Các bệnh thường gặp ở trẻ em béo phì

Béo phì ở trẻ em có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng sau này. Thừa cân ở trẻ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường và nguy cơ bệnh tim ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành, theo một nghiên cứu khoa học ở Hà Lan.

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự thừa cân ở trẻ em có nguy cơ gây nên các bệnh kinh niên ở tuổi trưởng thành, nhưng nghiên cứu gần đây là đầu tiên cho dự đoán rằng độ tuổi từ 2 đến 6 là quan trọng nhất trong việc dự đoán nguy cơ sau này bị hội chứng về tiêu hóa, theo lời bác sĩ Marlou de Kroon của Trung tâm Y khoa Đại học VU ở Amsterdam, cũng là tác giả đứng đầu của bài nghiên cứu. Tình trạng này có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại hai và các bệnh tim mạch.

Công trình nghiên cứu mới này là “hết sức thú vị”, nhận định từ chuyên gia tim mạch Gerald Berenson, bởi vì nghiên cứu này đã xác định được độ tuổi sớm nhất và cũng là quan trọng nhất để dự đoán được những vấn đề béo phì ở người lớn và các nguy cơ mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng. Bác sỹ Gerald Berenson, người không tham gia trực tiếp vào nghiên cứu, là giám đốc Trung tâm khoa sức khoẻ tim mạch thuộc Đại học Tulane ở New Orleans cho biết.

“Trong bối cảnh bệnh béo phì ở trẻ em hiện nay ngày càng lan tràn, những số liệu trên đây đáng lo ngại. Người lớn thường không quan tâm đến vấn đề cân nặng của trẻ, họ cho rằng những đứa trẻ béo phì sẽ phát triển bình thường trong tuổi dậy thì và không có gì đáng lo ngại”. Berenson nói. Nhưng nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những đứa trẻ có thể sẽ không phát triển được về bình thường, và nếu không phát triển về bình thường thì đây là vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa béo phì ở tuổi nhỏ và nguy cơ mắc bệnh sau này, các nhà nghiên cứu đã đo chiều cao và cân nặng của 642 trẻ em người Hà Lan sinh vào thời điểm 1977-1986 tại Terneuzen, Hà Lan. Từ đó họ tính toán chỉ số khối lượng cơ thể của trẻ (còn gọi là BMI), chỉ số này đo mức cân nặng có điều chỉnh theo chiều cao của trẻ của ít nhất từng năm từ khi sinh ra cho đến tuổi 18. Dựa vào đó, họ vẽ được chỉ số phát triển của BMI theo từng giai đoạn. Và sau này, khi trưởng thành đến độ tuổi 18-28, những đứa trẻ này được yêu cầu sẽ trở lại nơi thực hiện thí nghiệm để theo dõi số đo chu vi vòng eo, mỡ dưới da và các xét nghiệm máu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ số BMI tăng trong độ tuổi từ 2 đến 6 sẽ làm tăng hơn ba lần nguy cơ mắc hội chứng tiêu hoá ở tuổi mới trưởng thành, theo như công bố đăng trực tuyến trên tạp chí PLoS One của De Kroon và các đồng nghiệp ngày 12 tháng 11. Chỉ số BMI tăng trong độ tuổi từ 10-18 cũng làm tăng nguy cơ hội chứng tiêu hóa nhưng ở mức độ thấp hơn. Các phân tích cũng chỉ ra rằng chỉ có dưới 5% của mối quan hệ này là do ngẫu nhiên.

Hội chứng tiêu hoá là một hệ thống các triệu chứng xảy ra đồng thời và thường bao gồm huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, lượng protein phản ứng C (một dấu hiệu của bệnh viêm kinh niên, mang tính hệ thống) và giảm mật độ của cholesterol lipoprotein, còn được gọi là cholesterol tốt. Cho tới gần đây thì hội chứng tiêu hóa ít xảy ra với những người trước độ tuổi trung niên.

Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu Kroon cũng báo cáo rằng chỉ số BMI tăng trong độ tuổi từ 2 và 6 là dấu hiệu báo hiệu rõ cho bệnh béo phì ở độ tuổi thanh niên.

“Mặc dù chỉ số BMI cao tăng dần là dấu hiệu cảnh báo rõ cho những căn bệnh ở tuổi lớn hơn sau này, nhưng một đứa trẻ có chỉ số BMI cao duy trì ở mức ổn định cũng có nguy cơ cao sẽ mắc hội chứng tiêu hoá ở tuổi trưởng thành, De Kroon nói. Trọng lượng trẻ quá lớn sẽ không tốt cho sức khỏe ở tuổi sau này, dù là trẻ bị như vậy từ sớm hay dần dần mới bị trong giai đoạn tuổi nhỏ. Hơn nữa, bà cho biết thêm rằng “nếu một đứa trẻ đang rất gầy mà trở nên nặng lên, nó vẫn có thể có nguy cơ sau này mắc bệnh ngay cả khi chúng không bao giờ có vẻ quá béo”. Vì vậy, cha mẹ của các đứa trẻ gầy nên quan tâm và xem xét khi con mình phát triển cơ thể nhanh quá mức bình thường.

Là giám đốc của Bogalusa Heart Study tại bang Louisiana, Berenson và các đồng nghiệp theo dõi những thay đổi trọng lượng ở trẻ em từ 8-17 tuổi và cho thấy rằng chỉ số BMI cao khi còn bé là dấu hiệu mạnh cho thấy ở tuổi trưởng thành sẽ mắc hội chứng tiêu hóa và bệnh tiền tiểu đường.

Những con số trên có đủ thuyết phục cho các bác sĩ nhi khoa cảnh báo tất cả các bậc phụ huynh hãy tránh việc tăng cân cho con của mình không? “Ôi trời, giờ thì bạn thấy là chúng đủ thuyết phục!” Berenson nói. Và ông cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng hết mức có thể để thuyết phục tới cả các bác sỹ chuyên khoa tim mạch quan tâm đến việc phòng chống từ ban đầu” – ngăn chặn sự phát triển của nguy cơ tim mạch và tiểu đường trong các cá thể có vẻ như đang khỏe mạnh. Và chúng ta nên bắt đầu với những đứa trẻ béo phì”, ông nói.

Megan Moriarty-Kelsey và Stephen R. Daniels ở Đại học Y khoa Colorado tại Aurora đồng ý với quan điểm này. “Bệnh béo phì không chỉ liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch với tỷ lệ cao ở trẻ em, mà có bằng chứng cho thấy trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong khi trưởng thành”, họ viết trên tờ “Childhood Obesity”, số ra tháng 10. Thực tế thì, họ biện luận, vấn đế này có thể “sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của dân số” và “chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên đáng kể”.

Trần Lê dịch (Janet Raloff, Thông tin khoa học)

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)