Tái tạo sức sống cho khoa học Nhật Bản

Những định hướng cũng như chính sách gần đây của chính phủ Nhật Bản trong việc kích thích đầu tư cho khoa học đã góp phần khôi phục lại sức sống cho nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản.

Nghiên cứu KH&CN đã và đang là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Nhật Bản. Sự gia tăng đáng kể của ngân sách quốc gia cho nghiên cứu đã công nhận tầm quan trọng của R&D đối với đất nước này cũng như vai trò của nó trong việc tìm kiếm các giải pháp đối với các thách thức như vấn đề đô thị hóa, ô nhiễm mội trường, và về sự khủng hoảng kinh tế. Một ví dụ rõ nét cho sự đầu tự này là vào tháng 8 năm 2014, Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao và KHCN Nhật Bản (gọi tắt là MEXT)- cơ quan hàng đầu trong việc điều phối và tài trợ cho KH&CN đã đề xuất một gói đầu tư  khoảng 11.1 tỷ USD cho KH&CN cho năm tài chính tiếp theo (2015). Điều này tương ứng với sự gia tăng khoảng 18% so với năm trước đó. Cùng thời điểm, MEXT cũng đặt mục tiêu là dành khoảng 2.4 tỷ USD ngân quỹ (gia tăng khoảng 5.8% ) hỗ trợ cho các cá nhân, trường đại học và các trung tâm nghiên cứu. Vậy cụ thể gói đầu tư cũng như chính sách này được sử dụng ra sao, vào những mục tiêu, mục đích cụ thể nào, các phân tích dưới đây sẽ làm rõ:

Nghiên cứu và phát triển: Các mục tiêu cơ bản

Trước hết phải nói việc cung cấp đầy đủ các tài trợ cho nghiên cứu sẽ cho phép các nhà khoa học Nhật bản đối phó lại được với sự thay đổi của đất nước. Vì vậy, như một phần trong chiến lược tái tạo lại đất nước được thông qua bởi nội các Nhật bản vào tháng 6 năm 2013, với mục tiêu đưa Nhật Bản thành đất nước hàng đầu về cải tiến và sự thân thiện, chính phủ Nhật Bản đã xác định rõ năm mục tiêu quan trọng cần đạt được vào năm 2030:

1)    Một hệ thống năng lượng sạch và kinh tế

2)    Một xã hội khỏe mạnh và năng động

3)    Một nền tảng về kiến trúc hạ tầng cho thế hệ tiếp theo

4)    Các lợi ích về kinh tế thông qua hợp tác khu vực và quốc tế

5)    Hồi phục hoàn toàn sau trận động đất tại miền đông Nhật bản hồi năm 2011

Để đạt được những nhiệm vụ này, chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một mục tiêu là phải dành ra ít nhất khoảng 4% GDP dành cho nghiên cứu và phát triển từ cả khu vực công lẫn tư nhân, và ít nhất 1% GDP  từ chính phủ.   

Khuyến khích các nghiên cứu có tính quốc tế và đa lĩnh vực

Năm 2007, MEXT đã khởi động sáng kiến xây dựng các trung tâm nghiên cứu tiên tiến thế giới để thu hút các nhà nghiên cứu hàng đầu từ khắp mọi nơi trên thế giới về làm việc. Hiện nay số lượng các trung tâm như vậy là 9. Các trung tâm này, bao gồm cả viện Kavli về vật lý và toán cho vũ trụ (Kavli IPMU), được cấp phép các quyền tự quản đáng kể để khuyến khích các nghiên cứu có tính cách mạng.

Ông Hitoshi Murayama, giám đốc trung tâm Kavli IPMU, chia sẻ: “Việc được truy cập tới các thiêt bị hàng đầu thế giới và cơ hội tương tác, cộng tác với các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau là một vài trong số rất nhiều những nhân tố hấp dẫn tại các trung tâm nghiên cứu tiên tiến. Ngoài ra, cùng với việc cho phép các nhà nghiên cứu của chúng tôi ra nước ngoài để nâng cao những trải nghiệm quốc tế, chúng tôi cũng thường xuyên mời đến những nhà nghiên cứu hang đầu thế giới để chia sẻ ý tưởng cũng như su hiểu biết”. Với định hướng kết hợp nhiều lĩnh vực, trung tâm Kavli PMU đã làm một chiếc cầu nối giữa toán học, vật lý và thiên văn học đồng thời giúp đỡ các nhà khọa học thuộc các lĩnh vực này tạo được những bước tiến đáng kể trong các nghiên cứu của mình.

Để giữ vững vị trí trong các nghiên cứu tầm cỡ có quy mô lớn, tầm cỡ thế giới, Nhật Bản đã khới động các dự án quy mô lớn như dự án bản đồ não người bằng cách tích hợp các công nghệ về thần kinh cho các nghiên cứu về bệnh tật. Cụ thể hơn, viện nghiên cứu về não bộ (BSI) tại RIKEN (tổ chức nghiên cứu lớn nhất Nhật Bản) và đại học KH&CN Okinawa đã kết hợp với các nhà nghiên cứu thuộc dự án Human Brain Project (HBP) của châu Âu từ năm 2013 và ứng dụng các kỹ năng của họ trong việc sử dụng các siêu máy tính đề mô phỏng. Điều phối viên của dự án này tại BSI-RIKEN, ông Akira Yoshida cho biết “Với dự án này, chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được câu hỏi cơ bản về khoa học não bộ đó là bộ não con người hoạt động như thế nào?. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy các phát triển về công nghệ cho viện liên hệ các mô hình não bộ của động vật, đặc biệt là khỉ đuôi sóc (châu Phi), loài có hệ thống não bộ giống với con người hơn cả bộ găm nhấm và kết nối các kết quả nghiên cứu với việc chuẩn đoán và điều trị các tổn thương về não bộ của con người nhu bệnh mất trí nhơ, tâm thần”.

Trong sự phát triển mạnh mẽ này, các trường đại học của Nhật Bản đã không được chú ý. Vì vậy, MEXT đã khởi động chương trình thúc đẩy sự cải tiến các trường đại học mang định hướng nghiên cứu, bằng viêc chọn ra 22 trường đại học để dẫn đầu các nỗ lực của đất nước trong việc cải tiển khoa học và công nghệ. Hỗ trợ tài chính nằm trong khoảng từ 2 đến 4 triệu đô la hàng năm và trong 10 năm. Các trường đại học được lựa chọn bào gồm các trường đại học lâu đời của hoàng gia như Đại học Tokio, Kyoto, hay đại hoc Osaka cũng như các trường đại học tư thục như Đại học Keio, và đại học Waseda. Mặc dù có những sự khác biết nhất định, nhưng những trường đại học được lựa chọn này đều có tính quốc tế cao và đây cũng là ưu tiên hang đầu trong mục tiêu của đất nước. Các trường này có sự gia tăng ấn tượng về số lượng nghiên cứu viên quốc tế cũng như hợp tác quốc tế, đồng thời cung cấp mức thu nhập tương đương với các viện nghiên cứu ở châu Âu.

Hợp tác quốc tế

Để hỗ trợ cho các dự án mang tính quốc tế, MEXT tiếp tục lựa chọn 37 trượng đại học Nhật Bản trong thang 9 năm 2014 đê trở thành các trường đại học “siêu toàn cầu” và cung cấp tiền trợ cấp hàng năm từ 100 đến 400 triệu đô la cho mỗi trường được lựa chọn và trong khoảng 10 năm để dành cho việc đào tạo nhân lực, thuê các nghiên cứu viên quốc tế và nâng cấp cơ sở vật chất. Song song với đó, MEXT cũng khởi động các chương trình trao đổi nhân lực chẳng hạn chương trình “Research in Japan” và chương trình “Japan-Asia Youth Exchange” cũng như các sáng kiến liên kết nghiên cứu với các quốc gia Đông Á khác và các quốc gia trong khối ASEAN. Trong khuôn khổ các dự án trao đổi của MEXT, Nhật Bản đã tiếp nhận trên 30.000 các nhà nghiên cứu trên thế giới trong vài năm gần đây, trong khi đó có khoảng 150.000 nghiên cứu viên Nhật Bản có cơ hội học tập nâng cao ở nước ngoài. 

Chặng đường tiếp theo

Trong khoảng 15 – 20 năm tới, Nhật Bản phải giải quyết và đối phó với các vấn đề sau:

1)    Các thách thức về nhân khẩu học như: sự suy giảm tỉ lệ sinh nở, sự già hóa dân số, và các nguồn nhân lực có trình độ.

2)    Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của các nước láng giềng đông á như Hàn Quốc và Trung Quốc về sự thu hút các tài năng quốc tế cũng như xuất bản khoa học:

Trong một bản đánh giá về xu hướng phát triển khoa học, kỹ thuật và chính sách của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Hàn Quốc, Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ trong khoảng những năm từ 1996 tới 2011: Hàn Quốc đầu tư tới 4.365 GDP cho R&D trong khi trung bình của 45 nước được khảo sát là 2.4% GDP. Về khía cạnh xuất bản khoa học, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất bản nhiều thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ theo bản xếp hạng của tạp chí SCImago năm 2013.

Tuy nhiên chính phủ của thủ tướng Abe mong đợi về một sự quay trở lại phù hợp thông qua việc đầu tư vào nghiên cứu. Dành ra khoảng ¼ gói kích thích khoa học trong chiến lược tái tạo lại sức sống Nhật Bản cho khoảng 1,8 tỷ đô la cho việc thương mai hóa các nghiên cứu của trường đại học. Hầu hết số còn lại là dành cho các dự án liên quan đến công nghiệp hoặc các ứng dụng dược học.

Trong chương trinh nhằm nâng cao và củng cố các trường đại học nghiên cứu thi 2 thách thức lớn nhất là nâng cao vị trí xếp hạng trên thế giói và thu hút các nhà nghiên cứu hang đầu.

Kết luận

Mặc dù chưa thể khẳng định sự thành công hay không của các chính sách này, nhưng một điều chắc chắn là toàn cầu hóa là không thể tránh khỏi và Nhật Bản đã nhận ra điều này. Việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật mà cụ thể là cho nghiên cứu và phát triển đang là vấn đề bức thiết không chỉ đối với riêng Nhật bản mà với tất cả các nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Khoa học vốn mang tính hội nhập cao, nên phải có sự đầu tư và sự đầu tư phải có định hướng, không dàn trải.

Hoàng Văn Xiêm (Viện nghiên cứu kỹ thuật cao cấp, ĐH Lisbon, Bồ Đào Nha) dịch

Nguồn: http://sciencecareers.sciencemag.org/career_magazine/previous_issues/articles/2015_03_27/science.opms.r1500154

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)