Việt – Mỹ trao đổi kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân
Bộ KH&CN và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển điện hạt nhân dân sự Hoa Kỳ chiều ngày 17/5/ tại Hà Nội.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear cho biết, Chính phủ Mỹ luôn giành sự ủng hộ đối với Việt Nam trong việc phát triển điện hạt nhân thương mại một cách an toàn và đúng thời điểm. Đồng thời, các công ty của Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn cao nhất cũng như trao đổi, hợp tác về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực hạt nhân của Việt Nam.
Đại sứ David Shear đánh giá cao những bước tiến của Việt Nam trong việc bổ sung và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về hạt nhân dân sự như: Nghị định bổ sung của Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); Gia nhập công ước quốc tế về bảo vệ hạt nhân,…
“Với kinh nghiệm nhiều năm về phát triển điện hạt nhân, Hoa Kỳ cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để có thể xây dựng một ngành điện hạt nhân an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ các điều kiện an ninh về điện hạt nhân nhằm hướng tới một nguồn năng lượng sạch, ổn định, đáng tin cậy góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai” ông David Shear nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến khẳng định, Việt Nam luôn coi điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng chính đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Điều này dựa trên cơ sở hạ tầng quốc gia, được đầu tư và xây dựng bền vững gồm: Thể chế; Luật pháp; Quản lý công nghệ; Chất thải công nghiệp; Nhân lực cho chương trình điện hạt nhân; Tham gia và tuân thủ nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế, …
Tuy nhiên sau sự cố Fukusima (Nhật Bản), trong chính sách phát triển điện hạt nhân, Việt Nam luôn đặt yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh lên hàng đầu cùng với phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam bắt đầu chương trình hạt nhân trong bối cảnh cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện nhà máy điện hạt nhân còn ở trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường mở rộng hợp tác với cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, các nước có ngành công nghệ hạt nhân tiên tiến trong đó có Hoa Kỳ. Thứ trưởng hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả của Hoa Kỳ trong quá trình triển khai và thực hiện chương trình điện hạt nhân của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, một số nội dung đã được các đại biểu tham dự tập trung thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm như: Các cơ hội thương mại trước khi ký Hiệp định 123; Tương tác giữa các doanh nghiệp với các cơ quan pháp quy; Vấn đề an toàn sau sự cố Fukushima,…
* Trước đó, sáng 17/5, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez dã có cuộc gặp Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân. Tại đây ông khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Bộ trưởng Nguyễn Quân đã cảm ơn và chia sẻ, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vì vậy Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các nước hàng đầu về năng lượng hạt nhân, trong đó có Hoa Kỳ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng có buổi tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Westinghouse (Hoa Kỳ) Sandy Rupprecht.
Đại sứ David Shear đánh giá cao những bước tiến của Việt Nam trong việc bổ sung và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về hạt nhân dân sự như: Nghị định bổ sung của Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); Gia nhập công ước quốc tế về bảo vệ hạt nhân,…
“Với kinh nghiệm nhiều năm về phát triển điện hạt nhân, Hoa Kỳ cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để có thể xây dựng một ngành điện hạt nhân an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ các điều kiện an ninh về điện hạt nhân nhằm hướng tới một nguồn năng lượng sạch, ổn định, đáng tin cậy góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai” ông David Shear nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến khẳng định, Việt Nam luôn coi điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng chính đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Điều này dựa trên cơ sở hạ tầng quốc gia, được đầu tư và xây dựng bền vững gồm: Thể chế; Luật pháp; Quản lý công nghệ; Chất thải công nghiệp; Nhân lực cho chương trình điện hạt nhân; Tham gia và tuân thủ nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế, …
Tuy nhiên sau sự cố Fukusima (Nhật Bản), trong chính sách phát triển điện hạt nhân, Việt Nam luôn đặt yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh lên hàng đầu cùng với phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam bắt đầu chương trình hạt nhân trong bối cảnh cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện nhà máy điện hạt nhân còn ở trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường mở rộng hợp tác với cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, các nước có ngành công nghệ hạt nhân tiên tiến trong đó có Hoa Kỳ. Thứ trưởng hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả của Hoa Kỳ trong quá trình triển khai và thực hiện chương trình điện hạt nhân của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, một số nội dung đã được các đại biểu tham dự tập trung thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm như: Các cơ hội thương mại trước khi ký Hiệp định 123; Tương tác giữa các doanh nghiệp với các cơ quan pháp quy; Vấn đề an toàn sau sự cố Fukushima,…
* Trước đó, sáng 17/5, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez dã có cuộc gặp Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân. Tại đây ông khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Bộ trưởng Nguyễn Quân đã cảm ơn và chia sẻ, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vì vậy Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các nước hàng đầu về năng lượng hạt nhân, trong đó có Hoa Kỳ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng có buổi tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Westinghouse (Hoa Kỳ) Sandy Rupprecht.
Ông Sandy Rupprecht cho biết công nghệ nguồn của một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc đều xuất phát từ công nghệ của tập đoàn Westinghouse. Đối với công nghệ AP1000, là công nghệ lò phản ứng hạt nhân có mức độ an toàn rất cao hiện nay, 8 tổ máy đang được triển khai xây dựng tại Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ AP1000 đang được các quốc gia khác như Cộng hòa Czech, Ấn Độ, Anh, Brazil, v.v. … đặc biệt quan tâm trong chương trình phát triển năng lượng nguyên tử của mình.
Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển điện hạt nhân với mục đích hoà bình. Bộ trưởng mong muốn Tập đoàn Westinghouse tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam tham quan, tìm hiểu công nghệ mới của Tập đoàn cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng thành công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
(Visited 1 times, 1 visits today)