Các nhà khoa học sử dụng nhân bản vô tính tạo ra tế bào gốc của người
Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên dùng kĩ thuật nhân bản vô tính khiến các tế bào mầm chọn lọc sinh trưởng trong tế bào trứng chưa thụ tinh của người, một khám phá đáng ghi nhận và cũng là điểm bùng phát tiềm tàng cho những người chống đối việc nghiên cứu tế bào gốc.
Thành công này được công bố hôm thứ Tư (05/11) trên tạp chí Nature rất có ý nghĩa bởi vì những tế bào đặc trưng của người bệnh có thể được cấy ghép để thay thế những tế bào đã bị hủy hoại ở những người bị đái đường và các bệnh khác mà không bị thải loại bởi hệ miễn dịch.
Kĩ thuật này có thể làm bùng phát những tranh cãi mới bởi vì một số người phản đối cho rằng nó thực sự là nhân bản vô tính, điều mà họ chống lại kịch liệt.
Tế bào gốc là tế bào chủ trong cơ thể người, là nguyên liệu nguồn cho các loại tế bào khác. Những người đề xuất tế bào mầm nói rằng họ có thể chuyển đổi dược phẩm, cung cấp các cách thức điều trị cho bệnh mù vì đái đường, đái đường ở người chưa thành niên và các thương tổn nghiêm trọng khác.
Thông thường, SCNT liên quan đến việc loại bỏ di tố từ nhân của tế bào trứng chủ và thay thế nó bằng nhân của tế bào trưởng thành, kĩ thuật đã từng được sử dụng để nhân bản động vật như cừu Dolly năm 1996. Nhưng các nhà khoa học cho đến nay vẫn thất bại trong việc khiến các tế bào này tăng trưởng và phân chia sau giai đoạn đầu ở người và động vật linh trưởng.
Các nhà khoa học trong nghiên cứu này, đứng đầu là Dieter Egli và Scott Noggle của Phòng thí nghiệm tế bào gốc New York, giữ di tố nằm ngoài trứng chủ và bổ sung thêm nhân từ các tế bào trưởng thành.
“Đáng ngạc nhiên là họ đang tạo ra một phôi với rất nhiều bản sao của nhiễm sắc thể – những cấu trúc này phát triển tốt và hiệu quả đến giai đoạn túi phôi (giai đoạn ngay trước cấy ghép, lúc mà phôi có khoảng 80 đến 100 tế bào”, GS Robin Lovell Badge , một trưởng phòng của Viện Nghiên cứu y học Anh quốc, tuyên bố. Bà nói kết quả chưa hoàn thiện do các nhà khoa học đã không sử dụng những dòng tế bào hữu dụng, nhưng nó có thể giúp giải thích tại sao các kĩ thuật khác thất bại.
Giáo sư Mary Hebert thuộc trường ĐH Newcastle và Trung tâm Sinh sản Newcastle cho rằng nghiên cứu mới nhất đã cung cấp cách tiếp cận mới có thể cho phép các nhà khoa học so sánh các kĩ thuật khác nhau trong việc tạo ra những tế bào quan trọng này.
Tế bào mầm được chiết từ phôi vài ngày tuổi, nhưng là điểm gây tranh cãi đối với một số người bảo thủ tôn giáo tin rằng việc phá hủy phôi người là sai trái.