Thông tin tình hình sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 Nhật Bản (từ ngày 16/3 đến ngày 17/3/2011)

Bộ Khoa học và Công nghệ trân trọng thông báo Báo cáo của Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 của Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 16/3 đến ngày 17/3/2011.

THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA-1 NHẬT BẢN
(từ ngày 16/3 ngày 17/3/2011)

1. Tình hình các tổ máy (Nguồn: Diễn đàn công nghiệp nguyên tử Nhật Bản – JAIF)
– Mực nước bể chứa nhiên liệu đã cháy của các tổ máy số 3 và số 4 thấp. Theo TEPCO nguyên nhân của cột khói trắng quan sát thấy ngày 15/3 có thể là do nước bốc hơi từ bể nhiên liệu đã cháy;
– Để giải quyết tình trạng trên, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chiến dịch làm đầy nước trong bể vào hồi 09:48 ngày 16/3, bằng cách đổ nước biển từ các túi lớn do trực thăng chở đến. Một tấm chì đã được đặt vào đáy trực thăng để ngăn phóng xạ và các thành viên phi hành đoàn đã mặc trang phục chống bức xạ.
– Nhiệt độ bể chứa nhiên liệu đã cháy của tổ máy số 5 và 6 nhà máy Fukushima I vẫn tiếp tục tăng chậm;
– Cường độ bức xạ đo tại trạm quan trắc nằm tại biên giới nhà máy Fukushima I vào lúc 16:20 ngày 16/3 (giờ Nhật Bản) là 1472 μSv/h, giảm so với kết quả đo của cùng trạm quan trắc này vào lúc 14:30 cùng ngày;
– Tình hình bơm nước biển vào tâm lò các tổ máy số 1, 2 và 3 nhà máy Fukushima I vẫn đang được tiếp tục.

2. Nhiệt độ các bể chứa nhiên liệu đã cháy của nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 (Nguồn: IAEA ngày 17/3/2011)
Theo chuyên gia của IAEA thì nhiệt độ bể chứa nhiên liệu đã cháy bình thường được giữ ở nhiệt độ dưới 25oC trong các điều kiện vận hành bình thường. Việc duy trì nhiệt độ của bể chứa thanh nhiên liệu đã cháy được thực hiện bằng làm lạnh liên tục và nó đòi hỏi phải có nguồn điện. Mức nước và nhiệt độ trong bể chứa nhiên liệu đã cháy phải được kiểm tra thường xuyên. Nếu nhiên liệu không ngập nước hoặc nhiệt độ trong bể đạt đến điểm sôi, thì tạo ra rủi ro phát tán phóng xạ.
IAEA xác nhận thông tin về nhiệt độ của các bể chứa nhiên liệu đã cháy của các tổ máy số 4, 5 và 6 như sau:

 

Tổ máy số 4

Tổ máy số 5

Tổ máy số 6

19:08 ngày 14/3

84 ˚C

59,7 ˚C

58,0 ˚C

19:00 ngày 15/3

84 ˚C

60,4 ˚C

58,5 ˚C

14:00 ngày 16/3

không có dữ liệu

62,7 ˚C

60,0 ˚C

Nhà máy Fukushima-2 vẫn đang ổn định, tất cả các tổ máy đã ở trạng thái ngừng hoạt động nguội (cold shutdown). Điều này có nghĩa là áp suất của vòng nước làm mát đang ở mức khí quyển và nhiệt độ dưới 100oC. Trong các điều kiện này, các lò phản ứng được coi là đã được kiểm soát ở mức an toàn.

2. Tình hình phóng xạ môi trường tại Nhật Bản
(Nguồn: Trung tâm Ứng phó Tình trạng khẩn cấp và sự cố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA/IEC)

a) Tình trạng bức xạ tại nhà máy:

Các mức liều phóng xạ gần đây đo được tại cổng chính của NMĐHN Fukushima-1 như sau:

Thời gian

(UTC 16/3)

Cổng chính

(microSv/h)

03:00

4418

03:30

10850

04:00

2672

04:30

2331

05:00

2122

05:30

1937

06:00

1788

06:30

1664

07:00

1556

07:20

1472

Vào hồi 21:40 (UTC) ngày 15/3, đã đo được mức liều 400 miliSv/h tại phía Tây của lò phản ứng số 3 và 100 miliSv/h gần lò phản ứng số 4, nhưng không phát hiện thấy nơ tron. Như vậy chưa có phát tán nơtrôn từ trong lò phản ứng ra ngoài.

b) Tình hình phóng xạ bên ngoài:
Mức liều chiếu xạ dưới đây đã được đo bên ngoài địa điểm trong khoảng thời gian từ 00:70-00:08:00 UTC ngày 16/3/2011 

Địa điểm

Mức liều (microSv/h)

23:30-24:00 UTC 15/3

Mức liều (microSv/h) 07:00-08:00 UTC 16/3

Myagi

0,161

0,153

Tokyo

0,089

0,054

Ibaraki

0,962

0,252

Với các suất liều như vậy, sức khỏe của con người không bị ảnh hưởng.
Kết quả đo suất liều ở các điểm đo gần địa điểm nhà máy Fukishima-1.

Khoảng cách từ nhà máy (Ký hiệu vị trí đo)

Thời gian đo

Suất liều (micro Sv/h)

Điều kiện thời tiết

Cơ quan đo

25 Km Tây Nam (13)

16/3 05:15 UTC

9,5

Không mưa

MEXT

 

25 Km Tây Nam (12)

16/3 04:53 UTC

0,8

Không mưa

MEXT

16/3 04:52 UTC

1,0

Không mưa

MEXT

16/3 04:53 UTC

6,7

Không mưa

MEXT

25 Km Tây Nam (11)

16/3 04:36 UTC

10,5

Có tuyết

MEXT

20 Km Tây Tây Nam (10)

16/3 04:31 UTC

10,0

Có tuyết

MEXT

20 Km Tây (8)

16/3 04:28 UTC

12,2

Có tuyết

MEXT

20 Km Tây (7)

16/3 04:24 UTC

12,5

Có tuyết

MEXT

30 Km Tây Nam (22)

16/3 03:10 UTC

26,0

Không mưa

JAEA

25 Km Tây Tây Bắc (5)

16/3 02:58 UTC

10,2

Có tuyết

MEXT

25 Km Tây Tây Bắc (4)

16/3 02:35 UTC

80,0

Có tuyết

MEXT

30 Km Tây Nam (21)

16/3 02:30 UTC

80,0

Không mưa

JAEA

30 Km Tây Bắc (6)

16/3 02:23 UTC

58,5

Có tuyết

MEXT

30 Km Tây Bắc (E)

16/3 01:49 UTC

14,2

Không mưa

MEST

50 Km Tây Bắc (D)

16/3 05:15 UTC

12,5

Không mưa

MEXT

55 Km Tây Bắc (C)

16/3 01:17 UTC

22,2

Không mưa

MEXT

60 Km Tây Bắc (B)

16/3 01:06 UTC

20,0

Không mưa

MEXT

60 Km Tây Nam (A)

15/3 23:15 UTC

18,0

Không mưa

MEXT

MEXT: Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản
JAEA: Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản

Những số liệu của bảng trên cho thấy, phóng xạ đã lan ra ngoài khu vực nhà máy.

3. Kết quả tính toán phát tán chất phóng xạ vào môi trường
a)
Số liệu từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Hiện tại, Nhật Bản có 3 trạm quan  của tổ chức (CTBTO), tuy nhiên một trạm đã dừng hoạt động từ năm 2007. Còn hai trạm khác, một ở xa khu vực lò đang rò rỉ phóng xạ (JPP37), một ở gần nơi động đất và nhà máy bị sự cố (JPP38).

Trạm JPP37 chưa phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ. Còn trạm JPP38 ở gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ phóng xạ bắt đầu phát hiện thấy cả hạt nhân phóng xạ do kích hoạt lẫn phân hoạch từ ngày 12/3/2011. Sang đến ngày 13/3 số hạt nhân phóng xạ phát hiện được nhiều hơn và nồng độ hạt nhân  phóng xạ đo được từ các mẫu thu gom không khí cũng tăng lên. Có thể xu hướng nồng độ hạt nhân phóng xạ trong không khí sẽ ngày càng tăng cao.

Trung tâm Dữ liệu quốc gia CTBT của Việt Nam tại Viện NLNTVN sẽ thông tin thêm về hoạt độ phóng xạ đo đạc được từ các trạm quan trắc phóng xạ khi có các số liệu mới của CTBTO (Nguồn số liệu từ trang Web bảo mật của CTBTO, Cập nhật lúc 18:15 ngày 16/3/2011).

Tổ chức CTBTO đã mô phỏng sự di chuyển của đám mây phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản tại Fukushima do ảnh hưởng của động đất và sóng thần ngày 11/3/2011.

Dưới đây là hình ảnh đám mây phóng xạ từ kết quả tính toán từ 21-24 giờ UCT ngày 12,13 và dự đoán đến ngày 18/3/2011:

 

Như vậy, theo số liệu tính toán của CTBTO ở trên có thể thấy rằng đám mây phóng xạ sẽ di chuyển ra hướng biển Thái bình dương hướng về lục địa Châu Mỹ và hiện tại chưa ảnh hưởng đến lãnh thổ Việt Nam trong các ngày tới.

b) Kết quả của Cơ quan khí tượng Nhật Bản:
Nguồn phát tán: Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1:

            Thời gian (GMT)

Hướng phát tán

1:00 16/3/2011 tới 0:00 17/3/2011

Chất phóng xạ bắt đầu di chuyển theo hướng Đông-Nam vào Thái Bình Dương

0:00 17/3/2011 tới 0:00 18/3/2011

Chất phóng xạ di chuyển tiếp theo hướng Đông

0:00 18/3/2011 tới 0:00 19/3/2011

Chất phóng xạ di chuyển vòng ngược lên theo hướng Đông-Bắc

 Kết quả tính toán cho thấy từ ngày 16 đến hết ngày 19/3/2011 đám mây phóng xạ sẽ có xu hướng bay từ đất liền ra biển theo hướng Đông – Bắc.

                                   Hướng phán tán chất phóng xạ từ 16-19/3/2011

                                                 (Nguồn : Cơ quan khí tượng Nhật Bản)

4. Số liệu đo phóng xạ và đo phông bức xạ gamma trong không khí tại Việt Nam

a) Số liệu đo của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (tại Đà Lạt)

  

Khoảng          thời gian

Suất liều gamma môi trường (mSv/h)

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

1

1 – 7 giờ

0,20

0,16

0,26

2

7 – 13 giờ

0,17

0,14

0,20

3

13 – 19 giờ

0,17 

0,14

0,22

Quan trắc bụi khí chỉ phát hiện các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ; K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất.

b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố – Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (tại Hà Nội)
Bảng số liệu suất liều phông bức xạ môi trường

Ngày

Giá trị trung bình

µSv/h

Giá trị lớn nhất

µSv/h

Giá trị nhỏ nhất

µSv/h

17/12/2010 -16/3/2011

0,160

0,190

0,141

1-16/3/2011

0,161

0,189

0,144

15/3/2011

0,165

0,185

0,145

16/3/2011

0,173

0,189

0,153

17/3/2011

0,169

0,183

0,158

Sai số của phép đo là ±15% với độ tin cậy là 95%.
Từ số liệu đo được và sai số của giá trị đo, có thể kết luận chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 17/3/2011 so với giá trị từ 17/12/2010 tới 16/3/2011.

***

Tới thời điểm này, theo những thông tin cập nhật được từ Công ty TEPCO các cơ quan hữu quan Nhật Bản và IAEA, nhà máy điện Fukushima-1 đã xảy ra sự cố nhưng thùng áp lực của các lò phản ứng và lớp bảo vệ bê tông cốt thép chưa bị phá vỡ nên phần lớn chất phóng xạ vẫn được giữ trong lò. Nhưng những giải pháp cấp nước làm mát và axit boric cho các tổ máy hiện nay không đạt được hiệu quả mong muốn, nên tình hình vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)