Hán Nôm học Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hàng hóa và xu thế hội nhập
Bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XIX như một phản ứng văn hóa của dân tộc chống lại vòng vây "khai hóa" của ngoại nhân, Hán Nôm học cũng từng bước phát triển trong thế kỷ XX và trở thành một phương tiện học thuật góp phần đưa con người Việt Nam bước vào xã hội hiện đại. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố chính trị, văn hóa và khoa học như vậy khiến ngành Hán Nôm có thể và cần phải trở thành một bộ phận trong nhóm xung kích, đội tiên phong của hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn của quốc gia để đáp ứng các yêu cầu văn hóa và xã hội, thông tin và giáo dục trong hoàn cảnh mới. Vì vậy, việc tìm hiểu nội dung của sự phát triển Hán Nôm học Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hàng hóa và xu thế hội nhập hiện tại là một vấn đề cần thiết được đặt ra.
Giống như mọi quốc gia xã hội chủ nghĩa trước nay trên thế giới, Việt
Xã hội hóa – mục tiêu tất yếu để phát triển
Tiếp cận thực tiễn khoa học và xã hội thông qua cơ chế thị trường
Nói Hán Nôm học hiện nay phải phát triển theo con đường xã hội hóa giống như thừa thãi, vì nhiệm vụ của nó là phải giữ gìn, khai thác và kế thừa các giá trị truyền thống trong di sản Hán Nôm Việt Nam, nghĩa là làm cho các giá trị ấy trở thành những thực thể sống có khả năng tái sản xuất mở rộng chính mình trong xã hội đương đại. Hơn thế nữa, trong bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây là Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc – Triều Tiên, hiện chỉ có Việt Nam đang dùng một loại chữ viết chính thức khác, điều này cũng khiến trong hơn một thế kỷ qua mà đặc biệt là từ 1954, việc xã hội hóa đã thực sự vừa là mục tiêu phấn đấu tối hậu vừa là cách thức phát triển tất yếu của ngành Hán Nôm học Việt Nam. Nhưng nội dung và cách thức của việc xã hội hóa này được quy định bởi điều kiện cụ thể của từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nên một nội dung quan trọng của việc xã hội hóa Hán Nôm học trong hoàn cảnh kinh tế hàng hóa hiện nay phải là hàng hóa hóa, nghĩa là phải tiếp cận với thực tiễn khoa học và xã hội thông qua cơ chế thị trường.
Ở đây có một vấn đề tế nhị: mặt bằng giá cả của thị trường khoa học trong nước hiện nay chưa cho phép sản phẩm của Hán Nôm học nuôi sống người nghiên cứu, nhưng nếu việc nghiên cứu Hán Nôm không được chuyển mau từ dạng bao cấp kinh phí qua dạng hợp đồng nghiên cứu thì khả năng tái sản xuất mở rộng của nó sẽ dần dần bị triệt tiêu. Còn phải suy nghĩ cặn kẽ về cách thức và hình thức tiến hành việc xã hội hóa thông qua biện pháp hàng hóa hóa này, nhưng nếu xã hội có nhu cầu về hoạt động nghiên cứu của ngành Hán Nôm thì phải tạo điều kiện cho nó phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh. Hán Nôm học là một ngành văn hóa học đặc biệt mang tính liên ngành có khả năng xâm nhập vào nhiều ngành khoa học khác như sử học, văn học, triết học, văn hóa học cũng như tham dự vào các lãnh vực khác như giáo dục, thông tin, Bảo tồn bảo tàng hay thậm chí cả văn học nghệ thuật. Nền kinh tế hàng hóa đã tạo ra cho nó rất nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng lãnh vực hoạt động, phát huy chức năng khoa học và tăng cường tác dụng xã hội của mình. Dĩ nhiên ngoài việc nghiên cứu thì hoạt động Hán Nôm học còn bao gồm nhiều nội dung khác như sưu tầm, lưu trữ và bảo quản tài liệu, các hoạt động này phải được Nhà nước cung cấp toàn bộ kinh phí vì thuộc hệ thống phúc lợi xã hội về văn hóa của quốc gia.
Phát triển theo hướng hiện đại hóa
Một nội dung quan trọng khác của việc xã hội hóa Hán Nôm học hiện nay là hiện đại hóa. Dĩ nhiên, đây không chỉ là vấn đề phương tiện kỹ thuật hay phương pháp nghiên cứu. Khoa học hiện đại đã đạt tới một sự “thay đổi về chất”: hầu như tất cả các kết quả nghiên cứu đều có thể trực tiếp đi vào thực tiễn – khoảng cách truyền thống giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đã bị rút ngắn rất nhiều. Điều này đòi hỏi Hán Nôm học phải phát triển mạnh hơn theo hướng hiện đại hóa, nghĩa là rời bỏ không gian kinh viện thiếu sinh khí vì cứ luẩn quẫn, trì trệ trong một số đề tài và phương thức “truyền thống” để tiếp cận và hòa mình vào thực tiễn xã hội. Là một ngành khoa học, Hán Nôm học cũng có các chức năng tổng kết, lý giải và định hướng – dự báo, song trong hoàn cảnh hiện nay thì chức năng định hướng – dự báo của nó chỉ có thể được thực hiện chủ yếu qua các đề tài nghiên cứu ứng dụng mang tính liên ngành. Nhưng nhiều công trình nghiên cứu văn hóa học và văn hóa sử, nhiều bộ từ điển về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và văn học trong mươi năm nay chưa có được sự tham gia đúng mức cần thiết của những người nghiên cứu Hán Nôm, điều này hiển nhiên đã cản trở sự phát triển của ngành Hán Nôm học Việt Nam theo hướng xã hội hóa. Cho nên để phát huy được vai trò của mình trong hoàn cảnh xã hội và học thuật hiện nay, Hán Nôm học phải phản ảnh được trong định hướng phát triển, chương trình hoạt động, hệ thống đề tài, phương thức nghiên cứu… của nó các vấn đề của thực tiễn xã hội và học thuật đương đại, tóm lại là phải nắm bắt cũng như đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời các yêu cầu của xã hội. Ở đây hiện đại hóa sẽ bổ sung và góp phần đẩy mạnh vòng quay tái sản xuất mở rộng việc hàng hóa hóa hoạt động Hán Nôm học.
Dĩ nhiên đây không phải là điều dễ dàng hay đơn giản, vì nó buộc những người nghiên cứu Hán Nôm phải vượt qua nhiều khó khăn không những về năng lực và bản lĩnh, phẩm chất và kinh nghiệm mà còn cả về truyền thống và phong khí học thuật, tức về cả nhận thức lẫn tâm lý, nhưng đó là những khó khăn mà họ phải vượt qua bằng được để tự hoàn thiện mình về cả phương thức sống lẫn phương thức tư duy.
Quy chế hóa hoạt động nghiên cứu Hán Nôm
Một nội dung khác đảm bảo cho việc xã hội hóa hoạt động Hán Nôm thông qua các biện pháp hàng hóa hóa và hiện đại hóa được thực hiện một cách đúng đắn là quy chế hóa. Trong khoảng mười năm nay, với việc đổi mới và mở cửa, với sự thay đổi cơ chế quản lý và chấp nhận kinh tế thị trường, sức sản xuất ở Việt Nam đã bắt đầu trở thành một sức mạnh của xã hội chứ không phải chỉ của Nhà nước như trong thời bao cấp nữa. Tuy nhiên trên lãnh vực sản xuất tinh thần trong đó có việc nghiên cứu Hán Nôm thì sức mạnh ấy lại phát triển một cách tản mạn, không đồng bộ và nguy hiểm hơn là tự phát. Cùng với hoạt động Về nguồn, hàng loạt lễ hội cổ truyền đã được khôi phục, hàng loạt đình chùa miếu mạo đã được xây mới, hàng loạt công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống đã được tiến hành, hàng loạt từ điển và sách công cụ về văn hóa dân tộc đã được xuất bản. Ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, tất cả các hoạt động nói trên đều có liên quan và vì vậy cũng ít nhiều góp phần khiến xã hội quan tâm tới Hán Nôm học hơn, nhưng phía sau động thái ấy lại thấp thoáng bóng dáng tinh thần phục cổ, tệ nạn mê tín dị đoan, thói vô trách nhiệm và lòng hiếu danh, và xuyên suốt qua tất cả là động cơ vụ lợi…
Có thể nói đây là một hệ thống phản Hán Nôm học, hệ thống này hình thành trên cơ sở sự đáp ứng nhu cầu xã hội chưa được quy chế hóa của hoạt động Hán Nôm. Chẳng hạn hiện nay ai hơi có chút học vấn về chữ Hán đều có thể tùy thích biên soạn một quyển Hán Việt từ điển, ai võ vẽ vài câu thơ Đường cũng có thể tùy ý biên dịch một công trình giới thiệu thơ Đường, cứ xào xáo của những người đi trước, tân trang đôi chỗ, sửa chữa vài câu. Quá đáng hơn, có người biên soạn phần tác phẩm Nguyễn Du trong Tổng tập Văn học Việt Nam còn đưa luôn một tuyển tập những bài viết thượng vàng hạ cám về tác phẩm Nguyễn Du của mình vào đó… Cần nhấn mạnh rằng mặt trái của hàng hóa hóa là thương mại hóa, còn mặt trái của hiện đại hóa là tha hóa, nên nếu không có một hệ thống quy chế phù hợp, việc nghiên cứu Hán Nôm hiện tại rất dễ bị lệch hướng bởi các hiện tượng nhân danh truyền thống để đầu cơ văn hóa hay lợi dụng văn hóa để phát mại tiền nhân.
Quốc tế hóa nghiên cứu Hán Nôm
Để có thể hàng hóa hóa một cách đúng hướng, hiện đại hóa một cách đúng mức và quy chế hóa một cách đúng cách, thì Hán Nôm học hiện nay không thể giới hạn sự phát triển của mình bên trong biên giới quốc gia. Nếu nói Hán Nôm học có nhiệm vụ giữ gìn, khai thác và kế thừa các giá trị truyền thống trong di sản Hán Nôm Việt Nam, thì cần nói thêm rằng các giá trị ấy chỉ có thể được giữ gìn, khai thác và kế thừa một cách tự nhiên khi nào chúng đã hòa nhập được trọn vẹn vào di sản văn hóa chung nhân loại, nghĩa là thâm nhập được vào mọi cơ tầng trong hệ thống các giá trị văn hóa của loài người. Ở đây cũng có không ít vấn đề cần cân nhắc, nhưng yêu cầu phát triển của Hán Nôm học hiện nay đòi hỏi nó phải được quốc tế hóa ít nhất trên ba phương diện là công tác thông tin – tư liệu, kỹ thuật – phương pháp nghiên cứu và đào tạo đội ngũ nghiên cứu Hán Nôm.
Thông tin-tư liệu
Bước vào xã hội hiện đại theo một con đường bị động vì bị hút vào quỹ đạo xâm lược của chủ nghĩa tư bản – thực dân phương Tây, Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi trong việc kế thừa truyền thống trong đó có việc giữ gìn di sản văn hóa truyền thống. Hệ thống tư liệu Hán Nôm Việt
Nhân đây cũng cần nói rộng ra về công tác thông tin – tư liệu Hán Nôm trong nước: suốt phần tư cuối cùng của thế kỷ này chưa có đợt tổng điều tra tài liệu Hán Nôm cấp quốc gia nào được tiến hành trên địa bàn phía nam vĩ tuyến 17, và chắc chắn hệ thống tài liệu Hán Nôm ở đây đã ít nhiều bị “quốc tế hóa” một cách không lành mạnh bên cạnh những tổn thất to lớn vì thiên tai nhân họa, chẳng hạn không biết bao nhiêu sách vở Hán Nôm tại Huế đã bị nhấn chìm trong cơn lũ thế kỷ năm trước ở miền Trung… Nhiệm vụ quốc tế hóa ở đây phải gắn liền với công tác sưu tầm và bảo vệ tài liệu Hán Nôm trong nước, công tác từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới trong Điều 4 của Sắc lệnh số 65 ngày 23. 11. 1945 ấn định nhiệm vụ của Đông Dương Bác cổ Học viện “Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”…
Kỹ thuật và phương phát nghiên cứu
Seminar về “Số hóa tư liệu Hán Nôm” |
Dĩ nhiên, sưu tầm là để khai thác, bảo tồn là để nghiên cứu, nên để theo kịp với trình độ chung quốc tế thì Hán Nôm học Việt
Bên cạnh đó, đọc một số công trình nghiên cứu Hán Nôm hiện nay, dễ nhận ra dáng vẻ đồng nhất tới mức giống như đơn tuyến về phương pháp và đơn điệu về thao tác. Có người từng đùa cợt định nghĩa rằng “Hán Nôm học là một nghề thủ công truyền thống”. Tuy nhiên dường như đây cũng là thực trạng của không ít bộ môn khoa học xã hội và nhân văn khác ở Việt
Đào tạo và phát triển con người
Sau cùng, một nội dung không thể không nói tới trong việc quốc tế hóa ngành Hán Nôm học hiện nay là việc đào tạo đội ngũ nghiên cứu. Đây là một vấn đề gói ghém trong nó nhiều nạn đề cả học thuật lẫn xã hội, cả của ngành Hán Nôm học lẫn của hệ thống giáo dục và đào tạo, nhưng chính vì vậy mà cần có nhiều người tham gia để có thể được giải quyết một cách mau lẹ và tận gốc. Có nhiều lý do của sự giảm sút chất lượng đào tạo ở Việt
Gần đây ở Hà Nội xuất hiện một Câu lạc bộ thư pháp chữ Hán được nhiều sinh viên tham gia và báo chí ca ngợi, nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì phụng múa rồng bay trên mực tàu giấy đỏ chỉ là chuyện “điêu trùng” ít tính thực tiễn vì chữ Hán không còn là chữ viết chính thức của quốc gia. Người Việt Nam có mất đi truyền thống thư pháp chữ Hán (nếu thực sự có một truyền thống như vậy) cũng không sao vì Hán Nôm học Việt Nam không thể phát triển trên một đội ngũ viết chữ Hán có hoa tay, nhưng nếu không có được một đội ngũ nghiên cứu Hán Nôm có năng lực đưa lại cho các giá trị văn hóa Hán Nôm một đời sống tự nhiên trong xã hội hiện đại thì đó mới thực sự là tai họa. Cho nên phải đào tạo những người nghiên cứu Hán Nôm theo hướng “dạy cách học” ngay từ khi họ còn ngồi trong trường Đại học, nghĩa là việc truyền đạt kiến thức sách vở phải đi liền với việc hướng dẫn phương pháp tư duy.
Cũng có một điều trái khoáy cần nói là nhiều người làm nghiên cứu sinh Hán Nôm hiện nay lại học tiếng Anh, trong khi để mở rộng sự tiếp cận với hệ thống di sản Hán Nôm Việt
Nhìn các nhà nghiên cứu Hán Nôm miệt mài trên tư liệu, cặm cụi với văn bản qua năm này tháng khác, người ta thường có cảm giác là họ xa cách với thực tế, lạc lõng với thời cuộc trong một thứ tháp ngà học thuật. Nhưng tuy không đứng ở hàng đầu trên lãnh vực phát triển kinh tế, trong hoàn cảnh kinh tế hàng hóa và xu thế hội nhập hiện nay họ lại là những người đóng vai trò tiên phong trong việc góp phần duy trì “gene văn hóa truyền thống” trong văn hóa Việt Nam đồng thời chuyển tải “gene văn hóa Việt Nam” vào văn hóa quốc tế. Cho nên ngành khoa học này phải được xã hội và chính quyền quan tâm thích đáng và hỗ trợ cụ thể hơn nữa, bởi cái dáng vẻ giống như âm thầm trong việc đi tìm sự đồng điệu với quá khứ ấy chính là hình ảnh thu nhỏ mà sắc nét cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam hiện nay trên hai phương diện: Trở lại chính mình và Vượt khỏi chính mình…