Ban hành quy định về BQL Khu CNC Hòa Lạc

Từ ngày 1/2/2015, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Bộ KH&CN) sẽ bắt đầu hoạt động theo quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong quyết định số 68/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, BQL Khu CNC Hòa Lạc là tổ chức trực thuộc Bộ KH&CN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu CNC Hòa Lạc theo quy định của pháp luật. BQL có nhiệm vụ xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu CNC; trình Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt các dự án nhóm A sử dụng ngân sách nhà nước, các dự án ODA và vốn tiếp nhận viện trợ đầu tư phát triển Khu CNC theo quy định của pháp luật; lập kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán ngân sách hàng năm gửi bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

BQL còn có nhiệm vụ về quản lý nguồn vốn và kế hoạch phát triển: quản lý quy hoạch và xây dựng quy hoạch chung sau khi Chính phủ phê duyệt; Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhóm B, C tại Khu CNC; áp dụng và quyết định lựa chọn các đơn vị đầu tư thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).

Về hợp tác và xúc tiến đầu tư, BQL tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá trong nước và quốc tế để thu hút các nguồn lực đầu tư vào công nghệ cao; xấy dựng và duy trì hợp tác với nước ngoài về KH&CN; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế trong những lĩnh vực liên quan để thu hút các nguồn lực đầu tư vào Khu CNC; quản lý hoạt động của doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao…

Về quản lý và thúc đẩy hoạt động hoạt động ươm tạo CNC, doanh nghiệp CNC, BQL có quyền quyết định các lĩnh vực công nghệ ươm tạo, đối tượng ươm tạo và hình thức ươm tạo; quyết định các hình thức hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu tham gia ươm tạo phù hợp với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

Về quản lý và thúc đấy hoạt động KH&CN, BQL sẽ phê duyệt và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiên cứu đề tài, dự án khoa học và ứng dụng tiến bộ KH; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các chương trình hỗ trợ, hưởng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, thương mại hóa sản phẩm tại Khu CNC theo quy định của pháp luật; tổ chức đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư vào Khu CNC…

Được thành lập từ năm 1998 diện tích theo quy hoạch là gần 1.590 ha, dự án Khu CNC Hòa Lạc xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính: Khu Phần mềm; Khu Nghiên cứu và triển khai (R&D); Khu Giáo dục và đào tạo; Khu Công nghiệp CNC; Khu Trung tâm; Khu Dịch vụ tổng hợp; Khu Nhà ở kết hợp văn phòng; Khu Chung cư; Khu Tiện ích; Khu Giải trí.
Nnhiệm vụ chính của Khu CNC là thúc đẩy các hoạt động R&D; sản xuất và thương mại hóa sản phẩm CNC; ươm tạo doanh nghiệp; phát triển nhân lực công nghệ cao.
Theo chủ trương của Chính phủ về phát triển công nghệ cao, Khu CNC Hòa Lạc tập trung thu hút các dự án đầu tư phát triển 4 lĩnh vực công nghệ là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa.

 

 

 

 

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)