DNA cổ đại truy dấu nguồn gốc của Cái chết Đen

Các hệ gene cho thấy vi khuẩn được tìm thấy từ các ngôi mộ ở Kyrgyzstan là tổ tiên trực hệ của vi khuẩn kích hoạt đại dịch thời Trung cổ.

Dãy núi Thiên Sơn. Nghiên cứu về các hệ gene bệnh cổ đại, các nhà nghiên cứu đã truy về nguồn gốc dịch bệnh. Nguồn: Lyazzat Musralina

Một điểm dừng chân trên Con đường Tơ lụa có thể là một trong những nơi gây ra đại dịch thảm khốc bậc nhất cho loài người.

Người chết ở đại dịch xảy ra vào thế kỷ thứ 14 được phát hiện ở Kyrgyzstan đã bị chết do các chủng của vi khuẩn Yersinia pestis, dẫn đến việc phát triển mầm bệnh nhiều năm sau đó mà người ta gọi là Cái Chết đen, theo kết quả của một nghiên cứu về những hệ gene cổ xưa xuất bản trên Nature 1.

“Nó giống như việc phát hiện nơi hội tụtất cả các chủng, giống như đối với coronavirus khi chúng ta có các chủng Alpha, Delta, Omicron đều từ chính chủng gốc ở Vũ Hán”, Johannes Krause, một nhà cổ di truyền tại Viện nghiên cứu Nhân học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Vào giữa năm 1346 và 1353, Cái chết Đen càn quét vùng đất phía Tây của vùng giao giữa hai lục địa Á – Âu, cướp đi sinh mạng của gần 60% dân số. Các ghi chép cổ đã cho thấy bệnh dịch hạch xuất hiện từ phía đông là Caffa, trên vịnh Crimea trong suốt thời kỳ đội quân của đế chế Mông cổ vây hãm. Đây là một trong những bệnh dịch sớm nhất trên thế giới được ghi chép lại. Vùng Caucasus và những vùng khác ở Trung Á đều là những trung tâm tiềm năng của bệnh dịch.

Trung Quốc là một trong số không nhiều các vùng đa dạng di truyền lớn nhất thế giới của các chủng Y. pestis hiện đại, ngụ ý vào nguồn gốc Đông Á của Cái chết Đen. “Có đủ loại giả thuyết kiểu trong y văn. Và thực sự là chúng ta đã biết nó đến từ đâu”, Krause nói.

Các dấu hiệu của dịch bệnh

Khai quật tại Kara-Djigach, trong thung lũng sông Chuy của Kyrgyzstan. Nguồn: A.S. Leybin, August 1886

Nhiều năm trước, Philip Slavin, một nhà sử học kinh tế và môi trường đại học Stirling, Anh, và là một đồng tác giả của nghiên cứu, đã tiếp cận với các hồ sơ từ Kara-Djigach và Burana, hai khu chôn cất thế kỷ 14 ở Kyrgyzstan mà anh nghĩ là có thể giữ manh mối về nguồn gốc của Cái chết Đen. Các khu nghĩa trang này có số lượng các ngôi mộ nhiều bất thường từ năm 1338 đến năm 1339, 10 ngôi trong số đó rõ ràng liên quan đến căn bệnh dịch hạch. “Khi anh tìm thấy một hoặc hai năm có số người chết vượt quá thông thường, điều đó có nghĩa là sẽ có điều ngạc nhiên sẽ tới”, Slavin nói trong thông cáo báo chí.

Để xác định liệu các khu chôn cất có bất kỳ liên quan đến Cái chết Đen diễn ra sau đó hay không, Slavin đã cùng với Krause tìm hiểu lại những xương cốt từ nghĩa trang ở Kyrgyz – vốn được khai quật từ những năm 1880 – 1890 và chuyển tới St Petersburg, Nga. Nhóm nghiên cứu do nhà cổ di truyền học Maria Spyrou tại trường đại học Tübingen, Đức, dẫn dắt đã giải trình tự DNA cổ từ xương cốt đã được khai quật của bảy người và khám phá ra DNA của Y. pestis trong ba nơi chôn cất từ Kara-Djigach.

Các hệ gene đầy đủ của Y. pestis chứng tỏ là vi khuẩn là những tổ tiên trực hệ của các chủng bệnh liên quan đến Cái chết Đen, bao gồm cả một mẫu Y. pestis từ một người chết ở London mà nhóm nghiên cứu của Krause đã giải trình tự vào năm 2011. Chủng ở Kara-Djigach cũng là một tổ tiên của một số lượng cực lớn dòng giống Y. pestis trên thế giới ngày nay – một dấu hiệu, Krause nói, của một bùng phát của sự đa dạng Y. pestis chỉ một thời gian ngắn trước khi xảy ra Cái chết Đen. “Nó giống như một big bang của dịch bệnh”, anh đề cập đến trong thông cáo báo chí.

Một bằng chứng khác đặt nguồn gốc của Cái chết Đen vào phần này của Trung Á. Giữa các chủng hiện đại của vi khuẩn Y. pestis, các mẫu được lấy từ các con marmot các loài thuộc Bộ Gặm nhấm khác ở Kyrgyzstan, Kazakhstan và Tân Cương ở Tây Bắc Trung Quốc, xung quanh rặng núi Thiên Sơn, có mối liên quan gần nhất với chủng Kara-Djigach. “Chúng tôi không thể nói chính là nó xảy ra ở ngôi làng này hay thung lũng kia nhưng dường như là cả vùng”, Krause nói.

Các con thuộc bộ Gặm nhấm đều là các ổ bệnh tự nhiên của Y. pestis, và con người chỉ nhiễm mầm bệnh dịch hạch chỉ khi xuất hiện một vector bệnh như con bọ chét truyền bệnh. Krause nghi ngờ là tiếp xúc gần của người với những con marmot bị nhiễm bệnh đã làm lây lan bệnh dịch ở Kyrgyzstan, trong khi về mặt miễn dịch học thì những bầy chuột ở châu Âu “tiếp sức” đưa nó thành Cái chết Đen.

Thiên Sơn cũng là một tâm điểm của Cái chết Đen, Slavin nói. Vùng này nằm trên tuyến đường thương mại của Con đường Tơ lụa cổ đại, và các ngôi mộ ở Kyrgyzstan qua khai quật có chứa những viên ngọc trai từ Ấn Độ dương, san hô từ Địa Trung Hải và những đồng tiền xu nước ngoài. Điều đó cho thấy các hàng hóa đều từ xa đến vùng này. “Chúng ta có thể đặt giả thuyết là thương mại, cả đường dài và nội vùng, phải đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền mầm bệnh sang phương Tây”, Slavin nói.

“Những chứng tử” thời Trung cổ

Có được những hệ gene từ các vi khuẩn gây bệnh là tổ tiên của vi khuẩn dẫn đến Cái chết Đen là một “đột phá phi thường”, Monica Green, một nhà sử học thời Trung cổ và một học giả độc lập ở Phoenix, Arizona, nhận xét. “Những hòn đá tảng bằng chứng này gần với cái mà người ta gọi là ‘những chứng tử’. Nhờ vậy chúng ta biết rằng dòng giống của Y. pestis vẫn còn tồn tại đến ngày nay”. Tuy vậy bà cũng không chắc chắn mấy về kết luận của nghiên cứu là ‘big bang’ của dịch bệnh xuất hiện vào thời điểm dẫn đến cái chết ở Kyrgyzstan vào năm 1338–1339. Green từng nêu giả thuyết, dựa trên cơ sở bằng chứng di truyền, là sự bành chướng vào thế kỷ 13 của đế chế Mông cổ trở thành chất xúc tác cho sự lan truyền và làm đa dạng hóa của các chủng Y. pestis dẫn đến Cái chết Đen sau đó.

Sharon Dewitte, một nhà cổ sinh vật học tại trường đại học Nam Carolina ở Columbia, cho biết công trình này mở ra những cánh cửa nghiên cứu về Cái chết Đen – và sự lan truyền của dịch bệnh này là một phần của cái mà người ra gọi là Đại dịch dịch hạch thứ hai khắp châu Âu. Bà vẫn so sánh các mẫu hình nhân khẩu học và tử vong từ những người chết vì mầm bệnh ở Kara-Djigach với những người chết vì Cái chết Đen ở các nghĩa trang châu Âu.

“Việc có những mẫu bệnh từ châu Á cổ đại và Trung Quốc cổ đại sẽ đem đến những điều thú vị theo nghĩa làm tăng thêm bằng chứng về nguồn gốc châu Á của đại dịch thứ nhất và thứ hai của bệnh dịch hạch”, Simon Rasmussen, một nhà sinh học tính toán tại trường đại học Copenhagen và tham gia phân tích các trình tự Y. Pestis cổ đại, cho biết.

Krause hy vọng sẽ phân tích những hài cốt từ Trung Quốc để thấy cách một đại dịch gieo rắc cái chết từ châu Âu đến Đông Á. “Chúng ta có thể sẽ thích đón nhận phần phía Đông của câu chuyện này”.

Thanh Phương tổng hợp

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-022-01673-4

https://www.eurekalert.org/news-releases/955621

https://www.sciencedaily.com/releases/2022/06/220615113242.htm

—————————

1. https://www.nature.com/articles/s41586-022-04800-3

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)