Thông tin tình hình sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1

Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 của Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin từ ngày 15/3 đến khoảng 15h00 ngày 16/3/2011.     

1. Tình hình các tổ máy tính đến thời điểm 12h30 ngày 16/3/2011 
(Nguồn: Diễn đàn công nghiệp nguyên tử Nhật Bản – JAIF)
– Nhiên liệu trong các tổ máy 1, 2 và 3 của nhà máy Fukusshima 1 đã bị hỏng.
– Hệ thống làm lạnh của 3 tổ máy 1, 2, 3 cũng bị hỏng.
– Lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép của tổ máy 1 vẫn an toàn, nhưng lớp bảo vệ bê tông cốt thép của tổ máy số 2 và 3 nghi ngờ bị tổn hại.
– Tòa nhà bao quanh lò phản ứng của tổ máy 1 và 3 bị phá hủy nghiêm trọng (nổ hydro), còn tổ máy 2 bị phá hủy một chút.
– Mức nước trong thùng lò của tổ máy 1 và 3 chỉ có khoảng 1 nửa nhiên liệu, còn của tổ máy 2 thì đang được phục hồi dần sau khi bị khô.
– Áp lực trong thùng lò của tổ máy 1 và 3 là ổn định, còn của tổ máy 2 vẫn thăng giáng.
– Áp lực của lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép của tổ máy 1 và 3 là ổn định, trong khi tổ máy 2 thì không rõ và bình giảm áp đã bằng áp suất khí quyển.
– Việc bơm nước vào tâm lò để tránh tai nạn đang được tiếp tục với cả 3 lò (sử dụng nước biển)
– Việc bơm nước vào lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép đang được tiếp tục với tổ máy 1 và sẽ được quyết định với tổ máy 2 và 3 trong thời gian sớm nhất (sử dụng nước biển)
– Nhiên liệu đã cháy của các tổ máy 1, 2, 3 chưa có thông tin. Tổ máy 4 thì mức nước có giảm, đang chuẩn bị bổ sung nước và nghi ngờ thanh nhiên liệu bị tổn hại. Các tổ máy 5 và 6 nhiệt độ trong bể nước đang tăng lên.
– Về ảnh hưởng môi trường: Suất liều bên cạnh nhà máy Fukushima 1 là 3391 micro siverts/giờ (lúc 11h00 ngày 16/3) giảm so với giá trị đo được lúc 23h35 ngày 15/3 (6308 micro siverts/giờ)
– Biện pháp sơ tán dân: Cư dân trong phạm vi bán kính 20 km từ nhà máy đã được sơ tán. Còn trong khoảng từ 20 đến 30 km thì được khuyến cáo  nên ở trong nhà.

Nhận xét thêm: Một đám cháy ở tầng 4 của tổ máy số 4 xảy ra lúc 6 giờ sáng ngày 15/3 và số liệu quan trắc phóng xạ tăng lên ở bên ngoài tòa nhà như sau: 30 micro sivert/giờ giữa tổ máy 2 và 3, 400 micro siverts/giờ bên cạnh tổ máy số 3, 100 micro siverts/giờ bên cạnh tổ máy số 4 lúc 10h22 ngày 15/3. Các chuyên gia phỏng đoán rằng nhiên liệu đã cháy để trong bể chứa bị nóng lên đã tạo ra hydro gây ra vụ nổ. Sau đó TEPCO thông báo đã dập tắt lửa. Một đám cháy khác được phát hiện lúc 5h45 ngày 16/3 và sau đó không quan sát thấy nữa. 

Trừ 50 người phục vụ cho việc bơm nước vào lò phản ứng, còn các công nhân khác đã sơ tán khỏi nhà máy. Khói trắng được phát hiện trên cao từ khu vực tổ máy số 3 lúc 8h30 ngày 16/3/2011. Đã có sự nghi ngờ về sự hư hại lớp bảo vệ bê tông cốt thép của tổ máy số 3.

2. Tình hình phóng xạ môi trường tại Nhật Bản
(Nguồn: Trung tâm Ứng phó Tình trạng khẩn cấp và sự cố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA/IEC)

a) Tình trạng bức xạ tại nhà máy:
Các mức liều phóng xạ gần đây đo được tại cổng chính của NMĐHN Fukushima Daiichi như sau:

Thời gian (UTC) 16/3

Cổng chính (microSv/h)

01:00

810.3

01:10

908.5

01:20

2399

01:30

1361

01:45

6400

01:55

2900

02:00

3391

Vào hồi 21:40 (UTC) ngày 15/3, đã đo được mức liều 400 miliSv/h tại phía Tây của lò phản ứng số 3 và 100miliSv/h gần lò phản ứng số 4, nhưng không phát hiện thấy nơ tron. Như vậy chưa có phát tán nơtrôn từ trong lò phản ứng ra ngoài.

b) Tình hình phóng xạ bên ngoài:
Mức liều chiếu xạ sau đã được đo bên ngoài địa điểm lúc 18h00 UTC ngày 15/3/2011

 

Địa điểm

Mức liều (microSv/h)

Thành phố Fukushima

18,6

Thành phố Koriyama

2,73

Thành phố Shirakawa

4,10

Thành phố Aizu Wakamatsu

0,79

Thành phố Minamiaizu

0,13

Thành phố Minamisoma

3,78

Thành phố Iwaki

4,01

Bên cạnh các thông số trên, vào lúc 04h00 UTC ngày 15/3/2011 tại Tokyo cũng đã đo được mức liều là 0.144 microSv/h. Ba mươi phút sau, liều trên là  0,45microSv/h. Với suất liều này sức khỏe của con người không bị ảnh hưởng.

3. Kết quả tính toán phát tán chất phóng xạ vào môi trường


Kết quả tính toán hướng phát tán chất phóng xạ của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản
(Thời gian tính toán  từ 15-18/3/2011)

Kết quả tính toán cho thấy từ ngày 15 đến 18/3/2011 đám mây phóng xạ sẽ có xu hướng bay từ đất liền ra biển theo hướng Đông – Bắc. Điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với sức khỏe con người.

Với xu hướng phát tán chất phóng xạ như trên, đám mây phóng xạ của sự cố hạt nhân tại Nhật bản chưa thể ảnh hưởng đến Việt Nam trong những ngày tới.

Dưới đây là quỹ đạo gió từ Fukushima và dòng hải lưu dự báo trên Thái Bình Dương lấy từ NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration).


Quỹ đạo gió từ Fukushima (từ 07h ngày 12/3/2011 đến 10h ngày 16/3/2011, giờ Việt Nam), HYSPLIT – Hybrid Single Particle Lagrangian Integrated Trajectory Model.


Quỹ đạo gió từ Fukushima (từ 07h ngày 15/3/2011 đến 07h ngày 16/3/2011, giờ Việt Nam), HYSPLIT – Hybrid Single Particle Lagrangian Integrated Trajectory Model.


Quỹ đạo gió dự báo từ Fukushima (từ 01h ngày 16/3/2011 đến 13h ngày 19/3/2011, giờ Việt Nam), HYSPLIT – Hybrid Single Particle Lagrangian Integrated Trajectory Model.


Dòng hải lưu dự báo trên vùng Thái Bình Dương, 03h ngày 15/3/2011, giờ GMT (tức 10h ngày 15/3/2011, giờ Việt Nam), U.S. Navy Operational Global Ocean Model.

4. Số liệu đo phóng xạ và đo phông bức xạ gamma trong không khí tại Việt Nam
a) Số liệu đo phóng xạ của Viện NLNT

 

Số liệu đo

Trạm Đà Lạt

(Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt)

Trạm Hà Nội

(Viện KHKT Hạt nhân Hà Nội)

Cs-134,

Cs-137

Chưa phát hiện thấy

Chưa phát hiện thấy

I-131

Chưa phát hiện thấy

Chưa phát hiện thấy

 

Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt (12 –16/3/2011)

 

Chỉ tiêu

Giá trị quan trắc

Mức phông

Suất liều gamma môi trường (mSv/h)

0,27

0,17 ¸ 0,31

Tổng hoạt độ bêta trong mẫu son khí (Bq/m3)

0,10

0,07 ¸ 0,20

K-40 trong mẫu son khí (mBq/m3)

4

3 ¸ 50

Be-7 trong mẫu son khí (mBq/m3)

960

400 ¸ 4400

U-238 trong mẫu son khí  (mBq/m3)

0,9

0,2 ¸ 7,5

Th-232 trong mẫu son khí (mBq/m3)

1,43

0,35 ¸ 4,69

 

b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố – Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Hà Nội)

Bảng số liệu suất liều phông bức xạ gamma môi trường

Ngày

Giá trị trung bình

µSv/h

Giá trị lớn nhất

µSv/h

Giá trị nhỏ nhất

µSv/h

17/12/2010 -16/3/2011

0,160

0,190

0,141

1-16/3/2011

0,161

0,189

0,144

15/3/2011

0,165

0,185

0,145

16/3/2011

0,173

0,189

0,153

 

Sai số của phép đo là ±15% với độ tin cậy là 95%.

Từ số liệu đo được nêu trên, ta có thể kết luận chưa phát hiện thấy mức tăng phông bức xạ bất thường trong 2 ngày 15-16/3/2011 so với giá trị từ 17/12/2010-16/3/2011 tại Việt Nam.

Các số liệu cập nhật trên cho thấy thùng áp lực và lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép bên ngoài của các lò phản ứng về cơ bản vẫn giữ được các chất phóng xạ bên trong lò phản ứng. Tuy nhiên, việc xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vẫn còn tiếp diễn và rất khó khăn.

Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời.  

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)