Tuyên truyền văn hóa khoa học: Xuất phát từ nhu cầu tự thân của đời sống

Hoạt động tuyên truyền khoa học ở Pháp xuất phát từ nhu cầu tự thân nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đời sống. Công chúng Pháp cảm thấy đa số các lĩnh vực đời sống đều cần những lý giải và giải pháp của khoa học, từ các vấn đề  về y tế, năng lượng, môi trường, công nghệ thông tin, v.v.

Khảo sát cho thấy 80% công chúng cảm thấy mình chưa được thông tin và đối thoại một cách đầy đủ về những vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của họ, và 92% công chúng tin tưởng ở các nhà khoa học, và muốn được nghe quan điểm của các nhà khoa học về những vấn đề này. Hơn thế, công chúng Pháp còn cảm thấy rằng các nhà khoa học không chỉ cần lý giải mà còn phần nào phải chịu trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề như tai nạn công nghiệp, những sự cố trong ngành y tế, và nhiều vấn đề khác.

Trong bối cảnh nền khoa học và công nghệ của thế giới đang phát triển với những bước tiến rất nhanh, việc cập nhật và trang bị văn hóa khoa học cho đại chúng là một thách thức không nhỏ. Những công cụ hiện có như các trung tâm nghiên cứu, bảo tàng khoa học, các tạp chí khoa học, trang điện tử, v.v. là chưa đủ để xóa khoảng cách lớn giữa công chúng và khoa học, chưa kể những kênh thông tin này thường chỉ tác động hiệu quả tới một bộ phận của công chúng là những người vốn đã có sẵn sự quan tâm đối với khoa học và công nghệ. Trong khi đó, đối với lĩnh vực giáo dục, mặc dù các thầy cô luôn tận tâm nhưng các bộ môn khoa học ngày càng giảm độ hấp dẫn vì đòi hỏi người học phải nỗ lực quá nhiều, và con đường sự nghiệp của họ sau khi ra trường không dễ dàng như các ngành khác. 

Chiến lược của địa phương về truyền bá văn hóa khoa học có thể được phản ánh trực tiếp trong nội dung chương trình giảng dạy tại các trường học, đặc biệt tại các trường phổ thông nơi những người giáo viên đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo ảnh hưởng tới nhận thức của thiếu niên.

Trước những thách thức như vậy, để xây dựng một nền văn hóa khoa học lành mạnh và phát triển đúng hướng, chương trình tuyên truyền về khoa học và công nghệ đặt ở Pháp ra một số mục tiêu cơ bản:

Nâng cao hơn nữa ý thức của công chúng về tầm quan trọng của nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đối với tiến trình phát triển của xã hội.

Khuyến khích tất cả mọi người vận dụng những kiến thức và phương pháp tiếp cận mang tính khoa học, có tư duy phê phán, đồng thời khuyến khích họ nghi vấn và chỉ ra những vùng thông tin còn chưa rõ ràng.

Tăng cường tính hấp dẫn của các bộ môn khoa học và công nghệ trong giáo dục.
Nâng cao ý thức về sự bổ khuyết lẫn nhau giữa các ngành khoa học tự nhiên với các ngành nhân văn và khoa học xã hội.

Thúc đẩy các nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực kết nối với cộng đồng nhiều hơn, đặc biệt là tới những bộ phận trong công chúng ít có điều kiện tiếp cận văn hóa khoa học, đồng thời có những chính sách ghi nhận nỗ lực kết nối với cộng đồng của các nhà khoa học. Cuối cùng là củng cố và tăng cường sự gắn kết giữa giới khoa học và cộng đồng, qua những trao đổi về tính chuyên nghiệp, đạo đức khoa học, và trọng trách trước xã hội của nhà nghiên cứu.

Các chương trình đào tạo nghiên cứu sinh sẽ bao gồm cả nhiệm vụ đối thoại với công chúng về các vấn đề khoa học, ví dụ như mỗi tổ nghiên cứu sẽ có trách nhiệm đi truyền bá về văn hóa khoa học tại một lớp ở trường học nào đó.

Để thực hiện những mục tiêu này, Bộ Đại học và Nghiên cứu phối hợp với các Bộ liên quan như Bộ Văn hóa và Truyền thông và Bộ Giáo dục xây dựng một chương trình chiến lược quốc gia về văn hóa khoa học và công nghệ, trong đó bao gồm các kế hoạch hành động của quốc gia, đệ trình trước Hội đồng Văn hóa Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc gia (Hội đồng Quốc gia). Sau khi được Hội đồng này phê duyệt, chương trình sẽ được điều phối thực hiện tại các hội đồng văn hóa khoa học, công nghệ và công nghiệp của các địa phương. Những hội đồng cấp địa phương này sẽ đệ trình chiến lược và kế hoạch thực hiện cụ thể để hội đồng quốc gia phê duyệt. Chiến lược của địa phương về truyền bá văn hóa khoa học có thể được phản ánh trực tiếp trong nội dung chương trình giảng dạy tại các trường học, đặc biệt tại các trường phổ thông nơi những người giáo viên đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo ảnh hưởng tới nhận thức của thiếu niên. Song song với đó, các viện nghiên cứu cũng xây dựng kế hoạch truyền bá văn hóa khoa học cụ thể trình Bộ Đại học và Nghiên cứu xem xét ký hợp đồng. Theo đó, các chương trình đào tạo nghiên cứu sinh sẽ bao gồm cả nhiệm vụ đối thoại với công chúng về các vấn đề khoa học, ví dụ như mỗi tổ nghiên cứu sẽ có trách nhiệm đi truyền bá về văn hóa khoa học tại một lớp ở trường học nào đó.

Ngoài ra, Nhà nước kêu gọi các cá nhân, tổ chức đăng ký các dự án mang tính sáng kiến giúp thúc đẩy phát triển văn hóa khoa học và công nghệ, ví dụ như các dự án xây dựng cổng thông tin nơi người ta có thể chia sẻ, tham khảo những kinh nghiệm hữu ích nhất trong truyền bá văn hóa khoa học, hay những kinh nghiệm về các phương pháp đổi mới sáng tạo đã được kiểm chứng qua thực tiễn. Các dự án này sẽ giúp hoạt động truyền bá khoa học ngày càng được phát huy, mở rộng đối tượng hướng đến, và xây dựng được thêm nhiều chương trình truyền thông đại chúng mới mẻ.

Các nhà quản lý và các cơ quan truyền thông được mời tham gia các hội thảo và tọa đàm về củng cố và tăng cường truyền thông phục vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Truyền thông khoa học được chú trọng trong các chương trình đào tạo báo chí. Các hiệp hội báo chí khoa học của Pháp và châu Âu được tăng cường quan hệ hợp tác với những cuộc trao đổi về quan hệ giữa truyền thông với khoa học. 

Bên cạnh đó, để theo dõi những vấn đề gây tranh cãi liên quan tới khoa học và công nghệ, Bộ Đại học và Nghiên cứu thành lập ra một đơn vị chuyên trách riêng. Trên cả nước có nhiều hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về các vấn đề chuyên môn, đạo đức khoa học, tăng cường đối thoại và điều hòa những mối bất đồng.

Trong khoảng 30 năm qua, các hội đồng văn hóa khoa học, công nghệ, công nghiệp ở Pháp phát triển một cách đáng kể. Ngày nay, các hội đồng này được thiết lập tại nhiều địa chỉ văn hóa, như các trung tâm triển lãm, bảo tàng, các trung tâm văn hóa khoa học, các trường đại học. Chúng dành được sự quan tâm đặc biệt từ các chính quyền địa phương qua các dự án với mục đích đưa công chúng xã hội tiếp cận gần hơn với khoa học, công nghệ, và đổi mới sáng tạo.

Khuôn khổ quản lý hành chính, phương thức đầu tư và hoạt động của các hội đồng văn hóa khoa học, công nghệ, công nghiệp ở Pháp có tính đa dạng cao, tùy thuộc vào đặc thù từng địa phương và các cơ sở văn hóa nơi chúng được thiết lập. Điều này xuất phát từ thực tế lịch sử hồi cuối thế kỷ 19, đó là các viện bảo tàng phụ thuộc nhiều vào chính quyền của từng thị trấn. Tới năm 1983, luật pháp Pháp quy định cho phép mỗi địa phương có một trung tâm khoa học, được hình thành và phát triển tùy theo nhu cầu và đặc thù địa phương: có nơi trở thành trung tâm văn hóa mở cửa cho công chúng, có nơi trở thành đầu mối lưu trữ dữ liệu. Tới thập kỷ 1990, đa số các địa chỉ này tối thiểu có một phần là nơi mở cửa cho công chúng tham quan. Gần đây, các trung tâm văn hóa khoa học có sự kết nối cao hơn với các trường đại học, đồng thời việc truyền bá văn hóa khoa học cho đại chúng cũng trở thành nhiệm vụ cho các trường đại học.

        Thanh Xuân tổng hợp

Nguồn:
http://www.france-science.org/France-Europe-2020-A-Strategic.html
http://www.amcsti.fr/science_culture/forms_and_actors

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)