từng lĩnh vực khoa học vật lý trong nước đều sẽ có cơ hội tự đề ra những kế hoạch của riêng mình, với những chi tiết về cách thức triển khai Chương trình đối với từng nội dung cụ thể. Những kế hoạch ấy tất nhiên phải được công khai, tự do tranh luận trong cộng đồng chung của giới vật lý.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi mình, làm đúng với cách hành xử của những nhà khoa học thực sự, đó là cởi mở, công khai. Để nền khoa học Việt Nam có chỗ đứng trong nền khoa học quốc tế như mục tiêu cụ thể mà Chương trình đã đặt ra, tất yếu phải có một cuộc cách mạng trong giới khoa học, trong đó phải có sự tham gia của mọi cá nhân nhà khoa học. Toàn thể cộng đồng phải có cùng động lực từ một khát vọng chung, nếu chúng ta muốn phát triển tiến bộ. Thiếu điều ấy, chúng ta chỉ là một khối rời rạc, hỗn độn, trì trệ.
Thanh Xuân dịch
(Visited 1 times, 1 visits today)