Đào tạo và huấn luyện hạt nhân: Những điều cần lưu ý theo khuyến nghị của OECD (Kỳ 2)

Nhìn lại sự phát triển trong 10 năm qua, thực tế ở các quốc gia cho thấy, các bên có liên quan đã bắt đầu có những nỗ lực trong đào tạo nhân lực. Báo cáo năm 2000 của NEA cho thấy, các quốc gia đã nhận biết được thách thức, và đạt được một số tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, về tổng thể, vẫn còn có quan ngại là việc cung cấp nguồn nhân lực tại các quốc gia phát triển chương trình hạt nhân vẫn chưa đạt được yêu cầu đặt ra ở tất cả các lĩnh vực.

Chính phủ

Tại nhiều quốc gia, chính phủ xác định khuôn mẫu đào tạo. Vì vậy, dù hành động của các bên liên quan là quan trọng nhưng nếu không có sự tham gia mạnh mẽ của chính phủ thì khả năng thay đổi hệ thống đào tạo sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên, ở mọi phương diện, chính phủ đã có rất ít hành động mang bản chất dài hạn hơn và chiến lược hơn.

Kinh nghiệm chỉ ra rằng, quan trắc tích cực nhu cầu và khả năng đáp ứng là bước đi cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, vấn đề này phải được thực hiện liên tục với các đánh giá được thực hiện đều đặn và thường xuyên cho việc lập kế hoạch một cách có hệ thống.

Chính phủ cần cam kết liên tục và ổn định trong lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn, vượt hơn các thăng giáng của chu kỳ kinh tế. Sự tham gia của chính phủ cần bao gồm quan trắc đều đặn, tích cực đối với nhu cầu và khả năng đáp ứng, cũng như phân bổ tài chính hỗ trợ các chương trình đào tạo, nhằm cung cấp phương tiện phát triển và duy trì chuyên môn ở cấp độ chuyên gia.

Tại một số quốc gia, chính phủ đánh giá lực lượng lao động được ủy quyền. Trong một số trường hợp, kết quả và khuyến cáo rút ra từ các khảo sát đó đã khởi đầu những quyết sách của chính phủ nhằm giải quyết các thiếu hụt phát sinh. Các hội đồng và cơ quan quốc gia được thành lập (ví dụ ở Pháp, Nhật Bản và Anh) để nghiên cứu thị trường lao động và lập kế hoạch lực lượng lao động. Việc này đã chứng minh hiệu quả trong việc bắt đầu các hành động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực của chính phủ.

Một số chính phủ đã cung cấp hỗ trợ đặc thù cho các chương trình đại học và nghiên cứu, góp phần đảo ngược sự suy giảm đóng góp nguồn nhân lực cho công nghệ hạt nhân. Trong nhiều trường hợp, chính sách bấp bênh hoặc thiếu chiến lược dài hạn đối với chương trình đào tạo điện hạt nhân góp phần sản sinh ra (nếu có) những cách tiếp cận và hệ thống phát triển nguồn nhân lực kém, không đồng bộ hoặc không phù hợp.

Đào tạo

Các trường đại học cũng có cố gắng hoàn thiện trong 10 năm qua, với một số khóa đào tạo hạt nhân mới và tiên tiến được khởi động trong bối cảnh toàn cầu tăng lên. Trong một số trường hợp, ghi nhận khi có ngân sách và hỗ trợ của chính phủ, các chương trình đào tạo đã thành công trong đảo ngược xu hướng suy giảm tuyển dụng sinh viên xảy ra trong những năm 1980 và 1990 như những gì đã diễn ra ở Hoa Kỳ và Pháp. Triển vọng các nhà máy điện hạt nhân xây mới, các chủ đề nghiên cứu thu hút sự chú ý và các dự án quốc tê đã lôi cuốn thêm một số lượng đáng kể sinh viên.

Các trường đại học cần tăng cường hợp tác với ngành công nghiệp, để mở rộng hơn nữa phạm vi các khóa đào tạo và đem lại sự linh hoạt hơn cho sinh viên khi tham gia hoạt động tại các nhà máy điện hạt nhân.

Các cố gắng được điều phối đã chứng minh là công cụ hiệu quả để khuyến khích hoặc duy trì các chương trình đào tạo hạt nhân. Các học viện đã đạt được điều này, đôi khi có kết hợp với các đối tác (ví dụ như các trung tâm nghiên cứu), thông qua việc thành lập mạng lưới, tiến hành các chương trình quốc tế, hoặc thông qua việc hợp nhất các khóa đào tạo, tạo ra sức sống ở các quốc gia có chương trình hạt nhân mờ nhạt hoặc ít có nhu cầu về chuyên gia.

Đáng chú ý là việc thành lập ở một số quốc gia các tổ hợp liên đại học và các trường liên kết cho phép tương tác sớm với sinh viên trẻ. Một số trường đại học cam kết với các trường kỹ thuật giải quyết nhu cầu tăng thêm về kỹ năng nghề và kỹ thuật. Một số khóa đào tạo được phân chia đặc thù cho “hạt nhân hóa” các chuyên ngành phi hạt nhân.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, nguồn cung chưa đạt tới mức bền vững đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Chính phủ cần hỗ trợ các học viện và sinh viên công nghệ hạt nhân ở các trường kỹ thuật để bảo đảm có sẵn lực lượng lao động được phát triển đầy đủ cho cả sự nghiệp hạt nhân.

Các cơ sở nghiên cứu

Nói chung, trong phạm vi toàn cầu, có sự tăng trưởng việc tích hợp các cơ sở nghiên cứu và các học viện quốc gia. Có thể nhận thấy một cách rộng khắp các chương trình nghiên cứu lớn, việc gia tăng sự tham gia vào các sáng kiến quốc tế và sự can dự nhiều hơn của chính phủ, công nghiệp, các học viện vào nghiên cứu và đào tạo. Tất cả những điều đó có thể làm tăng đáng kế sức hấp dẫn đối với sinh viên có năng lực cao và cán bộ nghiên cứu trẻ, hoàn thiện việc đào tạo họ. Cần tiếp tục cách tiếp cận cộng tác này.

Cần mở rộng cửa các cơ sở nghiên cứu phù hợp cho mục đích đào tạo và huấn luyện, cần tăng cường phối hợp quốc tế cho việc sử dụng đó. Chính phủ cần cố gắng hỗ trợ tài chính cho các cơ sở hạ tầng hiện có.

Các tổ chức nghiên cứu hợp tác với các trường đại học và các bên có liên quan, cụ thể là thông qua việc tham gia trực tiếp vào chương trình giảng dạy; xúc tiến và thực hiện các khóa đào tạo, các semina cho các cử tọa khác nhau; bảo đảm điều kiện nội trú; cung cấp các phòng thí nghiệm đủ thiết bị và hướng dẫn sinh viên trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu; cấp giải thưởng, tài trợ, học bổng; tổ chức các chuyến tham quan.

Trên cơ sở hoạt động gần đây của Diễn đàn Công nghệ năng lượng hạt nhân bền vững của EU, một cuộc khảo sát đã được tiến hành trong các quốc gia NEA để đo lường mức độ sẵn sàng và mức độ sử dụng cơ sở hạ tầng nghiên cứu hạt nhân cho đào tạo và huấn luyện. Chủ đầu tư hoặc các nhà vận hành cơ sở được đề nghị cung cấp thông tin thông qua khảo sát thăm dò. Cuộc khảo sát đã chỉ ra quan ngại đối với số lượng và việc sử dụng các lò phản ứng nghiên cứu ở một số quốc gia. Các vòng tuần hoàn thủy nhiệt ít nhạy cảm hơn đối với vấn đề lỗi thời và vì thế, có rất ít sự quan tâm đến tình trạng sẵn sàng và vấn đề lão hóa. Dù vậy, chúng được sử dụng rất không đúng mức cho việc đào tạo và huấn luyện. Cần tận dụng lợi thế đầy đủ của các cơ sở hiện hữu, bao gồm cả cơ sở hạ tầng nghiên cứu công nghiệp hiện có. Các khuyến cáo dưới đây được đề xuất trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này.

Các viện nghiên cứu và học viện cung cấp các buổi học thí nghiệm, bao gồm cả các hệ mô phỏng máy tính, cần chủ động thu thập và chuẩn bị các tài liệu sư phạm (sách, phần mềm) để hỗ trợ các buổi học thí nghiệm đó.

Các mô hình máy tính và các mô phỏng máy tính không thể thay cho các buổi học thí nghiệm, nhưng chúng có thể tăng cường hiểu biết lý thuyết. Vai trò của các hệ thống mô phỏng trong huấn luyện là bắt buộc ở một số quốc gia và ngày càng được phổ cập. Tuy nhiên, khảo sát chung cho thấy, chúng được sử dụng trong đào tạo và huấn luyện chỉ như nội dung bổ sung cho huấn luyện thực hành.

Báo cáo Xây dựng năng lực hạt nhân của NEA đã xem xét việc suy giảm tình trạng tài chính của các viện nghiên cứu; ở nhiều quốc gia, do ngân sách công bị cắt giảm, do cuộc đua khắc nghiệt của phân khúc thị trường hẹp, ở đó họ bán dịch vụ và sản phẩm của họ. Dù rằng, triển vọng có vẻ như được cải thiện ở một vài quốc gia, khi tài chính được cấp trực tiếp cho nghiên cứu – phát triển và hỗ trợ cơ sở hạ tầng nghiên cứu, nhưng vẫn có quan ngại, do nhiều cơ sở đắt tiền và duy nhất đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1960. Một số đã hầu như bị đóng cửa, một số đáng kể khác sẽ bị đóng cửa sau vài năm.

Chú ý đặc biệt cần được hướng đến nhu cầu của các trường đại học được tiếp cận các thiết bị đo hạt nhân có liên quan, các cơ cấu tới hạn, bao gồm các lò phản ứng nghiên cứu, để tiến hành các nghiên cứu và tăng cường đào tạo. Việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng cần được bảo đảm để duy trì các cơ sở hạt nhân hiện có, để có thể tân trang hoặc thay thế khi chúng bị lỗi thời.

Ở khía cạnh này, có thể lưu ý ví dụ ở Hoa Kỳ, Bộ Năng lượng hỗ trợ hơn 20 lò phản ứng nghiên cứu ở các trường đại học và cấp kinh phí cho các nghiên cứu năng lượng hạt nhân, nâng cấp thiết bị ở các trường (Còn tiếp).

Đọc thêm:

Đào tạo và huấn luyện hạt nhân: Những điều cần lưu ý theo khuyến nghị của OECD (Kỳ 1)

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=8961

Tác giả