Chương trình NEST

Mới đây Tia Sáng đã giới thiệu tới bạn đọc bài viết1 của GS. Pierre Darriulat, trong đó có kiến nghị về việc đào tạo nhóm chuyên gia điện hạt nhân của Việt Nam, một vấn đề được công chúng và nhiều chuyên gia đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những thông tin sơ bộ về Chương trình đào tạo chuyên gia điện hạt nhân (NEST) của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Mục tiêu dự kiến của NEST trong thời gian từ nay đến năm 2020 là đào tạo được khoảng 40 chuyên gia đầu ngành đạt trình độ tiến sỹ trong một số lĩnh vực chiến lược của điện hạt nhân, bao gồm an toàn điện hạt nhân, thiết kế và xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân và chu trình nhiên liệu, kinh tế điện hạt nhân, cùng một số lĩnh vực khác. Yêu cầu đặt ra cho các chuyên gia sau khi được đào tạo cụ thể như sau.

Về an toàn điện hạt nhân: Hiểu các vấn đề về thiết kế an toàn, các hạn chế thiết kế an toàn; Nắm vững các phương pháp phân tích an toàn, các hạn chế của các phương pháp; Nắm rõ về quản lý tình trạng khẩn cấp v.v.

Về thiết kế và xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Nắm vững về quá trình thiết kế nhà máy điện hạt nhân, các hệ thống, các hạn chế, sự lựa chọn và chấp nhận, đánh giá; Hiểu về công nghệ nhà máy điện hạt nhân, xây dựng, thử nghiệm, giám sát chất lượng.

Về vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân: Hiểu về vận hành nhà máy điện hạt nhân (bao gồm điều khiển và kiểm tra, yếu tố con người); Pháp quy, kiểm tra, bảo dưỡng (bao gồm đánh giá không phá hủy), lão hóa của vật liệu v.v.

Về nhiên liệu hạt nhân và chu trình nhiên liệu: Hiểu về nhiên liệu và vật liệu hạt nhân; Tối ưu hóa thay đảo nhiên liệu; Nắm vững về các chu trình nhiên liệu hạt nhân, bao gồm các nhiệm vụ về an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Về kinh tế điện hạt nhân: Nắm rõ kinh tế hạt nhân, kinh tế năng lượng, các hậu quả kinh tế, chu trình nhiên liệu, chu trình đời sống nhà máy, đánh giá tài sản, đánh giá rủi ro.

Các vấn đề khác: Bao gồm các lĩnh vực về địa điểm, vật lý lò hạt nhân, cơ khí, thủy khí, điều khiển, máy tính, môi trường v.v.  

Mười chủ đề đầu tiên cần gửi người đi đào tạo chuyên sâu bao gồm: Địa điểm nhà máy điện hạt nhân và các sự kiện bên ngoài;  Đánh giá  độ nguy hiểm động đất và lũ lụt; Xây dựng nhà máy: Giám sát chất lượng, kiểm tra; Thiết kế hệ thống  đo lường  điều khiển số, tính năng vận hành,  độ tương thích, độ ổn định; Phân tích độ tin cậy của con người (yếu tố văn hóa); Phân tích an toàn xác suất mức độ 1: Đánh giá hệ thống an toàn thụ động; Phân tích an toàn xác suất mức độ 2: Quản lý sự cố nặng; Phân tích an toàn xác suất mức độ 3: Tác động môi trường và giảm thiểu hậu quả sự cố nặng; Nhiên liệu hạt nhân và vật liệu chiếu xạ, tính năng và mức độ hư hỏng; Phân tích chu trình nhiên liệu, bao gồm các nhiệm vụ về an ninh và chống phổ biến vũ khí hạt nhân; Kinh tế điện hạt nhân, bao gồm đánh giá hậu quả các hiện tượng cực đoan. 

Chương trình dự kiến sẽ lựa chọn các kỹ sư mới tốt nghiệp loại giỏi, có ngoại ngữ tốt, từ các trường  đại học Việt Nam (có thể là thạc sỹ, hay tiến sỹ), có chuyên ngành phù hợp (với điện hạt nhân), sau đó tiến hành đào tạo trong nước trong vòng 9 tháng. Đồng thời chương trình sẽ lựa chọn các giáo sư nước ngoài giỏi trong lĩnh vực điện hạt nhân (chủ yếu từ Hoa Kỳ, châu Âu) để thiết lập quan hệ để gửi sinh viên sang đào tạo. Điểm thuận lợi là tham gia chương trình còn có GS. Đinh Trúc Nam từ Đại học Quốc gia Bang Bắc Carolina, một người có quan hệ rộng với nhiều giáo sư, chuyên gia giỏi hiện nay ở Hoa Kỳ. Các học viên xuất sắc nhất từ chương trình đào tạo 9 tháng sẽ được chọn để gửi sang đào tạo với các giáo sư nước ngoài theo chủ đề đã được lựa chọn. Các học viên chương trình 9 tháng nếu không được chọn gửi đi học nước ngoài sẽ được tiếp nhận vào làm việc tại Viện NLNTVN nếu đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, chương trình còn tổ chức các khóa đào tạo hạt nhân 9 tháng trong nước, lựa chọn các học viên là các kỹ sư mới tốt nghiệp (loại giỏi), hoặc thạc sỹ hay tiến sỹ, có chuyên ngành phù hợp, có ngoại ngữ tốt. Mỗi học viên sẽ có một hoặc nhiều giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, là những cán bộ Viện NLNTVN (kể cả cán bộ đã nghỉ hưu) hoặc các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khác trong nước, hoặc các giáo sư nước ngoài tham gia trong chương trình. Chương trình học sẽ có 2 học kỳ, trong đó Học kỳ 1 gồm các khóa cơ bản về hạt nhân và điện hạt nhân; Học kỳ 2 là chương trình nâng cao, bao gồm các bài tập lớn và đề án theo chuyên đề cần thiết, bổ ích để đạt được mức độ cần thiết trước khi gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Để thực hiện  được chương trình này, cần xây dựng chương trình đào tạo và xây dựng  đội ngũ giáo viên hướng dẫn (cả trong nước và ngoài nước theo hình thức hướng dẫn từ xa).

Việc có được học bổng hay hỗ trợ của Nhà nước hấp dẫn để thu hút người giỏi vào lĩnh vực hạt nhân là cần thiết, nhằm đảm bảo được đầu vào tốt cho khóa đào tạo 9 tháng. Dự kiến kinh phí cho chương trình Đào tạo chuyên gia điện hạt nhân khoảng 12-15 triệu USD cho đến năm 2020.

Số thứ tự

Lĩnh vực chiến lược

Đào tạo

Đào tạo tổng

 

 

giai đoạn 1

cộng

 

 

 

 

1

An toàn điện hạt nhân

3

10

 

 

 

 

2

Thiết kế và xây dựng nhà

2

5

 

máy điện hạt nhân

 

 

 

 

 

 

3

Vận hành và bảo dưỡng nhà

2

5

 

máy điện hạt nhân

 

 

 

 

 

 

4

Nhiên liệu hạt nhân và chu trình nhiên liệu

2

7

 

 

 

 

 

       5

Kinh tế điện hạt nhân

1

3

 

 

 

 

       6

Các lĩnh vực khác

10

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

10

40

 

 

 

 

Số lượng chuyên gia cần đào tạo trong 10 năm tiếp theo theo các lĩnh vực chiến lược

—-

1 Pierre Darriulat, Chương trình điện hạt nhân của Việt Nam: Những điều kiện để thành công, Tạp chí Tia Sáng số 11, 05/06/2014

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)