Công nghệ xanh cho môi trường nước bền vững

Trước bối cảnh dân số thế giới đang ngày càng gia tăng, tài nguyên dần cạn kiệt và những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên – đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc phát triển công nghệ xanh (không gây hại cho môi trường) trong lĩnh vực tài nguyên nước đang trở nên vô cùng cấp thiết.

Một số đơn vị ở Việt Nam vẫn thường sử dụng máy quang phổ để kiểm tra chất lượng nước. Nguồn: Báo Bình Dương

Từ ngày 13 đến 16/10/2017, hội thảo khoa học quốc tế Công nghệ xanh cho môi trường bền vững – GTSW2017 lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng khoa học, các cấp quản lý nhà nước, các nhà hoạt động môi trường, chuyên gia và giới truyền thông. 150 nhà khoa học uy tín ở trong nước và quốc đã tham dự hội thảo, trong đó có các chuyên gia về công nghệ xanh trong xử lý nước, tiêu biểu như GS Roger Benaim (Viện lọc và tách chất lỏng, Pháp), GS Yamamoto Kazuo (Đại học Tokyo, Nhật Bản), GS Jun Nakajima (Đại học Việt Nhật, Việt Nam), GS Duujong Lee (Đại học Quốc lập Đài Loan), GS Xiaochang C.Wang (Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An, Trung Quốc) và GS Ashok Pandey (Trung tâm sáng tạo và ứng dụng xử lý sinh học, Ấn Độ)

Hội thảo được Đại học Công nghệ Sydney (Úc), Đại học Wollongong (Úc), Đại học Bách khoa Thiên Tân (Trung Quốc), Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng tổ chức.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã giới thiệu những nghiên cứu, phát kiến, sáng chế và cập nhật tri thức khoa học mới nhất về công nghệ cấp nước, xử lý nước thải và tái sử dụng nước; phục hồi tài nguyên từ nước thải; quản lý tài nguyên nước; xử lý nước bằng công nghệ nano…, trong đó tiêu biểu là công nghệ sản xuất dầu từ nước biển và nước thải công nghiệp bằng vi tảo Chlorococcum sp. RAP-13; tích hợp hệ thống tái sinh và tái sử dụng nước ứng dụng cho các quốc gia Châu Á; công nghệ phân hủy yếm khí chất thải thực phẩm để tái tạo nguồn nước thải; xử lý sinh học nước thải đầm nuôi tôm bằng kỹ thuật SBR; ứng dụng vật liệu nano trong cấp nước và xử lý nước thải, …

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng quan tâm tới chủ đề về màng sinh học (MBR) và tiềm năng ứng dụng của công nghệ này trong xử lý nước thải và cấp nước trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)